Hiển thị các bài đăng có nhãn Vô thường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vô thường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Quán niệm vô thường


GN - Bản chất con người và thế giới, mọi sự vật hiện tượng là vô ngã (không tự thể, không chủ tể, do duyên sinh) nên vô thường, luôn ở trong tình trạng biến đổi. 
Tuy nhiên, con người chỉ để ý, chỉ thấy những biến đổi lớn, những biến đổi tốt hoặc xấu, có lợi hoặc bất lợi (theo tâm ý của mình) chứ ít ai quan tâm, để ý đến những biến đổi nhỏ, vi tế. Do không nhận thức được quy luật vô thường nên khi những thay đổi lớn xảy ra trong đời, con người ta rất khó chấp nhận, dễ bị ‘sốc”, khủng hoảng, suy sụp tinh thần, đau khổ. 

Mấy ai có thể bình tâm, thản nhiên trước những biến cố, thay đổi trong cuộc đời, nhất là khi xảy ra những điều không mong muốn như đau ốm bệnh tật, hoạn nạn, hạnh phúc gia đình đổ vỡ, mất người yêu, sự nghiệp, danh phận, địa vị v.v… Nhưng nếu người nào hiểu rõ quy luật vô thường, luôn ý thức được rằng không có gì trường cửu, vĩnh hằng, mọi thứ đều thay đổi, biến dịch, thì khi có biến cố xảy ra sẽ không rơi vào khủng hoảng.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Suy Tư Về Vô Thường Và Cái Chết

Suy Tư Về Vô Thường Và Cái Chết


  • Hoang Phong
  • Matthieu Ricard

Share on facebook

SUY TƯ VỀ VÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT
Matthieu Ricard biên dịch 
(Hoang Phong chuyển ngữ)

"Cái chết không nấn ná để chờ xem những gì ta đã làm 
và những gì ta sẽ còn phải làm"
Tịch Thiên (Shantideva)


chemins-spirituels-petite-covermatthieu-ricard-01Tháng 10 năm 2010 vừa qua, nhà xuất bản Nil vừa phát hành một quyển sách rất công phu dầy hơn 400 trang của nhà sư người Pháp, Matthieu Ricard, góp nhặt những đoạn hay nhất trong kinh sách Tây tạng mà ông có dịp chuyển ngữ từ vài chục năm nay. Dưới đây là bản dịch một chương ngắn liên quan đến vô thường và cái chết. Sách mang tựa đề là "Những con đường tâm linh, tuyển tập nhỏ về những đoản văn xuất sắc nhất của kinh sách Tây tạng" (Chemin spirituels, Petite anthologie des plus beaux textes tibétains). 
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay. Chẳng có gì đáng buồn hơn khi thấy đôi bàn tay trắng vào cuối đời mình. Hãy ý thức sự quý báu của từng giây phút trong cuộc sống. Nên sử dụng những giây phút ấy một cách hữu hiệu hầu mang lại sự tốt lành cho ta và cho người khác. Trước hết phải xóa bỏ mọi ảo giác khiến ta tin rằng "còn cả một cuộc đời trước mặt". Sự sống của ta trôi đi như một giấc mơ, một lúc nào đó nó sẽ dừng lại mà ta không hề hay biết. Không nên nấn ná hãy sử dụng những giây phút còn lại một cách thiết thật nhất để khỏi hối hận khi lìa đời. Tu tập để phát huy những phẩm tính nội tâm không bao giờ là một việc quá sớm.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Một trong những bài học đầu tiên trong Phật giáo là vô thường

Một trong những bài học đầu tiên trong Phật giáo là vô thường
ĐẠI ĐỨC HUI LI


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG
ĐẠI ĐỨC HUI LI
Một trong những bài học đầu tiên trong Phật giáo là vô thường
Bài phỏng vấn của nữ ký giả Béatrice HOPE

Lời giới thiệu của người dịch :Phật giáo ngày nay không những được phổ biến trong các quốc gia tân tiến ở Âu châu và Mỹ châu mà còn đi sâu vào những vùng xa xôi mà phần đông chúng ta không ngờ đến. Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài báo phỏng vấn một nhà sư người Đài Loan rất tích cực trong việc hoằng pháp trên lục địa Phi châu. Bài báo được đăng ngày 30.10.09, trên tạp chí L’Express bằng tiếng Pháp của xứ Maurice và trên mạng epaper.lexpres.mucũng của quốc gia này.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Vô Thường

Thích Thông Huệ

Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
Vì mang tính phổ biến nên Vô thường là một cuộc đại hóa, sự biến hóa cùng khắp, bất cứ ở đâu và lúc nào. Dù đức Phật có xuất hiện hay không thì ngọn lửa Vô thường vẫn cứ điềm nhiên âm ĩ thiêu đốt cả thế gian, không một phút tạm ngừng. Vì thế, đứng về mặt tục đế hữu hình hữu hoại thì hẳn nhiên Vô thường là chân lý bất di dịch.

