Chương 02 BẢN CHẤT ĐÍCH THẬT CỦA MỌI SỰ VẬT
(01/10/2012) (Xem: 5690)
- Lời giới thiệu của người dịch
- Chương 01 TÌM HIỂU PHẬT GIÁO
- Chương 02 BẢN CHẤT ĐÍCH THẬT CỦA MỌI SỰ VẬT
- Chương 03 BA ĐẶC ĐIỂM MANG TÍNH CÁCH TOÀN CẦU
- Chương 04 SỰ HAM MUỐN VÀ BÁM VÍU
- Chương 05 BA PHÉP TU
- Chương 06 NHỮNG GÌ ĐÃ TRÓI BUỘC CHÚNG TA
- Chương 07 PHÉP QUÁN THẤY SÂU XA BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN
- Chương 08 TẬP LUYỆN VỀ SỰ QUÁN THẤY SÂU XA
- Chương 09 SỰ VƯỢT THOÁT RA KHỎI THẾ GIỚI
BUDDHADASA
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI
Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012
Chương II
BẢN CHẤT ĐÍCH THẬT CỦA MỌI SỰ VẬT
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI
Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012
Chương II
BẢN CHẤT ĐÍCH THẬT CỦA MỌI SỰ VẬT
Chữ "tôn giáo" hàm chứa một ý nghĩa bao quát hơn so với chữ "luân lý". Luân lý có mục đích cải thiện những gì liên quan đến cách hành xử và hạnh phúc của con người. Các loại luân lý đó đều na ná như nhau ở bất cứ xó kẹt nào của thế giới này. Tôn giáo là một phương pháp tu tập thuộc một cấp bậc cao thâm hơn nhiều, thế nhưng các phương pháp thực hành giữa các tôn giáo thì lại hết sức khác biệt nhau. Luân lý giúp cho ta trở thành một người lương thiện, biết hành xử phù hợp với những nguyên tắc quy định cho nếp sống tập thể trong xã hội, nhằm mục đích giúp mình không gây ra thiệt hại cho người khác. Thế nhưng một người dù cho thật đạo đức đi nữa thì cũng phải gánh chịu khổ đau như tất cả mọi người khác, đấy là những khổ đau liên quan đến sự sinh, sự già nua, đớn đau và cái chết, đấy là chưa nói đến sự chi phối của những thứ u mê tâm thần. Quả thật luân lý không thể giúp loại bỏ được sự thèm muốn, ghét bỏ và u mê, do đó cũng sẽ không loại bỏ được khổ đau. Trong khi đó tôn giáo - nhất là đối với Phật Giáo - nhắm vào những mục đích cao xa hơn: đấy là sự loại bỏ hoàn toàn những thứ ô nhiễm tâm thần, có nghĩa là sự đình chỉ của mọi thể dạng khổ đau liên quan đến sự sinh, sự già nua, đớn đau và cái chết. Điều đó cho thấy là tôn giáo khác với luân lý đơn thuần, và đối với Phật Giáo thì sự khác biệt đó lại còn nổi bật hơn nữa, nhất là khi đem so sánh Phật Giáo với các hệ thống luân lý thông thường trong thế gian này. Quả thật sự khác biệt đó quá lớn và thật hiển nhiên, vì thế chúng ta cũng nên quan tâm tìm hiểu Phật Giáo xem sao.
Phật Giáo là một phương pháp nhằm mục đích mang lại một sự hiểu biết chuyên biệt gắn liền với sự thực hành, và nhằm đưa đến cho chúng ta một sự quán thấy thực tiễn mang một cấu trúc rõ rệt giúp tìm hiểu bản chất đích thật của mọi sự vật. Nên ghi nhớ cách định nghĩa này, vì nó sẽ giúp chúng ta hiểu được Phật Giáo dễ dàng hơn.