Ý NGHĨA LÁ CỜ PHẬT GIÁO
Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ là một trong những biểu tượng. Phật Giáo chúng ta không nằm ngoài quy ước đó.
Năm 1950, tổ chức Hội Liên Hữu Phật Giáo thế giới ra đời tại Colombo, trong đó thống nhất màu cờ. Hòa Thượng Tố Liên dẫn phái đoàn VN tham dự. VN là thành viên sáng lập hội Liên Hữu. Sau đó, lá cờ đầu tiên năm màu được toàn bộ PGVN chấp nhận làm giáo kỳ PGVN từ 1951 đến nay!
Nguồn gốc lá cờ: Đại tá Henry Steel Olcott (sinh ngày 02/08/1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17/02/1907 tại Adgar, Ấn Độ), một phi công người Anh. Trong công vụ đệ nhị thế chiến, máy bay gặp nạn, đại tá bổng chợt thấy ánh hào quang năm màu xuất hiện trên nền trời, sau đó máy bay rơi xuống Thái Bình Dương, gần hạm đội đồng minh. Được cứu sống, và kể từ đó tâm linh ông ta thay đổi, chuyên nghiên cứu tôn giáo và thiên về Phật Giáo; sau đó ông ta và bà Abessant sáng lập Thông Thiên học.
Trong hội nghị thành lập Liên Hữu PG thế giới từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950, đại hội quyết định chọn năm màu biểu tượng ánh hào quang của Như Lai do ông ta đề nghị. Ngoài ý nghĩa ánh sáng tổng hợp, năm màu còn biểu tượng cho sức mạnh của Ngũ Căn, Ngũ lực nơi người tu đưa đến giải thoát.