Thân, tâm và cảnh giới là một dòng chảy (quá, hiện, vị lai). Chánh báo và y baó của một chúng sinh tạo thành dòng sông sinh mệnh, lực đẩy tạo thành dòng sông sinh mệnh chính là sự khát ái vào những sở thuộc như sự nghiệp tài sản, danh vọng nhằm củng cố cái Tôi (giả ngã) trong vòng luân hồi vô tận. Khi nào cái Tôi còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn xen vào cuộc sống thì vòng luân hồi vẫn thường xoay chuyển.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Nguyên lý vô thường của vạn pháp (Chương 19)

Thích Nhật Từ






I. DỊCH NGHĨA

Đức Phật dạy rằng: Hãy tuệ quán thân thể, tinh cầu là chẳng thường. Hãy tuệ quán thế giới là chẳng thường. Nhưng hãy quán linh giác là Bồ đề. Tuệ quán như thế, nhất định mau chóng chứng đạo.

II. LƯỢC GIẢI

Vấn đề được nêu ở đây là phải tuệ tri quán sát được nguyên lý vô thường của vạn pháp. Chính ngay nguyên lý vô thường này, hành giả phá vỡ cái vô minh, nhận ra được sự chân thường của pháp tánh, đó là linh giác, là Bồ đề thường trú. Một pháp môn tu tập, mà ngay nó chứa đựng hai đối tính, hai nguyên lý vô thường và chân thường, sẽ giúp cho người học cảm nhận được ngay nơi phiền não cũng chính là Bồ đề, điều Lục Tổ Huệ Năng gọi là “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế mích Bồ đề, cáp tợ cầu thố giác” (Kinh Pháp Bảo Đàn). Nguyên lý được nêu lên như thể là thực tại của cuộc sống tu tập, giác ngộ, chứ không thể là bi quan, yếm thế như nhiều người đã ngộ nhận, hay cố tình bóp méo để xuyên tạc.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Khoa học và lẽ vô thường của Phật học

"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm. Quả là thế! Hôm sau ta đến tắm đúng khúc sông hôm trước, nhưng dòng chảy hôm sau đã là dòng nước khác, tức con sông khác, không khí, cảnh vật, ánh sáng đã khác.

Ý tưởng bất hủ này phản ánh tư tưởng vạn vật chuyển hoá của Hêraclitôxơ, ông tổ biện chứng luận phương Tây. Theo ông: vũ trụ là một tổng thể không do thần linh tạo ra mà do lửa biến thành các yếu tố khác (nước, đất...) mà sinh ra vạn vật. Vạn vật lại biến thành lửa, các vật đối lập luôn luôn chuyển hoá thành vật đối lập, xung đột, đó là nguồn gốc của sự phát triển.

Tư tưởng vạn vật chuyển hoá nuôi dưỡng khoa học và nhiều hệ tư tưởng triết học phuơng Tây. Thuyết tiến hoá (évolustionnisme) là học thuyết duy vật và nguồn gốc về sự phát triển của sinh vật qua một quá trình lịch sử. Đặc biệt, trong Nguồn gốc các giống, Darwin đề ra một lý luận khoa học cho thuyết tiến hoá. Theo ông, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, giống nào thích ứng thì sống, theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Tính biến đổi và tính di truyền đều là thuộc tính của sinh vật. Biến đổi nào có lợi cho nó trong cuộc đấu tranh sinh tồn thì được lưu giữ lâu dài. Theo thiên thể học, vũ trụ cũng theo quy luật biến hoá. Ước tính Thái dương hệ hình thành cách đây 5 tỷ năm, quả đất cách đây 4 tỷ 600 triệu năm, với sự hình thành sự sống cách đây 200 triệu năm của những tảo lam đầu tiên trong đại dương.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

NGUYÊN LÝ VÔ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

YAMAKAMI SOGEN

“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh). Ba nguyên lý[1] này dựa trên toàn bộ cấu trúc của đạo Phật: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa.

