Ta làm đúng và nói đúng, nhưng ta lại bị nhiều người chỉ trích mỗi ngày, và như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng và từ ánh sáng này, ta bước tới ánh sáng khác.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Thái Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Thái Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014
Thong dong giữa đôi dòng thuận nghịch
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013
Đối tượng của Thiền quán
Giác Ngộ - Đối tượng của thiền quán là sắc pháp và tâm pháp hay thân thể và tâm thức.
Sắc pháp là những pháp thuộc về vật lý, bao gồm các thể tính không biểu hiện cụ thể, cho đến các hình sắc, âm thanh, mùi vị,… mà các quan năng có thể nhận thức được. Tất cả những sắc pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán.
Tâm pháp là những pháp thuộc về tâm lý hay tâm thức. Cảm giác, tri giác, ý chí, tư niệm; hiểu biết, phân biệt... đều là những thành phần của tâm pháp, hay tâm thức. Tất cả những yếu tố của tâm pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán.
Thiền là phương pháp làm cho tâm ngưng lắng hết thảy mọi thứ phiền não. Quán là nhìn sâu vào trong lòng của đối tượng để nhận rõ tác nhân, tác duyên, bản chất cũng như tác dụng của chúng.
Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, Đức Phật dạy bốn phương pháp thiền tập:
Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013
Đặc tính của Chánh pháp
Giác Ngộ - Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.
Chánh pháp do Đức Phật giảng dạy có những đặc tính như sau:
Hiện kiến
Pháp do Đức Phật thuyết giảng, pháp ấy có thể thực hành và có thể chứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại. Chẳng hạn, sau khi quán chiếu, Đức Phật đã thấy rõ pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển là thấy ngay gốc rễ của sinh tử. Và Ngài quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo hoàn diệt là thấy rõ ngay sự có mặt của giải thoát và giác ngộ.
Lại nữa, trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển, thì trong đó Ngài đã thấy rõ ngay Khổ đế và Tập đế. Và trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo hoàn diệt thì ngay ở giây phút ấy, Ngài thấy rõ Diệt đế và Đạo đế. Do tu tập và thấy rõ pháp một cách thường xuyên như vậy, nên thực hành pháp của Phật, hành giả có thể chứng nghiệm đời sống giải thoát và an lạc trong từng giây phút của sự sống, nghĩa là có chứng ngộ và sự giải thoát ngay trong cuộc sống này.
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012
KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ VỘI VÃ
Thích Thái Hòa
Nói vội vã đưa ta đi tới đâu? Hành động vội vã đưa ta đi tới đâu? Suy nghĩ vội vã đưa ta đi tới đâu? Chúng đưa ta đi tới với sai lầm, với thất vọng và khổ đau. Chúng đưa ta đi tới với bệnh hoạn già nua và hủy diệt sự sống một cách nhanh chóng.
Sai lầm thì không có an toàn. Thất vọng thì không còn có niềm tin để sống. Khổ đau thì sự sống héo mòn, bệnh hoạn và nhanh chóng bị hủy diệt.
Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012
Cái Thấy Vô Thường
Có nhiều vị thiền sư
hiện đại cho rằng: “Giây phút hiện tại là giây phút quan trọng nhất và cần phải
an trú ở nơi giây phút ấy”. Nhưng, ở trong kinh Bhaddekaratta của Pàli, tương
đương với Thích trung thiền thất tôn kinh ở Hán tạng, thì đức Phật không dạy
như thế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)