Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống muôn màu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống muôn màu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Đến Nepal nghĩ về sự sống là thiêng liêng

Nguyễn Tường Bách

Nepal chỉ là một nước nhỏ nằm giữa hai cường quốc khổng lồ và đông dân nhất thế giới, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Với dân số khoảng 30 triệu người, Nepal đóng vai trò phụ thuộc trong lịch sử phát triển của hai nền văn hóa tại hai nước lớn đó, vốn là hai nền văn hóa lâu đời nhất của loài người.

Thực vậy, trong thời cổ đại, vì biên giới của Nepal không được xác định rõ, miền đất này chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai nước lớn nằm hai bên sườn Hy Mã Lạp Sơn, phía Nam bên này là Ấn Độ, phía Bắc bên kia là Tây Tạng.

Nghe qua, ta có thể tưởng Nepal là nơi không có gì đáng chú ý. Thế nhưng, những ai đã đến thăm Nepal sẽ thấy đây là miền đất vô cùng thú vị. Thực tế, Nepal chính là chiếc cầu bắc từ bình nguyên Ấn Độ đi cao nguyên Tây Tạng. Mà Ấn Độ và Tây Tạng đều là hai vùng có truyền thống sâu sắc của Phật giáo. Do đó, đến Nepal, nếu có chút tâm yên tĩnh, ta có thể cảm nhận nhiều điều vô cùng sâu lắng.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Bay theo hình chữ V

Khi thấy những bầy ngỗng bay về phương Nam để tránh rét theo hình chữ V, bạn có tự hỏi vì sao chúng lại bay như thế?

Bởi lẽ, khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được khoảng 70% sức lực so với khi chúng bay riêng lẻ.

Mỗi khi bay lạc khỏi hình chữ V, ngỗng nhanh chóng cảm thấy những khó khăn của việc bay một mình và lập tức trở lại đàn bay theo hình chữ V như cũ để được hưởng những ưu thế bay theo đàn.

Lúc con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí phía sau bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ lên dẫn đầu.

Tiếng kêu của bầy ngỗng từ phía sau sẽ động viên những con đi đầu giữ vững tốc độ của chúng.
Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương không thể bay theo, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi đàn để cùng hạ xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương có thể bay được hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương Nam. (Theo Nghệ thuật sống)

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Vấn đề ý nghĩa hoa sen

Hỏi: Kính bạch thầy, mỗi khi vào chùa nhìn lên bàn Phật, thấy tượng Phật ngồi trên tòa sen, nhưng thú thật con không hiểu ý nghĩa của hình ảnh hoa sen như thế nào? Mà khi vào chùa nhìn đâu cũng thấy hoa sen cả. Kính mong thầy giải thích cho chúng con hiểu. Con cám ơn thầy.

Đáp: Điều thắc mắc của Phật tử về vấn đề ý nghĩa tiêu biểu của hình ảnh hoa sen, thật là hữu lý và rất thú vị. Vì ý nghĩa của hoa sen, trong nhà Phật giải thích rất rộng và rất quý trọng hoa sen. Có thể nói hoa sen là một đặc trưng mà phần lớn rãi rác trong các kinh điển Phật giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến. Một bộ Kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua, chẳng những đọc tụng thôi mà còn quan tâm nghiên cứu học hỏi nữa, đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Ngoài ra, hoa sen còn được biểu trưng qua những lãnh vực khác mang tính đặc thù văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc theo Phật giáo. Nhứt là đối với các nước Phật giáo Á Châu. Đối với các nước Phật giáo Á Châu, tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam… hoa sen được trưng bày trong chùa hoặc qua các phù hiệu cờ đoàn hay các phù hiệu khác của một vài đoàn thể trong Phật giáo. Như đoàn thể Gia Đình Phật Tử chẳng hạn. Và trong các Tông phái Phật giáo có một Tông lấy hoa sen mà đặt tên cho một Tông phái, đó là Tịnh Độ Tông, còn gọi là Liên Tông. Như vậy, cho chúng ta thấy một cách khái quát rằng, hình ảnh hoa sen trong Phật giáo cái thâm nghĩa của nó quan trọng đến ngần nào. Vì thế, ở đây, chúng tôi chỉ xin giải thích một cách khái lược qua một vài đặc tính tiêu biểu mang tính ẩn nghĩa trong giáo lý Phật giáo mà thôi.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Lửa tam muội - góc nhìn khoa học và Phật giáo

Theo một số tài liệu của Phật giáo, lửa tam muội là hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể, nhiệt độ có thể lên đến cực cao. Khoa học cũng đã lý giải hiện tượng này dưới cái tên năng lượng hoặc điện từ.

