Hiển thị các bài đăng có nhãn Om mani Padme Hum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Om mani Padme Hum. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ

Tác Giả: Nguyên Thành biên soạn 

ĐÔI DÒNG CẢM TƯỞNG

Tôi là người rất ngại “viết lách”. Viết, đối với tôi là cả một cuộc “vật lộn” với chữ nghĩa. Vậy mà từ khi được duyên may mắn, là người đầu tiên đọc tác phẩm Một đời người, một câu thần chú của giáo thọ Nguyên Thành vừa viết xong, như có ai đó thúc giục tôi một cách mãnh liệt, rằng phải viết lên những niềm hỷ lạc mà tôi đã nhận được từ sự gia trì của Bổn Tôn qua tác phẩm này. Do vậy, tôi “đành” phải “chấp bút”.

Tuy là người đã hành trì giáo pháp Mật tông, và cũng đã đọc một số kinh điển giảng luận của các đạo sư và các thánh tăng, viết về lợi ích của việc thực hành trì niệm thần chú nhưng tôi vẫn không khỏi bàng hoàng và choáng ngợp bởi sự hoành tráng, đầy đủ mọi khía cạnh nông sâu của thần chú Om mani padme hum. Tựa như những viên pha lê đầy màu sắc trước kia để ẩn khuất từng nơi, nay được gom tụ vào một chỗ thì ánh sáng lấp lánh của chúng tăng lên gấp ngàn lần vậy. Tôi như một chú ếch đã tạm hiểu được sự rộng sâu của một dòng sông nhưng vẫn phải nổ tung trước sự mênh mông bao la không bến bờ của đại dương. Vậy đối với những ai có duyên lành với Phật pháp và mong muốn am tường về thần chú Om mani padme hum của Bồ Tát Quán Âm, thì Một đời người, một câu thần chú là một tác phẩm chứa đựng đầy đủ. 

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Cơ sở tư tưởng Mật Tông Tây Tạng qua các huyền nghĩa của Đại thần chú Om Mani Padme Hum

Lama A. Govinda  
Hạnh Viên dịch

Sự khai sinh ngôn ngữ cũng chính là sự khai sinh nhân loại. Mỗi từ là phần đồng thanh tương ứng của một kinh nghiệm, nối liền với một tác nhân nội hay ngoại tại. Quá trình này đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo vĩ đại trải qua khoảng thời gian vô cùng; và chính nhờ nỗ lực này mà con người đã có thể vượt lên trên loài vật.

‘Cái có thể thấy bám vào cái không thể thấy,

Cái có thể nghe nghe bám vào cái không thể nghe,

Cái có thể xúc bám vào cái không thể xúc:

Có lẽ, cái gì có thể tư duy bám vào cái bất khả tư duy.’

(Novalis)

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Ý Nghĩa Câu Chú: OM MANI PADME HUM

(Biên tập lại theo: vi.wikipedia.org)

Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Om : Quy mệnh
Mani : Viên ngọc như ý
Padme : Bên trong hoa sen
Hum : Tự ngã thành tựu

Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hum. (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng.

Thông thường người ta không giảng nghĩa thần chú, nhưng ở đây cần nói thêm là: “ngọc quý” biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), “hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới.

(Nguồn : http://amitabhahospice.org/hospice/compassion.php)
Dịch Việt : Mỹ Thanh

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐỜI SỐNG TRONG SÁU CÕI VÀ THẦN CHÚ OM MANI PADME HUM

Jetsunma Ahkon Lhamo 
Việt dịch: Thanh Liên


Để thấu hiểu giáo lý của Đức Phật ta phải hiểu những mối liên hệ nhân và quả, và để thấu hiểu những mối quan hệ nhân và quả, ta phải hiểu hai thái cực là thuyết vĩnh cửu và hư vô. Trong đất nước này chúng ta thực sự bị khốn khổ bởi thuyết hư vô lẫn vĩnh cửu. Về phương diện văn hoá chúng ta đã hấp thu chúng. Chúng là một bộ phận của dòng tâm thức của chúng ta, chúng phổ biến trong toàn bộ nền văn hoá của ta, và chúng khó bị phát hiện.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Cơ sở tư tưởng Mật Tông Tây Tạng qua các huyền nghĩa của Đại thần chú Om Mani Padme Hum

Sự khai sinh ngôn ngữ cũng chính là sự khai sinh nhân loại. Mỗi từ là phần đồng thanh tương ứng của một kinh nghiệm, nối liền với một tác nhân nội hay ngoại tại. Quá trình này đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo vĩ đại trải qua khoảng thời gian vô cùng; và chính nhờ nỗ lực này mà con người đã có thể vượt lên trên loài vật.


‘Cái có thể thấy bám vào cái không thể thấy,
Cái có thể nghe nghe bám vào cái không thể nghe,
Cái có thể xúc bám vào cái không thể xúc:
Có lẽ, cái gì có thể tư duy bám vào cái bất khả tư duy. (Novalis)

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Lợi ích của việc trì tụng thần chú Om mani padme hum



Những lợi ích của việc trì tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn thì thật vô biên, giống như bầu trời bao la vô hạn. 

Cho dù bạn không hiểu biết nhiều về Pháp, cho dù điều duy nhất bạn biết là Om Mani Padme Hum thì cuộc đời hạnh phúc nhất vẫn là cuộc đời được sống với một thái độ giải thoát khỏi tám mối bận tâm thế tục. Nếu bạn sống cuộc đời mình với thái độ trong sạch thoát khỏi sự tham luyến với cuộc đời này và chỉ đơn thuần trải đời mình trong việc trì tụng Om Mani Padme Hum – thần chú sáu-âm này là tinh tuý của toàn bộ Giáo Pháp – thì đó là Pháp thanh tịnh nhất. Việc trì tụng có vẻ rất đơn giản, rất dễ dàng. Nhưng nếu bạn nghĩ tưởng về những lợi lạc của nó, thì điều đó không hoàn toàn đơn giản. Ở đây tôi sẽ chỉ đề cập tới cốt lõi của những lợi lạc vô biên của nó.