Hiển thị các bài đăng có nhãn Quang Minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quang Minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Thiên Thai Tông - Tiāntāi-Zōng

Written by Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 12 July 2011 15:45

Thiên Thai tông (zh. tiāntāi-zōng 天台宗, ja. tendai-shū) là một tông phái Phật giáo Trung Quốc do Đại Sư Trí Khải (538-597) sáng lập. Giáo pháp của tông phái này dựa trên kinh Diệu pháp liên hoa.

Thiên Thai tông xem Long Thụ (sa. nāgārjuna) là Sơ tổ vì ba quan điểm chính (Thiên Thai tam quán) của tông phái này dựa trên giáo lí của Long Thụ – đó là: Tất cả mọi hiện tượng dựa lên nhau mà có và thật chất của chúng là tính Không (sa. śūnyatā). Mọi hiện tượng là biểu hiện của một thể tuyệt đối, đó là Chân như (sa. tathatā). Tông phái này gọi ba chân lí đó là không (空), giả (假) và trung (中):

Chân lí thứ nhất cho rằng mọi pháp (sa. dharma) không có một thật thể và vì vậy trống rỗng;

Chân lí thứ hai cho rằng, tuy thế, các pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể nắm bắt được;

Chân lí thứ ba tổng hợp hai chân lí đầu, cho rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravada

Written by Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 12 July 2011 16:04

Theravada còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ (tiếng Phạn: Sthaviravada) hay Phật giáo Nam tông, tên quen gọi là Phật giáo Tiểu thừa. Tông phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi Thích Ca viên tịch. Chữ Theravada có nghĩa là "lời dạy của bậc trưởng thượng", do đó nhiều sách còn gọi nhóm này là Trưởng Lão bộ. Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ III, hội đồng tham gia kết tập đã công nhận giáo pháp gọi là thuyết trưởng lão. Sau đó, người con trai của vua Asoka (A Dục) là Mahinda đã đem cả ba tạng kinh đến được Tích Lan. Ba tạng kinh đã được dịch sang tiếng Pali và các tạng kinh này trở thành nguồn kinh sử dụng của Theravada cho đến ngày nay. (Tiếng Pali tương tự như tiếng Phạn nhưng không phải là ngôn ngữ mà Thích Ca dùng để truyền giảng). Các bộ kinh chính của Theravada là Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjiima Nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya), Tiểu Bộ Kinh (Khudaka Nikaya).

Chính xứ Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) là nơi bảo tồn được truyền thống của Theravada mặc dù đạo Phật tại đó là một kế thừa từ trung tâm Ấn Độ. Phật giáo ở Ấn đã bị suy tàn và biến mất từ cuối thế kỉ thứ 11 do việc lan tràn của Hồi giáo và Ấn Độ giáo.

http://www.quangminh.org.au/index.php?option=com_content&view=article&id=1020:pht-giao-nguyen-thu-theravada&catid=94:tim-hiu-pht-giao&Itemid=60

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Phật Giáo Đại Thừa - Mahayana

Written by Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 12 July 2011 16:07

Mahayana có tên gọi khác là Phật giáo Đại thừa. Từ thế kỉ thứ 1 TCN các tư tưởng Đại thừa đã bắt đầu xuất hiện và thuật ngữ Mahayana, hay Đại thừa, chỉ thực sự có khi nó được đề cập trong bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma pundarika sutra). Nói chung, ý tưởng Mahayana là có xu hướng rộng rãi và tự do hơn là các phép tắc ràng buộc của Theravada.

Đến thế kỉ thứ 3 khái niệm Mahayana mới được xác định rõ ràng qua các trước tác của bồ tát Long Thọ (Nagarjuna) trong Trung Luận (hay Trung Quán Luận), chứng minh tính không của vạn vật. Các ý này đã được Long Thọ khai triển dựa trên khái niệm "Vô ngã" và "Duyên sinh" đã có từ trong các kinh điển Pali.

Vài đặc điểm chính của Mahyana bao gồm:
Nhấn mạnh đặc điểm vị tha và giác ngộ để trở thành bồ tát hay thành phật mà độ cho chúng sinh thành phật. Từ bi và trí huệ trở thành hai điểm song song tồn tại và hỗ trợ nhau.
Bồ tát đạo (Bodhisattva path): bao gồm việc thực hiện rốt ráo các đức tính bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ.
Nhiều hình ảnh phật ngoài Phật Thích Ca cũng đã được nêu lên và các vị phật này thị hiện ở nhiều nơi trong nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn như Phật A Di Đà (Amitabha).
Như là sự phát triển của các tư tưởng có sẵn trong Phật giáo, Mahayana cho rằng Phật hiện hữu 3 ứng thân: hoá thân, pháp thân và báo thân.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Tịnh Độ Tông - Pureland

Written by Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 01 November 2011 22:32


Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. jìngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một trường phái được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc (sa. sukhāvatī) Tịnh độ của Phật A-di-đà. Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật ngày, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dãi", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà.

Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành trì. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là:

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Thiền Tông - Zen

Written by Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 01 November 2011 22:35


Thiền tông (zh. chán-zōng 禪宗, ja. zen-shū 禅宗) là tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ Trung Quốc. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc cùng với sự hấp thụ một phần nào đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tôn giáo này được đưa vào Việt Nam từ Nhật Bản và Trung Quốc (trong Kanji), nhưng có nguồn gốc ở Ấn Độ (trong Tiếng Phạn: ध्यान).

Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh cãi của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lí hoá", phân tích chi li Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt tên cho tông mình là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp Toạ thiền để trực ngộ yếu chỉ.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Mật Tông - Vajrayāna

Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 01 November 2011 22:40

Mật tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật Tông với Kim cương thừa (Vajrayāna). Tuy nhiên, tên gọi Kim Cương Thừa chỉ thấy xuất phát từ Tây Tạng, còn các nguồn kinh điển Hán tạng xưa không đề cập đến tên gọi này. Vấn đề này có thể thấy rõ qua nét khác biệt của hai đường lối tu giữa hai trường phái. Mật Tông xuất phát từ Trung Quốc sử dụng sự kết hợp giáo nghĩa của cả hai Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới, trong khi đó Mật Tông Tây Tạng hiếm khi đề cập đến Thai Tạng Giới và Kinh Đại Nhật.

Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 và thịnh hành vào thế kỷ thứ 8 với sự xuất hện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý (zh. 善無畏, sa. śubhākārasiṃha; 637-735), Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi; 663-723) và Bất Không Kim Cương (zh. 不空金剛, sa. amoghavajra; 705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uý, được phong Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na Lan Đà. Cả 3 Ngài: Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không từng được Sư Long Trí (là đệ của Ngài Long Thọ) truyền pháp.