Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền định. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Năm Lời Khuyên Dạy Về "Thiền Định" Bằng Hành Động

Năm Lời Khuyên Dạy Về "Thiền Định" Bằng Hành Động


  • Hoang Phong
Share on facebook

NĂM LỜI KHUYÊN DẠY VỀ "THIỀN ĐỊNH" 
BẰNG HÀNH ĐỘNG
Nên chọn thiền định hay chọn hành động?
Tài liệu giảng dạy của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu
(http://www.bouddhismes.net/node/725)
Hoang Phong chuyển ngữ

ngoithien22Phép "thiền định" bằng tư thế ngồi yên tương đối được nhiều người biết đến. Đấy là phương cách thích hợp nhất giúp người tu tập phát huy các phẩm tính của tâm thức: đấy là cách ngồi, giữ yên lặng, chọn một nơi kín đáo... Thế nhưng ngoài những lúc thiền định ra thì người tu tập lại phải hội nhập với cuộc sống bình thường, trở về với các sinh hoạt thường nhật, tất nhiên là không tránh khỏi phải hành động... Vậy phải làm thế nào bây giờ?
Một bản kinh thật chủ yếu là Tứ Niệm Xứ (Satipattana-sutta) khuyên phải tập trung sự chú tâm và quán thấy vào từng cử chỉ "thông thường": chẳng hạn như "khi đi tới hay đi lui..., khi nhìn thẳng hay nhìn chung quanh..., khi co hay duỗi thẳng chân tay..., khi ăn, khi uống, khi nhai hay đang lúc tận hưởng thức ăn..., khi đại tiện hay tiểu tiện..., khi đang bước hay đứng lại, khi đang ngồi, đang chìm vào giấc ngủ, hay lúc vừa thức giấc, khi mở lời để nói hay giữ sự câm nín..., thì người tu tập cũng đều phải thực thi với tất cả sự chú tâm và quán thấy". Tuy nhiên cách tu tập như vừa kể gần như chỉ có thể thực hiện được trong khi tham gia các khóa tu học thật tích cực! Vậy thì ta phải làm gì đây trong cuộc sống thường nhật, nhất là đối với những người thế tục, "một người chủ gia đình" chẳng hạn, họ còn phải lo toan đủ mọi trọng trách và đảm đang bổn phận đối với xã hội, gia đình, nghề nghiệp...? Đức Phật không phải là không nhìn thấy những khó khăn ấy và Ngài đã đưa ra một số lời khuyên dạy - tùy theo kinh sách sẽ gồm có bốn hay năm lời khuyên dạy khác nhau - nhằm đưa ra một "căn bản thiết yếu cho việc luyện tập", căn bản này còn được gọi là "con đường luyện tập" (sikkha-pada). Những lời khuyên dạy đó hoàn toàn thuộc vào nền giáo huấn đặc thù của Phật Giáo, và trong số này có thể nêu lên "ba điều khuyên dạy" mà nhiều người biết đến, đấy là những gì được nêu lên trong một tiết thơ trong Kinh Pháp 
 (Dhammapada): "Không làm điều xấu, thực hiện điều thiện, tinh khiết hóa tâm thức của chính mình, đấy là giáo huấn của Đức Phật".

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Nói chuyện thiền định, Nhưng quý vị có hiểu thiền định là gì không?

nguoiphattu.com - Chúng ta nên hiểu rằng thiền định trong Phật Giáo mang một ý nghĩa thật chính xác: một phép tu tập tâm linh thật trọn vẹn hướng vào mục đích giải thoát tâm thức con người khỏi mọi sự kiềm tỏa của các nguyên nhân gây ra khổ đau.

Lời giới thiệu của người dịch:

Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.

Qua dòng lịch sử phát triển của Phật Giáo phép luyện tập này cũng đã bị biến dạng và trở nên khá phức tạp. Trong khi ở Á Châu chỉ có một thiểu số người tu tập thực hiện việc hành thiền, thì trái lại ở thế giới Tây Phương gần như hầu hết những người tu tập đều đến với Phật Giáo bằng con đường thiền định. Thế nhưng ở phương Tây thiền định cũng đã bị hiểu lầm và lạm dụng không ít. Các vấn đề trên đây đã được một học giả người Pháp là Philippe Cornu nêu lên trong một bài viết ngắn được chuyển ngữ dưới đây.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Phải luôn ghi nhớ là thiền định gồm có ba phép luyện tập (bài 3)

nguoiphattu.com - Những gì trên đây cho chúng ta thấy rằng cả ba tông phái tuy nhìn vấn đề thiền định từ ba góc cạnh khác nhau, thế nhưng trên căn bản thì các phương pháp tiếp cận của cả ba tông phái thật hết sức gần nhau và chủ đích cũng chỉ là một: giải thoát cho tâm thức khỏi mọi sự vướng mắc, ô nhiễm và bấn loạn, giúp tâm thức tìm về với bản thể vắng lặng và nguyên sinh của nó.