Vật thể là năng lượng

Cách đây khoảng 75 năm, Albert Einstein đã khẳng định rằng Vật chất là Năng lượng mà công thức E = mc2 là bằng chứng. Con người là một Vật thể mà Vật thể tức là Năng lượng. Ai cũng biết trong người có nhiệt lượng, và nhiệt lượng được gọi là thân nhiệt. Nhiệt lượng là do sự hô hấp (Combustion lente) và thúc ăn có calories tạo nên.

Năng lượng được hai cơ quan vi tế và tinh xảo nhất trong các tế bào của con người tạo ra. Cơ quan thứ nhất là Mitochondrion mà tôi tạm dịch là vi năng tử, tức là những nhà máy vi ti phát sinh năng lượng và phân tử Protein F1-ATPase, hay là cánh quạt máy thiên nhiên và vi ti nhất (...)

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

“Hơi thở minh triết” & Một số trang sách nói về tâm linh của nhà Khoa học

"Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộcsống, là Thiền; mang năng lượng tích cựccó lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa tuệ-tâm linh chung của tất cả

PHẦN A.-

HƠI THỞ MINH TRIẾT

(Bài vè thực hành)



Thở vào, cảm nhận hơi vào

Thở ra, cảm nhận hơi ra

Chú tâm lắng nghe hơi thở

Vọng tâm vọng tưởng dần xa


Toạ thiền hoặc không toạ thiền

Miễn sao ngồi thật an nhiên

Thở đều, hơi dài và nhẹ

Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Phật Giáo - Khoa học và năng lượng Âm lưu

Khoa học tiến bộ mỗi ngày một vượt trội, từ buổi sơ khai đi bộ, băng rừng cho đến phát minh máy nổ nối dài bước chân trên biển và đất liền, vượt không gian, trải qua nhiều thử nghiệm và khắc phục những sai sót sơ đẳng...


Lời đầu

Khoa học tiến bộ mỗi ngày một vượt trội, từ buổi sơ khai đi bộ, băng rừng cho đến phát minh máy nổ nối dài bước chân trên biển và đất liền, vượt không gian, trải qua nhiều thử nghiệm và khắc phục những sai sót sơ đẳng, cho đến khi lên các hành tinh, đúc kết một quá trình miệt mài lao động, học hỏi không ngơi nghỉ, những thành tựu đó quả là to tát; 

Khoa học thực nghiệm lần dò từng bước, khoa học viễn tưởng vạch những phương hướng xa vời, đều nói lên tính cầu tiến và thăng hoa.  Chắc chắn, với bước đi cần mẫn như vậy, sẽ chuyển từ vật chất hiện thực hữu hình sang một dạng vật chất vô hình một cách logic.  Lúc bấy giờ, tự thân khoa học sẽ trả lời tính đồng thể của duy vật và duy tâm.  Một thời gian dài con người ngỡ chừng chúng là hai mặt mâu thuẫn, hai đối cực, nhưng lại gặp nhau ở một điểm chung. Chúng đi dần đến điểm khởi nguyên mà Đạo gọi là vô cực, Phật Giáo gọi là bản lai.   

Ngày ấy, khoa học giúp con người trở về với những hoạt tính uyên nguyên, sống với đạo, sinh hoạt trong đạo.  Hòa nhập với nguyên lý vũ trụ một cách nhẹ nhàng, không đi ra khỏi đạo, mà có khuynh hướng trở vào trung tâm của đạo.  Đạo đây không là tôn giáo, mà là một nguyên lý ban sơ, cũng từ đó, con người đã phóng xuất tha hóa, đi hoang suốt hàng tỷ năm ánh sáng, tự mình đày đọa, làm khổ, đi vào vùng tối.