Những tín đồ của Phật giáo Đại thừa, chính họ đã xác nhận bằng sự tương phản với Phật giáo Tiểu thừa về sự thành lập một nguyên lý cao siêu, đặc biệt hơn ngay trong chính họ, đó là niềm tin qua lời phát biểu của Sarvam Tathātvam: “Tất cả là như vậy”. Song, nguyên lý này không phải là tiêu điểm trong bất cứ sự mới lạ nào. Bởi vì, lý lẽ hợp nhất sẽ đưa đến kết luận xác thực về ba nguyên lý trình bày ở trên, mà niết-bàn là tối thắng. Trong tất cả kinh điển thường đề cập đến “Tất cả là khổ”, vấn đề này cũng được xem như là tiêu điểm đầu tiên trong cuộc sống. Vì không có gì hơn hệ luận thứ nhất là nguyên lý tối thượng, cái mà tạo nên chân lý trong thế giới hiện tượng “Tất cả là vô thường”. Theo quan điểm của các triết gia: “Bất cứ cái gì vô thường đều dẫn đến khổ đau; Tự ngã cũng như vậy”. Do đó, chúng ta sẽ không nhầm lẫn khi nhận biết rằng ba nguyên lý trên là giáo lý căn bản của đạo Phật, mang nét đặc thù từ tất cả hệ thống tôn giáo trong lịch sử nhân loại.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Vô thường là lẽ sống

AKONG TULKU RINPOCHE

Thiện Tri Thức dịch

Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, chấp nhận chúng như vậy, dù cho những xúc tình chúng khơi dậy nơi chúng ta. Mỗi khoảnh khắc của đời sống là độc nhất vô nhị và không bao giờ trở lại...

Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh nội tại của mọi vật, là một giai đoạn cần thiết của sự phát triển của chúng ta. Nếu người ta lơ là với sự thật này, người ta sẽ chỉ làm chậm sự tiến hóa cá nhân của mình, dù cho người ta có biết tiềm năng của trí tuệ đang mang trong bản thân. Thế nên trước tiên phải tìm hiểu vô thường này là gì, để học đối mặt với sự tạo hợp không thể tránh được của đời sống và tiếp theo áp dụng một cách có ích sự hiểu biết này vào cuộc sống hàng ngày.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tìm gặp vô thường

Nguyên Tịnh

Vô thường. Hai từ ấy thôi, mỗi lúc được nói lên là khiến cho những người có mặt gợi nhớ cảm giác gì thật rụng rời và mất mát.

Ngày xưa, mỗi lần tôi nghe hoặc nhớ nghĩ nhiều về vô thường, trong tôi cũng trào dâng cảm giác bất an, muốn chạy trốn, muốn vứt bỏ tất cả, thấy như mọi nguồn sống trong mình phút chốc bị chiếm đoạt, phút chốc tất cả như bị tê liệt, và phút chốc thấy ta trở thành tên nô lệ thật trớ trêu cho thân phận vô thường. Lúc đó, tôi chỉ là một chú bé cỏn con long nhong cùng lớp học.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

GIÁ TRỊ THẪM MỸ TRONG GIÁO LÝ VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ

Thích nữ Liên Dung

Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."

***

Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lượt dắt nhau qua lòng tạo vật, dòng sống vẫn tuôn trào bất tận. Tuổi xuân phải nhường chỗ cho tuổi già và vẻ tươi mát của sương mai, biến mất trước vừng hồng rực rỡ. Đó là quy luật tự nhiên và cuộc sống vận hành là thế. Chúng ta không thể thay đổi bản chất của chúng mà chỉ có thể thay đổi quan điểm của mình về cuộc sống. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Người đời sống trong lo toan, chết trong sợ hãi vì ngộ nhận; người đạt đến giác ngộ, an vui tự tại nhờ trí Bát-nhã, quán sát bản chất như thật của vạn pháp.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tùy thuận vô thường


Vạn vật hiện hữu trên cõi đời này luôn luôn chuyển đổi từ hình dạng này sang hình dạng khác, kể cả tâm -sinh lý mà mỗi con người đều có thể tự mình thấy ra sự thật ấy. Quá trình đổi thay đó gọi là vô thường, nghĩa là không có cái gì thực sự thường còn mãi mãi, mà mọi thứ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và rồi tiếp diễn thay hình đổi dạng. 

Do đó, Đức Thế Tôn dạy rằng: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng (Phàm cái gì có hình tướng đều là hư ảo, tạm bợ - Kinh Kim cang). Tướngở đây không chỉ đơn thuần là tướng trạng bên ngoài mà còn mang bóng dáng của dòng tâm ý dao động, phóng dật trong mỗi chúng ta. Quả thật, vì sự sống luôn luôn đổi thay không đứng yên một chỗ nên con người mới có thể lớn khôn, trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp cơ đồ. Tuy nhiên, sự đổi thay đó đem lại khổ đau hay hạnh phúc là tùy thuộc vào thái độ sống của mỗi người ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn biết sống thuận theo quy luật vận hành tất yếu của tự nhiên mà không phản kháng hoặc quy ước, định đoạt theo nhận thức chủ quan của mình, thì dù mọi thứ đổi thay như thế nào đi nữa, vẫn là vẻ đẹp tuyệt vời cho bạn!

