Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Xuân Chiến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Xuân Chiến. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

CHỨNG NGỘ VÀ VÃNG SANH CỰC LẠC

CHỨNG NGỘ VÀ VÃNG SANH CỰC LẠC
Nguyễn Xuân Chiến

blankĐiểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy?
Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
Trong giáo lý Nguyên thủy, để xiển dương năng lực thọ trì Bát quan trai, kinh điển Nikaya ghi rằng: “Một Phật tử nọ sau khi thọ trì Bát quan trai nửa ngày, đi ra khỏi tịnh xá và bị xe bò húc chết. Đức Phật tuyên bố rằng, ông ta được thác sanh lên cõi Trời, nhờ vào công đức thọ Bát quan trai dù chỉ một buổi”. (Trích The Buddha and His Teachings của Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Đức Phật và Phật pháp)

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

NGHIỆP NẶNG VÀ SỰ CỨU ĐỘ CỦA ĐỨC PHẬT

NGHIỆP NẶNG VÀ SỰ CỨU ĐỘ CỦA ĐỨC PHẬT
Nguyễn Xuân Chiến

nghiep-nang-300x312-content1- Một bậc trưởng lão, thọ giới Tỳ-kheo và tu hạnh đầu đà (khổ hạnh) đã hơn 50 năm. Ngài là niền tin và là tấm gương sáng cho nhiều Phật tử. tuy đã lớn tuổi, nhưng Ngài vẫn thường xuyên giữ chánh mạng, chưa hề bỏ quên khất thực hóa duyên, dù chỉ một ngày. Hôm nọ tin dữ loan truyền khắp thành phố khiến mọi người sửng sốt: Khi đi hóa duyên trở về, ngài đã gặp tai nạn bất ngờ, một chiếc xe gắn máy đụng phải. Ngài đã thâu thần nhập diệt ngay tại hiện trường. Chúng tôi nghe rất nhiều Phật tử xì xào to nhỏ: “Ngài tu hành tinh tấn và nghiêm túc, tại sao lại chết thảm như vậy? Chắc là nghiệp của Ngài quá nặng? Nghiệp nặng?
Một vị Ni sư gần 60, xuất gia từ nhỏ, giới hạnh nghiêm túc, luôn phát tâm hoằng pháp, bố thí, cúng dường. Hôm nọ ngồi sau xe gắn máy, té xuống bị xe hơi cán dập nửa thân mình. Tuy vậy Ni sư vẫn còn tỉnh táo, chắp tay niệm Phật và căn dặn đệ tử nên tha thứ cho ngời tài xế vừa gây án, xong mới nhẹ nhàng tắt thở. Người bạn tôi vô cùng bức xúc, vội vã về tường thuật mọi sự và gào to: “Không thể chịu nổi, một người tu hành như vậy sao lại nhận lấy nghiệp nặng như thế?” Tôi chờ anh ta hết xúc động mới nói: “anh còn nhớ không, trong kinh sách Phật dạy rõ: ‘Chết như thế nào và chết trong hoàn cảnh nào đều là do quả báo quá khứ từ vô lượng kiếp, chúng ta phàm phu không thể can dự được. Không phải chết trên giường là tốt hơn trên hiện trường tai nạn, tất cả chỉ là lý do để ta xa rời thân xác này để đi tới kiếp sống khác’. Anh là người Phật tử có hành trì, tất nhiên không nên đặt tâm vào chuyện được chết trong tình trạng ưng ý, mà tốt nhất là được chết khi “nhất tâm bấn loạn”, khi tâm định tĩnh, khi làm chủ tâm thức lúc lâm chung – phải thế chứ?

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

CÁI TÔI VÀ MINH TRIẾT VỀ "CÁI TÔI"




Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.

Nguyễn Xuân Chiến







Đối với ngươi Đông phương, từ mấy ngàn năm nay, Cái Tôi được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa khám phá và theo dõi rất kỹ lưỡng và sâu sắc; đến nỗi họ mới lập nên một nền triết học về Bản Ngã, về Cái Tôi của con người; với chủ trương: muốn hạnh phúc thì phải giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc của Cái Tôi, hoặc chuyển hóa “Cái Tôi Rác Rưỡi” trở thành Cái Tôi thanh khiết, chân thiện. Đặc biệt, đạo Phật dạy phải nỗ lực diệt trừ “lòng chấp ngã” và luôn luôn đề cao tinh thần Vô Ngã như là một trong Tam Pháp Ấn.