    Phật giáo đã cố gắng đưa con người trở lại đúng quỹ đạo, nhưng thật vất vả và chậm chạp.  Thậm chí, lý tưởng khởi nguyên của đức Phật bị thời gian, hoàn cảnh xã hội và căn trí con người làm biến dạng, xuống cấp, trở thành một tôn giáo trần tục.   Mục đích ban đầu là thoát ly trở thành vướng mắc, trầm mịch, phục vụ cho những gì tầm thường nhất của con người kéo đẳng cấp thoát ly xuống ngang tầm nghiệp lực của chúng sanh; 

Một điểm chung gặp gỡ giữa khoa học và Phật giáo một cách lạ kỳ, đó là điểm hẹn tận cùng của giải thoát ra khỏi những ràng buộc ô trược của vật chất thô, sang lãnh vực vi tế mà chúng ta quen gọi là siêu hình, vô hình.  Nhưng sự thật, dưới cặp mắt khoa học, đó là một dạng năng lượng khác, năng lượng của âm thanh và ánh sáng, năng lượng cực mạnh, tác động mãnh liệt hơn khối vật chất thô thiển mà con người xử dụng bấy lâu. Đây là điều mới lạ đối với khoa học và những người thường, nhưng là điều thường hằng của Phật giáo mà chưa được diễn dịch sang ngôn ngữ khoa học hay ngôn ngữ hiện đại.  Ta thử vào vấn đề để tìm mẫu số chung mà khoa học và PG sẽ gặp nhau cuối đường hầm.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

BỘ TỘC BISHNOI, MẸ CỦA MỌI LOÀI

Nơi người dân cho thú nuôi bú sữa như con đẻ

Những cư dân của bộ tộc này được coi là những nhà bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của nhân loại...
Ít ai biết rằng, trên thế giới hiện nay còn tồn tại một cộng đồng người không ăn thịt động vật, sống trong sự hài hòa và luôn bảo vệ thiên nhiên... Họ được coi là những nhà bảo vệ môi trường đầu tiên trên Trái đất. Cộng đồng người đó mang tên Bishnoi. 



Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tìm gặp vô thường

Nguyên Tịnh

Vô thường. Hai từ ấy thôi, mỗi lúc được nói lên là khiến cho những người có mặt gợi nhớ cảm giác gì thật rụng rời và mất mát.

Ngày xưa, mỗi lần tôi nghe hoặc nhớ nghĩ nhiều về vô thường, trong tôi cũng trào dâng cảm giác bất an, muốn chạy trốn, muốn vứt bỏ tất cả, thấy như mọi nguồn sống trong mình phút chốc bị chiếm đoạt, phút chốc tất cả như bị tê liệt, và phút chốc thấy ta trở thành tên nô lệ thật trớ trêu cho thân phận vô thường. Lúc đó, tôi chỉ là một chú bé cỏn con long nhong cùng lớp học.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Học theo hạnh của đất

Nhẫn - thư pháp chữ Hán
Các sự vật, hiện tượng hiện hữu trong cuộc đời này đều có một giá trị, một ý nghĩa nhất định. Tất cả chúng đều góp phần tạo nên cuộc sống. Nếu tiếp xúc với mọi vật bằng sự quán chiếu thì chúng ta sẽ “nghe” được những đạo lý từ chính các sự vật ở trong cõi đời này chứ không chỉ ở cõi Cực lạc của Đức Phật A Di Đà mới có thể nghe. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp xúc với đất để “lắng nghe” tiếng lòng của đất, và học từ đất nhiều điều bổ ích, giá trị.


Đặc tính đầu tiên đáng để mọi người học tập đó là tính chịu đựng của đất. Dù người ta đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm; hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy, hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ; hay thậm chí là người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ, mừng rỡ mà cũng không chán ghét, tủi nhục, không hề có sự phản kháng hay chống đối, cũng chẳng mảy may có sự vướng lụy. 

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Nghệ thuật sống hạnh phúc

Giác Ngộ - Nghệ thuật sống hạnh phúc là nghệ thuật tạo dựng và duy trì hạnh phúc. Trong đời sống hàng ngày chúng ta có những cảm thọ, những cảm thọ dễ chịu hay những liên hệ trực tiếp với những cảm thọ dễ chịu ấy. Chúng ta có thể hình dung hạnh phúc là những bông hoa trong khu vườn mà người làm vườn có thể chế tác được. Nếu người làm vườn có thể chế tác được những bông hoa thì người hành giả cũng có thể chế tác được hạnh phúc.

