Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Chúc Tiếp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Chúc Tiếp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Tu theo Tứ Niệm Xứ là Con Đường Thật Tiễn

Vu Lăng Ba 
Thích Chúc Tiếp dịch

Là một Tín Đồ của Phật Giáo, việc đầu tiên trong cách Hành Trì là Phục Vụ, đây là con đường hết sức thực tiễn. Tuân thủ theo việc làm này cũng là hướng đến Niết Bàn Giải Thoát. Mà cái gọi là Đạo, một nữa nói là Tứ Thánh Đế bao gồm cả Bát Chánh Đạo. Nhưng sự thật Đạo, cũng bao gồm cả 37 Phẩm Trợ Đạo. Tứ Niệm Xứ là phần đầu tiên của 7 phần trong 37 Phẩm Trợ Đạo.

Giáo lý Duyên Khởi mà Đức Phật Chứng Ngộ tại dưới gốc Bồ Đề, cũng chính là giáo lý căn bản của Phật Giáo. Pháp Duyên Khởi không phải là do Đức Phật sáng tạo hoặc chế định, mà là do Ngài Chứng Ngộ. Chân Lý của Vũ Trụ Thế Gian là「Pháp Nhĩ Như Thị」. Đức Phật lấy Pháp làm Thân, bởi vậy trong Kinh「Liễu Bổn Sanh Tử」Ngài có dạy: 若比丘見緣起 即是見法 若正見於法 則是見我 nếu Tỳ Kheo thấy Duyên Khởi, tức là thấy Pháp, nếu chân chánh thấy Pháp, tức là thấy Ta(Phật)

Nhưng sau khi Đức Phật Chứng Ngộ, Ngài Sơ Chuyển Pháp Luân tại Vườn Lộc Uyển độ năm anh em Kiều Trần Như, Ngài không nói Pháp Duyên Khởi mà lại nói Tứ Thánh Đế. Vậy tại sao Đức Phật đối truớc năm anh em Kiều Trần Như không nói Duyên Khởi mà nói Tứ Thánh Đế ? Đức Phật nói:『Pháp Duyên Khởi rất là Thậm Thâm』. Duyên Khởi Pháp là diệu lý của「Tối ư của sự sâu xa, tối ư của sự vi diệu, rất khó thông đạt đến」. Phần đông chúng ta chưa hiểu rõ một cách triệt để. Đức Phật Ngài quán căn cơ mà thuyết giáo, lấy Duyên Khởi Pháp tổ chức một cách thứ tự, lấy Khổ Tập Diệt Đạo của Tứ Thánh Đế để biểu đạt. Bởi vậy, Đức Phật khi Sơ Chuyển Pháp Luân Ngài không nói Duyên Khởi mà nói Tứ Thánh Đế. Tức cái gọi là「Khổ này nên Biết, Tập này nên Đoạn, Diệt này nên Chứng, Đạo này nên Tu」lúc Đức Phật còn trụ thế, Ngài khuyên các đệ tử siêng năng học tập Tứ Thánh Đế. Nếu như chân chánh lý giải về Tứ Thánh Đế, do thực tiễn Bát Chánh Đạo thì có thể kiến lập Giải Thoát Tri Kiến của quả vị A La Hán.