Hiển thị các bài đăng có nhãn Buddhadasa Bhikkhu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Buddhadasa Bhikkhu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Phải luyện tập như thế nào để thường trú trong tánh không (Phần 3)


Bìa quyển sách "Cốt lõi của cội Bồ-đề"

CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 

Buddhadasa Bhikkhu 

Hoang Phong chuyển ngữ

Lời giới thiệu của người dịch:

Trong một quyển sách nhỏ nhưng rất nổi tiếng mang tựa là "Cốt lõi của cội Bồ-đề", vị đại sư Thái Lan Buddhadasa (1906-1993) đã điểm qua những gì chính yếu và thiết thực nhất trong giáo huấn của Đức Phật. Quyển sách gồm ba phần, hai phần đầu mang ít nhiều tính cách lý thuyết. Phần thứ ba gồm các cách áp dụng và luyện tập nhằm giúp thực hiện những điều đã được trình bày trong hai phần đầu. Với hy vọng giúp người đọc dễ theo dõi bản gốc, người dịch mạn phép được ghép thêm một vài lời ghi chú nhỏ, được viết bằng chữ nghiêng và đặt trong hai dấu ngoặc.


Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Tánh Không là gì

Buddhadasa Bhikkhu 



CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 

TÁNH KHÔNG LÀ GÌ 

Buddhadasa Bhikkhu 

(Hoang Phong chuyển ngữ)



Lời giới thiệu của người dịch:

Tánh không là một chủ đề thật quan trọng và chủ yếu trong giáo lý Phật Giáo, nhưng cũng phức tạp, cao thâm và khó nắm bắt, bằng chứng là khái niệm về tánh không cũng đã được hiểu khác nhau giữa Phật Giáo Theravada và các học phái Phật Giáo Đại Thừa.

Tánh không cũng là một khái niệm đặc thù và độc đáo nhất trong giáo lý Phật Giáo. Thật vậy, không có một nền văn minh nào, một hệ thống tư tưởng nào, một triết học nào, một tôn giáo nào, một khoa học nào nêu lên khái niệm này ngoài Phật Giáo. Đấy là một khái niệm vượt lên trên tất cảcác tôn giáo, kể cả "Phật Giáo" dưới các hình thức "tín ngưỡng" mang tính cách đại chúng. Ngày nay khái niệm về tánh không, cũng như một số các khái niệm khác của Phật Giáo, vẫn còn tiếp tục làm các nhà tư tưởng, các triết gia, học giả, khoa học gia... thuộc mọi lãnh vực trên toàn thế giới kinh ngạc.