Có khoảng
10.000 loài kiến sống trên thế giới, tạo thành các cộng đồng chăm chỉ làm việc,
có tinh thần kỷ luật cao.
Kiến là một động
vật thuộc bộ Cánh màng, lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội, có khả năng
sống thành tập đoàn lớn với hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan
tràn trên khu vực rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn.
Các tập đoàn
kiến đôi khi được coi là siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy
nhất.
Dưới đây là một
số hình ảnh sinh động về loài kiến được tờ New York Times giới thiệu:
Những con kiến
sống ở khu vực khí hậu khô hạn cần dự trữ thức ăn để sống sót trong một thời
gian dài. Ở sa mạc Bắc Mỹ, loài kiến Myrmecocystus sử dụng cơ thể như một thùng
chứa đồ, dự trữ chất dinh dưỡng để có thể “tiếp tế” cho bạn cùng tổ khi cần.
Một
đàn kiến Eciton chuyển động theo "đội hình hàng dọc" độc đáo
Ấu trùng kiến
tuy non nớt nhưng là những thành viên không thể thiếu trong tập đoàn kiến.
Chúng giúp điều chỉnh mức độ dinh dưỡng của tất cả thành viên trong tập đoàn và
ở một số loài chúng rất hữu ích trong quá trình xây dựng tổ. Loài kiến trên ảnh,
kiến Dracula, từ vùng Madagascar, là một trong số hàng nghìn loài kiến chưa được
phân loại chính thức.
Các nhà
nghiên cứu thuộc ĐH Arizona, Mỹ, theo dấu hoạt động của từng
cá thể
trong cộng đồng kiến bằng cách đánh dấu nhiều màu sắc lên bộ cánh của chúng
Loài kiến
Ấn Độ, Harpegnathos saltator, sẽ là một trong những loài kiến đầu tiên được
sắp xếp
bộ di truyền
Một chú kiến
Podomyrma đang “chăm sóc” một con sâu bướm Lycaenid ở khu vực Nam Australia. Những
loài sâu bướm này chứa các chất hấp dẫn loài kiến, ngược lại kiến sẽ bảo vệ sâu
bướm khỏi các động vật ký sinh khác. Kiến là loài có số lượng lớn nên nhiều
loài khác phải phụ thuộc vào chúng theo nhiều cách.
Kiến Malagasy
được coi là loài kiến có hình dáng kỳ lạ nhất trong họ hàng nhà kiến. Chúng sống
phụ thuộc vào những lá cây rơi rụng của vùng nhiệt đới.
Hai chú kiến
Pogonomyrmex ở hai chiếc tổ cạnh nhau đang tham gia vào một cuộc tranh đấu “lễ
nghi”, phô diễn sức mạnh nhưng không làm tổn thương nhau. Các nhà khoa học tin
rằng, các tập đoàn kiến sử dụng hành động này để thu thập thông tin về “hàng
xóm” của mình. Hiểu biết về sức mạnh của kẻ thù giúp các loài kiến thiết lập
biên giới lãnh thổ, tránh “xung đột đổ máu”.
Một số loài kiến
lại chia nhỏ thành nhiều loài với hình dáng và kích thước khác nhau, để thực hiện
nhiều nhiệm vụ. Sự khác biệt về kích cỡ giữa hai chú kiến này là kết quả của sự
phụ thuộc lẫn nhau về dinh dưỡng.
Loài kiến
Cecropia đang canh gác khu vực của mình trước những kẻ xâm chiếm. Khi làm việc
cùng nhau, chúng sẽ bao vây và khiến kẻ thù bất động bằng cách trói chặt kẻ
thù.