Hiển thị các bài đăng có nhãn Wikipedia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Wikipedia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Làng Mai



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
10/7/2012

Làng Mai, nguyên tên là Đạo tràng Mai thôn là một cộng đồng tập thiền thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất (tiếng Pháp: Eglise Boudhique Unifieé)[1] ở Tây Nam nước Pháp, cách thủ đô Paris 600 km. Cộng đồng này do thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập với chủ đích làm nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo của Việt Nam cho mọi người muốn tìm hiểu về thiền kể cả người gốc Việt ở Pháp. Ngôi làng có diện tích 1 km², chia thành nhiều xóm với những tên gọi mang đậm màu sắc Việt như: Xóm Thượng, Xóm Trung, Xóm Hạ, Xóm Đoài…

Thích Nhất Hạnh


Thích Nhất Hạnh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Ngày sinh:        11 tháng 10, 1926 (85 tuổi)
Nơi sinh:          Việt Nam
Tên thật:           Nguyễn Xuân Bảo
Trường phái:    Mahayana
Nhánh: Lâm Tế Dhyana/Zen (thế hệ 42)
Dòng:   Liễu Quán (thế hệ 8)
Order:  Order of Interbeing
Vinh dự: Được đề cử Giải Nobel Hòa bình
năm 1967
Trích dẫn: Quan sát thật sâu sắc để xóa bỏ
biên giới giữa những ý niệm
của chúng ta và thực tại.

Quán Thế Âm Bồ Tát


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara, ja. kanzeon; bo. spyan ras gzigs སྤྱན་རས་གཟིགས་), cũng gọi là Quán Tự Tại, Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) quan trọng nhất trong Đại thừa (sa. mahāyāna). Có nhiều luận giải khác nhau về nguyên nghĩa tên ngài. Có người hiểu “īśvara” là một “người nam” quán chiếu thế giới, có người hiểu “svara” là “Âm”, tức là vị Bồ Tát lắng nghe mọi tiếng thế gian.

Quan Âm


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quan Âm (zh. 觀音, ja. kannon), nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara) tại Trung Quốc, Việt Nam và các nước lân cận. Phật tử Trung Quốc thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền (zh. 普賢, sa.samantabhadra), Địa Tạng (zh. 地藏, sa. kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī).
Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.

Nguyễn Quang Riệu



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Quang Riệu (sinh năm 1932 tại Hải Phòng) là nhà vật lý thiên văn Việt kiều hiện đang định cư tại Pháp.

Mạn-đà-la



 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mạn-đà-la (dịch âm theo tiếng Trung: 曼陀羅; gốc tiếng Phạn: 梵語:मण्डल maṇḍala, मंड "tinh túy" + "chứa đựng") là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ.

Mật tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mật tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật Tông với Kim cương thừa (Vajrayāna).

Pháp luân


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Pháp luân (zh. 法輪, sa. dharmacakra, pi. dhammacakka) nghĩa là bánh xe pháp. Thuật ngữ "bánh xe" xuất phát từ chữ cakra trong tiếng Phạn, là một loại vũ khí của Ấn Độ thời cổ đại. Do vậy, pháp luân là vũ khí để hàng phục mọi tà kiến ngoại đạo – là giáo lí của đức Phật.
Trong đạo Phật, pháp luân tượng trưng cho giáo pháp của đức Phật, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo.

Pháp luân thường được vẽ như một bánh xe tám nhánh, tượng trưng cho Bát chính đạo (xem Tám báu vật).
Truyền thuyết cho rằng, pháp luân được chuyển ba lần:
Phật giảng pháp lần đầu sau khi đạt chính quả tại Lộc uyển
Lúc thành hình giáo pháp Đại thừa
Lúc thành hình giáo pháp Kim cương thừa (sa. vajrayāna).

Vô thường 2


Vô thường

Vô thường (無常; sa. anitya; pi. anicca) nghĩa là "không chc chn", "thay đổi", "không trường tồn". Vô thường là một trong ba tính chất (Tam pháp ấn, sa. trilakaa) ca tt c s vt. Vô thường là đặc tính chung ca mi s sinh ra có điu kin, tc là thành, tr, hoi không (sinh, tr, d, dit) . T tính vô thường ta có th suy lun ra hai đặc tính kia là Khổ (sa. dukha) và Vô ngã (sa. anātman). 

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Triết học Khổng Tử

65.2
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân).

Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc. Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng. Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác).

Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu quá khứ . nói về triết học của đức Khổng Tử . Có hai chủ thuyết là nhân sinh quan và vũ trụ quan . Nhân sinh quan có hai mặt là cơ xuất thế và cơ nhập thế .

Cơ nhập thế là nói về mười lăm đức , con người phải có đức, nếu không có đức con người có khác gì cầm thú . Còn về cơ xuất thế là tánh mạng song . Cụ thể trong Trung Thiên dịch , là cơ năng chuyển hóa từ hậu thiên trở về với Thiên tiên .Trong quẻ Bát Thuần Càn có câu , Càn đạo biến hóa các Chánh tánh mạng , bảo hiệp Thái hòa mải lợi tring .....

Con người có tánh, tức là có tâm hồn là thần trí của ta nó là thể vô hình . còn mạng ta , tức là hình thể xác thân là khí huyết . Bên Đạo Giáo gọi là Thần Khí , bên phật giáo gọi là Tâm tức .

Về vũ trụ quan 
tư tưởng của Ngài là thể hiện bằng tám quẻ . Càn là Trời , Khôn là Đất , Ly là mặt Nhật , Khảm là mặt Nguyệt ... Như vậy tư tưởng triết lý của Ngài rất siêu nhiên.

Đạo đức

Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà Thiên thượng (Trời) chế định cho con người, lấy đó mà biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm.

Đối với Khổng tử, nghĩa ( []) là nguồn gốc của lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn.

Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại. Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.

Cũng như lễ xuất phát từ nghĩa, thì nghĩa cũng xuất phát từ nhân (). Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của nghĩa.

Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác"


Chính trị

Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: 1. "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục.

Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB Quân đội Nhân dân 2003) Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.

Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của những nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu.

Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phải đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm.

Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.