Hiển thị các bài đăng có nhãn Huệ Giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huệ Giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Ngũ giới

Huệ giáo

Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.

I- Ngũ giới

Ngũ Giới là năm điều răn cấm mà Đức Phật đã chế dành cho Phật tử tại gia, là nền tảng để bước lên những giới pháp rộng lớn hơn. Ý nghĩa của năm giới nhằm mục đích giúp cho người con Phật ngăn ngừa những ý tưởng xấu ác, những hành động bất chánh và những lời nói thiếu cẩn trọng để khỏi phải hại mình hại người.

Giới nhà Phật chế ra, mục đích khiến mỗi người tự hoàn thiện lấy mình và hướng tới một con người toàn diện, chân - thiện - mỹ. Giới nhà Phật không phải là sự bắt buộc, áp đặt vào một ai mà chính là sự tự nguyện thực hiện của mỗi người nhận lãnh. Đức Phật không phải là một vị thần linh tối cao, cũng chẳng phải là vị quan tòa cầm cân nảy mực mang tích chất thưởng phạt. Ngài chỉ là một vị Thầy dẫn đường cho chúng ta thấy đâu là con đường trong sáng, cao thượng cần phải đi và đâu là con đường tối tăm cần phải tránh.

Bát chánh đạo

Huệ Giáo


I/ Mở đề

Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.

Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như. Đó là con đường thánh gồm tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. 

II/ Nhập đề

A- Định nghĩa: 

Bát chánh đạo là con đường chân chánh có tám chi, giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc. Bát thánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thóat, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn, Phật quả.