Trong một khu vườn, chúng ta thấy có hoa và có rác. Người làm vườn biết chế tác những bông hoa nhưng cũng biết xử lý những cọng rác. Giữa hoa và rác có sự liên hệ. Trong khi chế tác bông hoa, người làm vườn có thể sử dụng rác để làm phân nuôi dưỡng hoa. Nghệ thuật xây dựng và duy trì hạnh phúc có liên hệ đến nghệ thuật xử lý khổ đau. Nếu không có khả năng xử lý khổ đau thì ta cũng không có khả năng tạo dựng hạnh phúc. Hai công việc đó có liên hệ với nhau. Chủ đề Nghệ thuật tạo dựng hạnh phúc có liên hệ mật thiết với chủ đề Nghệ thuật xử lý và chuyển hóa khổ đau, chúng đan xen vào nhau. Khi biết tạo dựng hạnh phúc thì đồng thời ta biết xử lý và chuyển hóa khổ đau. Khi biết xử lý và chuyển hóa khổ đau thì đồng thời ta cũng biết tạo dựng hạnh phúc. Tuy là hai công việc nhưng kỳ thực chỉ là một. Nghệ thuật xử lý khổ đau là nghệ thuật tạo dựng hạnh phúc tại vì, hạnh phúc là sự vắng mặt của khổ đau và khổ đau là sự vắng mặt của hạnh phúc.

Cuộc sống cũng như...pha trà


Life is like making tea!
Boil your ego
Evaporate your worries
Dilute your sorrows
Filter your mistake and,
Get taste of happiness

“ Cuộc sống cũng giống như pha trà
Nấu sôi cái tôi
Bốc hơi điều lo lắng
Pha loãng những muộn phiền
Thanh lọc những lỗi lầm
Và…
Nếm hương vị hạnh phúc.”

Cuối giờ Pháp thoại, vị Giáo thọ tặng chúng tôi bài thơ trên. Một bài thơ tiếng Anh chẳng biết tác giả là ai được dịch ra tiếng Việt như thế. Với tôi, bài thơ hay quá, nó gợi cho tôi nhiều suy nghĩ thú vị. Trong cuộc sống của chúng ta, lúc nào ta cũng bị bản ngã trói chặt. Bản ngã có mặt sai sử ta trong tất cả mọi việc, chen vào mọi ngóc ngách trong quan hệ giữa ta và người. Bản ngã rất tích cực… hành động, sự tích cực nầy nhấn chìm ta trong bể khổ mà chỉ có ta tự chèo chống để vượt thoát, để lướt trên sóng khổ đau chứ không ai có thể giúp ta hiệu quả hơn bằng nổ lực của chính ta.


Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Thời gian thật và thời gian giả

Thích Tâm Bình - Kim Liên

"Đối với con người thời tiền kĩ nghệ, thời gian trôi chảy một cách chậm chạp, nhẹ nhàng, người ta không bận tâm lo lắng về mỗi phút; bởi vì người ta cũng chưa bị ý thức về những thứ ấy." (Aldous Huxley).

Thời gian thật và thời gian giả là cách phân biệt thời gian rất tinh tế và mới lạ của W. Faulkner trong tác phẩm Âm Thanh và Cuồng Nộ.

Tác phẩm được viết theo một thủ pháp nghệ thuật hiện đại và mĩ học hiện đại. Thủ pháp này có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Mỹ thế kỉ XX.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Biểu Tượng Âm Và Dương

Pháp Nhật

Trong đông y, hình ảnh âm và dương rất quan trọng. Con người ta có bệnh khi âm dương không quân bình hay nói cách khác âm dương mất cân bằng thì sinh ra bệnh. Đó là y lý căn bản của đông y. Tất cả những phương pháp điều trị như châm cứu, bấm huyệt, hay uống thuốc sắc điều cũng dựa trên nền tảng y lý này. Giúp cho cơ thể quân bình lại âm dương.