Bài 3 

Như một dòng nước lặng lẽ trôi

Bài giảng tại chùa Wat Tum Saeng Pet
vào dịp kiết hạ năm 1981
Tỳ kheo Khất Sĩ Ajahn Chah
Bản dịch tiếng Pháp: Jeanne Schut
Chuyển ngữ: Hoang Phong


Tỳ kheo Khất Sĩ Ajahn Chah (1918-1992)

Ajahn Chah (1918-1992) là một nhà sư nổi tiếng của Thái Lan và cũng được xem là một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX. Cách thuyết giảng trực tiếp, minh bạch và dễ hiểu của ông đã thu hút được đông đảo người nghe. Kiến thức uyên bác của ông cũng đã góp phần giúp cho Phật Giáo Thái Lan tiến một bước thật dài trong thế kỷ XX, và đã tạo thêm nhiều uy tín cho Phật Giáo Theravada nói chung trong thế giới Tây Phương.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Phải luôn ghi nhớ là thiền định gồm có ba phép luyện tập (bài 2)

nguoiphattu.com - Zazen (Za là ngồi, Zen là thiền định) có nghĩa là ngồi lên một cái gối (tọa cụ), hai chân bắt tréo vào nhau, toàn thân giữ thẳng. Ngồi xuống là một việc thật quan trọng và phải làm trước nhất. Các chi tiết khác của tư thế ngồi - chẳng hạn như phải bắt tréo hai chân như thế nào, hai bàn tay phải đặt lên nhau như thế nào, mắt phải hướng ra trước mặt như thế nào, v.v...

                    Zazen hay tư thế ngồi thiền

                                            Thiền sư Pierre Dôkan Crépon

Thiền sư Pierre Dôkan Crépon (1953-)
Bài dưới đây được trích từ một quyển sách của thiền sư Pierre Dôkan Crépon mang tựa là " Nghệ thuật ngồi thiền" (L'Art du zazen, nxb Sully, 2012), trình bày một vài khía cạnh của phép luyện tập zazen và cũng là cốt lõi của cả học phái Tào Động (Sôtô). Đối với học phái này thì zazen hay tư thế ngồi thiền (nghĩa từ chương của chữ zazen là "thiền định bằng cách ngồi") không đơn giản chỉ là một phương pháp hay một công cụ giúp mang lại một thể dạng tâm thần đặc biệt nào cả, mà đúng hơn là một cách phát lộ trực tiếp bản thể giác ngộ của người tu tập. Quan điểm đó được diễn tả bằng một câu tóm lược như sau: "sự luyện tập và sự thực hiện cũng chỉ là Một thứ", thật vậy toàn bộ giáo huấn zazen cũng chỉ căn cứ vào ý nghĩa của câu ngắn gọn này. 


Pierre Dôkan Crépon luyện tập thiền định từ năm 20 tuồi, được chính thức thụ phong tỳ kheo với Thiền sư Taisen Deshimaru vào năm 1975. Sau đó ông xin thụ giáo với Thiền sư Shinzan Egawa Jenzi và cùng tu tập với vị này ở ngôi chùa Sojiji rất nổi tiếng ở Nhật. Ông từng là chủ bút tập san "Zen" của Hội Thiền Học Quốc Tế (AZI) từ năm 1977 đến 1987, và cũng từng là chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp từ năm 2003 đến 2007, và hiện là đương kim chủ tịch Hội Thiền Học Quốc Tế.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Phải luôn ghi nhớ là thiền định gồm có ba phép luyện tập (bài 1)

nguoiphattu.com - Một tập san Phật giáo vừa được ra mắt ở Pháp vào tháng 9 năm 2013 và trong số đầu tiên đã đặc biệt nêu lên chủ đề thiền định. Bài mở đầu do một học giả Pháp rất lỗi lạc là Philippe Cornu viết (đã được chuyển ngữ), nêu lên một vài nét chính yếu của phép luyện tập này, và tiếp theo đó là một loạt các bài viết khác xoay quanh cùng chủ đề.