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

THẾ GIAN VÔ THƯỜNG

I. VÔ THƯỜNG LÀ MỘT CHÂN LÝ

Thứ nhất, nói đến vô thường, đó là một chân lý. Dù cho có Phật ra đời hay Phật không ra đời thì thế gian cũng là vô thường, vẫn luôn biến dịch không đứng một chỗ. Hiểu được thế thì cuộc sống của chúng ta bớt vướng mắc và cởi mở nhiều hơn. Lâu nay, Phật tử đã nghe, hiểu được thế gian là vô thường, nhưng nghe mà có luôn nhớ như vậy không?

Vô thường 4 - Thường và vô thường

        Phật pháp nói rằng “Vô thường tức là thường”. Câu này phải hiểu thế nào ?

Có hai cách giải thích:
1) “Hết thảy mọi pháp đều vô thường”. Định luật này áp dụng cho tất cả mọi sự vật, ở mọi thời điểm, Vì vậy định luật này là THƯỜNG.
2) Chính vì mọi sự vật đều vô thường, nhưng để nhận ra sự vô thường dó, thì cái nhận biết đó phải là THƯỜNG. Vì nếu nó không THƯỜNG thì nó cũng bị biến đổi, mà nó đã biến đổi thì nó không thể nhận ra sự khác biệt của sự vật.

28.2 Vô ngã là gì


Cũng chưa cần phải hiểu rõ VÔ NGÃ là gì. Cứ như một đứa bé nhận biết CÁI NHÀ, CÁI XE.

Dần chút một, chúng ta sẽ thấy, VÔ NGÃ – không có một ngã – một cái gì trường tồn, bất biến hay tồn tại độc lập “nằm trong sự vật”. “Cái ngã”, cái tôi – cũng chỉ là tập hợp của NGŨ UẨN.
Ngũ uẩn đó là 5 yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm.
Ngũ uẩn đó là:
 -Sắc:  chỉ 6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
- Thụ:  cảm giác.
- Tưởng:  nhận biết.
- Hành:  hoạt động tâm lý sau khi có tưởng
- Thức: ý thức có được từ 6 giác quan.

Ngũ uẩn là vô thường.  Vì thế, NGÃ là vô thường.   

Nguyên lý vô thường của vạn pháp

I. DỊCH NGHĨA
Đức Phật dạy rằng: Hãy tuệ quán thân thể, tinh cầu là chẳng thường. Hãy tuệ quán thế giới là chẳng thường. Nhưng hãy quán linh giác là Bồ đề. Tuệ quán như thế, nhất định mau chóng chứng đạo.

25.1 VÔ THƯỜNG VÀ DUYÊN SINH

Trước khi rời phần nói về việc hành trì kinh Quán Niệm Hơi Thở, tưởng cũng nên nói thêm về một khía cạnh rất quan trọng khác của vô thường, đó là sự liên hệ giữa vô thường và duyên sinh.

Chiêm nghiệm về Vô thường

Vô thường nghĩa là vạn vật luôn thay đổi và con người là vô ngã... 

Nói đến vô thường, gần như tất cả mọi người đều cảm thấy muốn buông xuôi tất cả, vì vô thường thì nỗ lực làm gì cho mất công. Nghe vô thường, chúng ta cảm thấy cuộc đời có rồi không, luôn thay đổi từ khi con người sinh ra rồi già, bệnh, chết; nói cách khác, chúng ta chưa có trước khi xuất hiện trên cuộc đời và khi từ giã cuộc đời, chúng ta cũng là không. Vì vậy, một số người nói đạo Phật chán đời. 

Vô thường 3


                                         VÔ THƯỜNG

1. Định nghĩa:

Vô thường có nghĩa là luôn luôn thay đổi, không bền chắc, không đứng yên, không thường còn. Không có một sự vật hiện tượng nào có thể duy trì được tính chất đồng nhất bất biến, chúng luôn luôn thay đổi. 

VÔ THƯỜNG QUA CÁI NHÌN PHẬT GIÁO VÀ THIỀN QUÁN

Thích Giác Đẳng 

VÔ THƯỜNG QUA CÁI NHÌN THUẦN TÚY PHẬT GIÁO 
Namo Buddhaya, chúng con kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính đảnh lễ TT Tuệ Siêu cùng Chư Tôn Đức Tăng đang có mặt trong room. Thân chào tất cả Quý Phật tử. 

Thẩm mỹ vô thường và thường của Phật giáo


HT. Thích Giác Toàn

Tuần tự theo phạm trù mỹ học, chúng ta đã nhận ra thế nào là cái Đẹp về con người, cái đẹp về sự sống của con người. Giờ đây chúng ta chuyển sang một lĩnh vực khác, lĩnh vực tôn giáo, giáo lý nhà Phật, để chúng ta nhận ra thêm “thẩm mỹ hay cái Đẹp qua tinh thần giáo lý vô thường và thường của Phật giáo”.