Từ nhỏ tôi đã có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người. Tôi có cơ hội đó bởi vì ba tôi là một thầy thuốc. Gia đình tôi sống nơi một huyện miền núi, vì vậy những người bệnh nhân đến với ba tôi phần lớn là những người nghèo khổ. Tuy nghèo khó nhưng mọi người vẫn giữ được nét chân chất, dân quê mộc mạc. Cư xử với nhau đầy tình và nghĩa.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Trí Quang tự truyện: Không vẫn hoàn không


Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn – thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký. Người đem tiểu sử đời mình ra đánh bóng, trang hoàng, rao bán thì thành nhà… chính trị kinh doanh! Nhưng dẫu ở mức độ nào thì cũng khó lòng đem ra so sánh, cân đo khi không có cùng mẫu số. Cũng đều xuất phát từ con người làm điểm tựa, nhưng sẽ thiếu công bằng nếu đem những tứ đại kỳ thư, những áng kim cổ hùng văn hay thiên hạ danh văn để so với những bài thơ Thằng Bờm có cái quạt mo, những bài ca dao truyền miệng… vì mẫu số chung của cảm tính văn nghệ chẳng tương đồng. Tuy nhiên, trong ý nghĩa tinh túy nhất mà cũng rất thường tình của nhân sinh, “cái thích” hay sự cảm thụ và sáng tạo văn chương nghệ thuật thì không ai giống ai vì cái ngã sở chắn đường bít ngõ theo lối mòn một chiều“có thì có tự mảy may, khi không cả thế gian này cũng không!”. Từ đó dẫn tới cái thương, cái ghét càng lúc càng xa với những gì hiện thực “thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng!”

“Từ bi bất ngờ”


Giọt nước biển cuộn mình trong sóng, ào ạt xô vào bờ. Muốn dừng lại một chút cũng không được. Vun vút trôi đi. Lúc đỉnh cao. Lúc vực sâu. Lúc tung tóe trắng phau. Lúc thu mình mặn chát. Cứ cuồn cuộn thế, vừa tự hào, vừa kiêu hãnh, vừa hoang mang. Từ đâu? Đi đâu? Về đâu? Kìa làn sóng hung hãn ầm ào phía trước. Kìa làn sóng nhu mì lặng lẽ nối sau… Nó không muốn đi. Cũng không định đến. Nó bị cuốn trôi. 

Cái gì làm nó cuốn? Cái gì làm nó trôi? Chẳng biết. Người ta bảo cái nghiệp. Nghiệp gì làm cho nó lỏng, nghiệp gì làm cho nó mặn? Chẳng biết. Dào dạt. Phẫn nộ. Ru êm. Cho đến khi xô vào bờ cát, xô vào bãi đá, tung tóe phân thân trăm nghìn hạt nhỏ li ti, hoặc căng mình mênh mông trải rộng trên bờ cát nóng. Làn sóng sau cũng vừa ầm ầm ập tới. Không chút xót thương! Nó thở hắt ra. Nhắm mắt đưa chân. Và bỗng nhiên bị nhấc bỗng lên. Tách mình ra khỏi lớp muối mặn chát lâu nay vẫn khư khư mang vác tưởng của riêng mình, tưởng là mình. Nó bốc lên. Không. Nó bay lên. Cao lên. Cao lên nữa. Thế là xong. Nhưng ơ kìa. Không. Không chỉ một mình nó bay. Mà cả lũ cả bọn cả lứa cùng bay. Dắt díu bay. Ngơ ngác bay. Nó không lỏng nữa. Nó hơi rồi.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Có 3 cách để nắm bắt một đối tượng


(VHPGO) Có 3 cách để nắm bắt một đối tượng:

1/ Nắm bắt nó đúng như nó đang hiện hữu.

2/ Nắm bắt nó đúng như là nó không thực hiện hữu.

3/ Nắm bắt nó mà không phân biệt giữa việc có hay không hiện hữu.

Đối với một người không phải là Tôn Sư, tuy nhiên đã đạt được sự chứng thực về hư vô, tất cả ba cách trên đều sẽ có tác dụng. Còn với người chưa đạt được sự thực chứng về hư vô, chỉ cách thứ nhất và thứ ba mới có tác dụng. Lúc đầu, chúng ta có thể nói: “Cái này được gọi là một bông hoa”. Nhưng ngay khi chúng ta nói: “Đây là bông hoa”, chúng ta đang chấp vào bông hoa như thể nó thực sự tồn tại từ khía cạnh cơ sở danh xưng của nó. Chúng ta có thể biết chắc điều này theo kinh nghiệm. Ví dụ như khi bạn được giới thiệu với một người, bạn sẽ cố nhớ “Người này được gòi là Tashi”, khi bạn gặp người đó lần thứ 2, bạn có thể tự hỏi “Người này được gọi là gì nhỉ?”. Càng lúc càng dễ hơn, rồi sau một thời gian bạn nói “đây là Tashi”. Cơ sở danh xưng và danh xưng theo khái niệm đồng thời sinh ra trong tâm. Ngay khi có một cái gì đó được khẳng định danh, nó hiện hữu.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Tâm và tiền