Phải luôn ghi nhớ là thiền định gồm có ba phép luyện tập (bài 2)
Nói chuyện thiền định, Nhưng quý vị có hiểu thiền định là gì không?
Triết lý sống của người Phật tử Việt nam
Quan điểm của Phật Giáo trước sự đau đớn và bệnh tật (Bài 3)

Lời giới thiệu của người dịch

Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.

Một tập san Phật giáo vừa được ra mắt ở Pháp vào tháng 9 năm 2013 và trong số đầu tiên đã đặc biệt nêu lên chủ đề thiền định. Bài mở đầu do một học giả Pháp rất lỗi lạc là Philippe Cornu viết (đã được chuyển ngữ), nêu lên một vài nét chính yếu của phép luyện tập này, và tiếp theo đó là một loạt các bài viết khác xoay quanh cùng chủ đề. Tập san mang tựa là Regard Bouddhiste, có thể tạm dịch là Hướng nhìn Phật Giáo.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Não bộ trong lúc thiền định

(VHPG) Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định. 

Nhiều nhà nghiên cứu thần kinh học đã chứng tỏ rằng hoạt động ở một số vùng của não bộ trong lúc thiền định thực sự có khác biệt nơi những người thiền định đều đặn, và những bằng chứng mới nhất cho rằng những biến đổi ấy có thể xảy ra trong khoảng thời gian ít hơn tám tuần. 

Những khám phá này tỏ ra là không tương thích với những gì người ta đã biết về cấu trúc của não bộ nơi người trưởng thành. Người ta vẫn tin rằng vào một lúc nào đó không lâu sau thời gian từ 25 đến 30 tuổi, sự tăng trưởng và phát triển ở não bộ thật sự chấm dứt. Kể từ lúc đó não bộ trở nên ngày càng nhanh chóng bị hư hoại bởi tuổi tác và những thương tổn, và sự xuống dốc của não bộ là bắt đầu từ mức tăng trưởng và phát triển cực độ đó. Nhưng những nghiên cứu mới đây về thiền định cho rằng tình trạng đáng buồn ấy không phải là điều không thể tránh được; vì sự thực hành thiền định liên kết với các biến đổi ở những vùng riêng biệt của não bộ có tính cách thiết yếu cho sự chú ý, việc học tập, và sự điều hòa cảm xúc.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Bệnh tâm thần & thiền định

Mỹ Thanh dịch


Bất cứ người nào theo học khóa thiền Vipassana trong vòng mười ngày, đều có thể nhìn thấy sự sai lầm về mặt này của khoa tâm lý học hiện đại. Anh ta biết ngay từ kinh nghiệm bản thân là các sự kiện tâm lý nội tại có thể được quan sát trực tiếp. Mỗi thiền sinh của Vipassana đều trở thành một bác sĩ tâm lý thực thụ cho chính mình. Và xuyên qua môn khoa học thuần khiết về quán sát tự thân, anh ta bắt đầu thoát khỏi đau khổ.

Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Thiền Định Sáng Suốt Thực Tiễn

Venerable Mahāsi Sayādaw

 Dịch Việt : Mỹ Thanh


Trong kinh Mahā Satipatthāna Sutta ( Đại Tập Kinh), đức Phật đã nói, « Hãy thực tập suy ngẫm về thân, suy ngẫm về cảm giác, tâm thức và đối tượng của tâm thức. » Nếu không có sự chỉ dẫn từ một vị thầy có đủ tư cách, thì thật không phải dễ cho một người bình thường thực tập những suy ngẫm nầy một cách có hệ thống, để có thể tiến bộ, phát triển sự chú tâm và sự sáng suốt của chính niệm.

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Não bộ trong lúc thiền định

MICHAEL BAIME – TÂM LẠC dịch

Đi tiên phong trong việc trình bày về tác động của thiền định trên cấu trúc của bộ não là nhà nghiên cứu thần kinh học Sara Lazar thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts.

Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định. Nhiều nhà nghiên cứu thần kinh học đã chứng tỏ rằng hoạt động ở một số vùng của não bộ trong lúc thiền định thực sự có khác biệt nơi những người thiền định đều đặn, và những bằng chứng mới nhất cho rằng những biến đổi ấy có thể xảy ra trong khoảng thời gian ít hơn tám tuần.