Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Thắng Hoan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Thắng Hoan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC | Chương 7 KẾT LUẬN


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan
Chương 7
KẾT LUẬN

Duy Thức Học là một môn học về Tâm. Môn học này khởi điểm từ nơi Thức (sự hiểu biết) để tìm hiểu nguồn gốc Tâm. Nguyên vì theo Phật Giáo, Thức chính là sự tác dụng của Tâm và lấy Tâm làm thể cho mình. Người học Duy Thức nếu như hiểu biết được Thức tác dụng thì có thể ngộ được Tâm bản thể. Muốn hiểu Duy Thức, những học giả, trước hết phải hiểu được những Thức căn bản trong nhận thức và xây dựng vạn pháp. Theo Duy Thức Học, người cũng như các loài hữu tình khác đều có hai loại Tâm Thức căn bản là Ý Thức và Tạng Thức (Thức Alaya).
I.- Ý THỨC:
Ý Thức là một loại hiểu biết bằng cách phân biệt. Ý Thức mặc dù đứng về hạng thứ sáu trong tám Tâm Thức nhưng nó đóng vai chính trong sự hiểu biết vạn pháp trong thế gian nên gọi là căn bản. Vạn pháp trong thế gian nếu như không có Ý Thứ thứ sáu góp mặt để hiểu biết thì trở nên vô nghĩa, nguyên vì vạn pháp tự nó không thể biểu lộ được giá trị của mình trước mọi người và mọi loài chúng sanh. Chỉ có Ý Thức thứ sáu thì mới có khả năng phân biệt tính chất giá trị và ý nghĩa của vạn pháp để hiểu biết. Ngày nay bao sự văn minh của khoa học cơ giới và sự tiến bộ của loài người trong mọi lãnh vực xã hội, kể từ vật chất cho đến tinh thần v.v... có thể nói đều là thành quả của Ý Thức sáu sáng tạo. Ngoài Ý Thức này ra, không ai có thể thay thế nó trong công việc chỉ đạo phát minh khoa học để cung ứng nhu cầu cho loài người. Sự tiến bộ của khoa học hiện đại chính là nhờ sự đóng góp rất lớn của Ý Thức thứ sáu nên gọi là Duy Thức, nhưng khả năng của Ý Thức thứ sáu được nhận định như sau:

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC | Chương 6 NHỮNG NGUYÊN LÝ QUAN HỆ VÀ SỰ HÌNH THÀNH VẠN PHÁP


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan
Chương 6
 NHỮNG NGUYÊN LÝ QUAN HỆ VÀ SỰ HÌNH THÀNH VẠN PHÁP

A.- MINH ĐỊNH VẤN ĐỀ THỨC VÀ TÂM
Vấn đề THỨC và TÂM sở dĩ được phân định khác nhau là căn cứ nơi sự khảo luận về hiện tượng vạn pháp và về bản thể của các pháp mà thành lập danh nghĩa. Khảo luận về hiện tượng vạn pháp nghĩa là khai thác về hiện tượng vạn pháp trong thế gian để xác định nghĩa lý. Khảo luận về bản thể của các pháp nghĩa là quán chiếu về nguồn gốc phát sanh ra hiện tượng vạn pháp trong thế gian để xác định giá trị. Đứng về phương diện hiện tượng mà nhận xét, THỨC thì thuộc về dụng của TÂM, nghĩa là TÂM tác dụng biến thành ra THỨC, nguyên do THỨC có hình tướng và đã được thể hiện qua hình tướng của các pháp. Hơn nữa THỨC mới có sự hiểu biết và đã được thể hiện qua sự hiểu biết của chúng sanh. THỨC nếu như không có sinh hoạt thì chúng sanh không có hiểu biết, còn đứng về phương diện bản thể mà nhận xét, TÂM thì thuộc về thể tánh căn bản của THỨC, nguyên do TÂM không có hình tướng và cũng không có hiểu biết như THỨC. THỨC chính là biệt danh của TÂM, phát sanh từ nơi TÂM và nương tựa nơi TÂM để làm bản thể, nên gọi là Tâm Thể. THỨC thì không thể phát sanh ngoài TÂM và cũng như vạn pháp không thể phát sanh ngoài THỨC, nên gọi là Thức Dụng. Sự tác dụng của TÂM THỂ để phát sanh ra THỨC DỤNG đã được minh định như sau:

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC | Chương 5 KHẢO SÁT TÁNH CHẤT VÀ GIÁ TRỊ NHỮNG YẾU TỐ CẤU TẠO THÀNH VẠN PHÁP


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

Chương 5

KHẢO SÁT TÁNH CHẤT VÀ GIÁ TRỊ NHỮNG

YẾU TỐ CẤU TẠO THÀNH VẠN PHÁP


A.- THÀNH PHẦN CỦA TÂM THỨC:
Căn cứ trên sự sinh hoạt để hiểu biết vạn pháp, nhà Duy Thức phân loại mỗi Tâm Thức thành bốn phần khác nhau để khảo sát. Bốn phần của mỗi Tâm Thức là: Kiến Phần, Tướng Phần, Tự Chứng Phần và Chứng Tự Chứng Phần.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC | Chương 4 KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC TÂM SỞ


Share on facebook

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

Chương 4
KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC TÂM SỞ

Đề cập đến học thuyết Duy Thức, chúng ta nghĩ ngay đến TÂM VƯƠNG và TÂM SỞ. Tâm Vương là chỉ cho những Tâm Thức mà chúng ta đã khảo sát và giải thích rõ ràng ở phần trước gồm có tám loại khác nhau. Tám Tâm Vương ở đây thường làm chủ cho sự hiểu biết, nên gọi là tám ÔNG VUA NHẬN THỨC (tám Tâm Vương nhận thức).
Ngoài tám loại Tâm Vương ra, con người còn có thêm một lô tâm lý khác và những tâm lý này vẫn hiện có mặt ở phía bên trong thân thể nơi mỗi con người với mục đích giúp đỡ cho tám Thức Tâm Vương sinh hoạt để hiểu biết (tám Ông Vua nhận thức). Những tâm lý vừa đề cập ở trên không được gọi là Tâm Thức. Nguyên vì bản chất của những tâm lý này không phải và cũng không có khả năng làm chủ cho sự hiểu biết, nhưng chúng không thể thiếu mặt trong khi các Tâm Vương sinh hoạt để hiểu biết. Vì thế, nhà Duy Thức gọi những tâm lý này một danh từ chung là TÂM SỞ.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC | Chương 3 KHẢO SÁT SỰ SINH HOẠT CỦA TÁM TÂM THỨC


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

Chương 3 
KHẢO SÁT SỰ SINH HOẠT CỦA TÁM TÂM THỨC
 A.- KHẢO SÁT NĂM TÂM THỨC Ở TRƯỚC:
Năm sự hiểu biết hiện bày ra ngoài nơi thân thể con người gọi là năm Thức ở trước (Tiền ngũ Thức). Muốn tìm hiẻu nguồn gốc của tám Tâm Thức, trước hết chúng ta phải khảo sát trong thân thể con người để hiểu biết giá trị sự có mặt cũng như giá trị sự sinh hoạt nơi mỗi Tâm Thức. Người khảo sát muốn nhận diện một cách trực tiếp về hình tướng của tám Tâm Thức thì thật là vô cùng khó khăn. Nguyên do khả năng nhận thức của con người lại bị giới hạn bởi hệ thống thần kinh và hơn nữa tám Tâm Thức sinh hoạt thì không bao giờ hiển lộ hình tướng ra ngoài giống như sự hiển lộ hình tướng của vật chất. Người khảo sát chỉ có thể hiểu biết tám Tâm Thức một cách gián tiếp qua sự sinh hoạt của chúng và không thể nào nhìn thấy rõ hình tướng của tám Tâm Thức nói trên. Tám Tâm Thức cũng không có tên gọi và để cho dễ phân biệt, nhà Duy Thức mượn các hiện tượng và ý nghĩa của những sự vật bên ngoài do chúng sinh hoạt để đặt tên. Các hiện tượng và ý nghĩa của những sự vật bên ngoài đều là đối tượng của tám Tâm Thức. Đầu tiên, nhà Duy Thức mược các giác quan (các Căn) nơi thân thể con người để đặt tên cho năm Tâm Thức ở trước. Năm giác quan là những hiện tượng bên ngoài mà năm Tâm Thức ở trước nương tựa để sinh hoạt. Giờ đây chúng ta hãy tìm hiểu giá trị năm giác quan (năm Căn) trước khi tìm hiểu năm Tâm Thức ở trước (năm sự Hiểu Biết).