KRISTI NELSON
Tiền là một vấn đề luôn đè lên nặng tâm trí ta, bất luận ta đang ở trong tình cảnh nào. Và đối với những người chuyên tâm để sống có chánh niệm như chúng ta, mối bận tâm về tiền bạc vẫn không hề giảm đi.

Chánh niệm giúp ta trau dồi những phẩm chất của sự chú ý, để ta có thể đón nhận trọn vẹn và sẵn sàng tiếp cận với những gì diễn ra trong cuộc sống.

Tuy nhiên, khi chúng ta giáp mặt với những khoảnh khắc quan trọng liên quan đến tài chính, như: cuốn sổ thanh toán bằng séc đã dùng hết, đưa ra quyết định đầu tư, yêu cầu mượn tiền, mong muốn một cái gì đó vượt ngoài khả năng của ta, hoặc lướt trên thị trường chứng khoán biến động mạnh,… thì những khả năng chánh niệm mà chúng ta có được một cách liên tục trong những lúc khác có thể biến mất.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Đường xa nắng mới

Giới thiệu:
Sách ĐƯỜNG XA NẮNG MỚI", của Nguyễn tường Bách,
Một quyển sách như một quyển KINH. Giới thiệu cùng bạn đọc - nguoiduakinh

Nguyễn Tường Bách

NVTPHCM- Lòng rộn ràng ngay khi cái tên sách đập vào mắt: Ðường xa nắng mới - hình ảnh tươi tắn có sức gợi về những chuyến đi xa.

Và tập bút ký mới ra mắt của nhà nghiên cứu - dịch giả Nguyễn Tường Bách - tác giả của Mùi hương trầm, Mộng đời bất tuyệt... - chính là tiếp tục những ghi chép về các chuyến hành hương qua nhiều vùng, nhiều quốc gia, nhiều nhất là các thắng tích Phật giáo.

Thái độ của người Phật tử đối với của cải vật chất

NSGN - Rajah Kuruppu, Chủ tịch Hội Những người phụng sự Ðức Phật (Servants of Buddha Society), Chủ nhiệm Ban Biên tập tạp chí The Vesak Sirisara. Ông sinh ra trong một gia đình danh vọng và giàu có. Cha ông là Bộ trưởng Chính phủ Ðịa phương và Văn hóa. Bản thân ông cũng đã giữ những chức vụ như Thư ký Chính phủ, Bộ Khai triển Kế hoạch và Ðầu tư. Sau khi nghỉ hưu ở tuổi 60, ông dốc toàn thời gian và sức lực vào nhiều Phật sự, như là từ thiện và xây nhà cho người nghèo.

Phật giáo không đo lường giá trị của một cá nhân
hay một quốc gia qua của cải vật chất.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phật Giáo và Kinh Doanh



Tác giả: Pan 
Người dịch: Minh Chánh

Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ Kinh), đức Phật đã trình bày trách nhiệm và bổn phận tương quan để điều chỉnh các mối liên hệ gần gủi nhất của chúng ta, bao gồm giữa người chủ và người làm công- trrong bối cảnh xã hội ngày nay, cũng có thể bao hàm cả chủ lao động và người lao động.

Hòa thượng tiến sĩ Medagama Vajiragnana, viện chủ tu viện Phật giáo ở Lôn Đôn, thỉnh thoảng nghỉ rằng Phật giáo không liên quan đến các vấn đề vật chất, chẳng hạn như phát triển kinh tế và kinh doanh kiếm sống hằng ngày của một người nào đó. Tuy nhiên, điều này không phải như vậy. Đối với những người nổ lực sống đời sống của mình theo giáo pháp, những lời dạy của đức Phật, cũng có thể ứng dụng hoạt động kinh doanh và là một hướng dẫn hữu ích nhất trong việc học cách điều chỉnh chính mình sao cho hợp lý .