Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

VÌ SAO PHẬT GIÁO LẠI MANG TÍNH HIỆN ĐẠI


VÌ SAO PHẬT GIÁO LẠI MANG TÍNH HIỆN ĐẠI
 

Frédéric Lenoir - Hoang Phong dịch
 
Lời giới thiệu của người dịch Dưới đây là bài báo của ông Frédéric Lenoir đăng trên tạp chí L’Express của Pháp ngày 24.10.1996. Một bài báo khá xưa, tuy nhiên giá trị vẫn nguyên vẹn qua thời gian. Là một triết gia trẻ, sinh năm 1962, ông Frédéric Lenoir cũng là một nhà xã hội học và chuyên gia về tôn giáo, chủ bút tập san Le Monde des Religions thuộc tổ hợp báo chí Le Monde, một tổ hợp báo chí lâu đời và uy tín của nước Pháp. Luận án tiến sĩ của ông về đề tài Phật giáo tại Pháp và Âu châu, đã được nhà xuất bản Fayard ấn hành năm 1999 thành hai tập sách tổng cộng gần 900 trang. Ngoài ra ông cũng đã xuất bản khoảng 30 quyển sách khác về nhiều chủ đề tôn giáo. Bài báo dưới đây của ông gồm ba phần :
 - Phần 1 : Phật giáo và triết học phương Tây, do triết gia Michel Hulin viết 
 - Phần 2 : Phật giáo và phân tâm học, do bác sĩ Claude Zandman viết 
 - Phần 3 : Bài phỏng vấn một khoa học gia về thần kinh học rất nổi tiếng là Francisco Verala, một đệ tử yêu quý của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Bài phỏng vấn do chính Frédéric Lenoir thực hiện.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Phật Giáo: tôn giáo, triết học, luân lý hay khoa học?

Phật Giáo: tôn giáo, triết học, luân lý hay khoa học?


NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

PHẬT GIÁO :
TÔN GIÁO, TRIẾT HỌC, LUÂN LÝ HAY KHOA HỌC ?
Hoang Phong

Tôi không hề quan tâm đến chữ ism (...isme) [tức là chữ ...giáo trong từ tôngiáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma [Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ism mà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. 

Thiền sư S. N. Goenka

            Người ta thường tìm đủ mọi cách để gán một nhãn hiệu nào đó lên các lời giáo huấn của Đức Phật. Người thì cho rằng Đạo Pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo Pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người lại quả quyết Đạo Pháp của Đức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo Pháp một cách trung thực.
            Thật vậy dù đã tu tập và thấm nhuần Đạo Pháp từ hàng nghìn năm thế nhưng các dân tộc Á châu tuyệt nhiên không hề thắc mắc đấy là tôn giáo, triết học, luân lý  hay khoa học... Chữ « Phật giáo » (Bouddhisme –Buddhism) là một thuật ngữ hoàn toàn mới mẻ mang ý nghĩa ngoại lai và vay mượn, do người Tây phương đặt ra vào khoảng năm 1825, bằng cách ghép thêm chữ isme -ism vào chữ Bouddha – Buddha tên của Đức Phật để tạo ra từ Bouddh-isme  –  Buddh-ism  khi « Phật giáo » bắt đầu thâm nhập và bành trướng tại Âu châu. Vì thế bài viết này xin được dùng chữ Đạo Pháp –  tiếng Phạn Dharma – thay vì chữ « Phật giáo » để chỉ giáo lý của Đức Phật. Thật ra chữ Dharma cũng là chữ mà các học giả Tây phương lỗi lạc nhất về « Phật giáo » sử dụng từ lâu nay để nói về giáo lý của Đức Phật, vì họ đều ý thức được ý nghĩa hạn hẹp và lệch lạc của chữ « giáo » (isme – ism) vốn có nguồn gốc văn hóa Tây phương.
Bài viết ngắn này sẽ lần lượt phân tích và tìm hiểu xem Đạo Pháp là gì ? Có phải đấy là tôn giáo, triết học, luân lý cổ truyền hay khoa học ? Hay đấy là một thứ gì khác hơn và cao siêu hơn