Hiển thị các bài đăng có nhãn Duy thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duy thức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

THỨC BIẾN | DUY THỨC


THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003


DUY THỨC


A. Nghĩa chữ Duy Thức
Duy thức là duy cái biết, do cái biết, hoặc y nơi cái biết (bỉ y thức sở biến).
Muôn sự muôn vật không thể hiện hữu ngoài định lý duyên sanh, nghĩa là chúng chỉ hiện hữu giữa các mối quan hệ, lớp này lớp khác trùng trùng vô tận, một làm duyên cho tất cả, tất cả duy một, tất cả làm duyên cho một, một duy tất cả.
"Do cái này có nên cái kia có,
Do cái này sinh nên cái kia sinh,
Do cái này không nên cái kia không,
Do cái này diệt nên cái kia diệt."
Như thế là duyên khởi, y tha khởi. Trong đó, nếu nói "duy" thì cái nào cũng duy được hết, duy sắc, duy hương, duy vô minh, duy căn, duy trần v.v. Như cổ nhân có câu: "Nhất sắc nhất hương, vô phi trung đạo". Ngài Thiên Thai Trí Giả nói: "Tùy niệm nhất pháp, giai thị pháp giới" (Bất cứ đưa ra một pháp nào, pháp đó đều là pháp giới muôn pháp).
Thức là một trong hết thảy pháp, nhưng thức có năng lực đặc biệt là phân biệt biết được cái khác và tự biết được mình, nó là chủ lực ở ngay trong mỗi chúng sanh. Chính cái biết này làm cho các pháp trong đồng nhất tính duyên khởi, vô danh vô tướng, vô thỉ vô chung, vô trung vô biên (không trong không ngoài), nổi lên thiên hình vạn trạng, rồi mê muội chạy theo giả tướng thiên hình vạn trạng đó mà đắm trước, tạo nghiệp, buộc ràng theo nó, gây nên khổ đau.
Các pháp khác không có năng lực này, chỉ có thức mới có năng lực này, cho nên chỉ nói duy thức mà không nói duy cái khác.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

THÀNH DUY THỨC LUẬN | II. PHÁ CHẤP NGÃ


Share on facebook
THÀNH DUY THỨC LUẬN 
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang 
Việt dịch : Hòa Thượng Thích Thiện Siêu 
Mùa An cư P.L. 2539 – 1995
II. PHÁ CHẤP NGÃ
- Làm sao biết được thật không có ngoại cảnh, chỉ có nội thức sanh ra tợ như ngoại cảnh, nên không thể có thật ngã, thật pháp?
- Thế nào là không thể có thật ngã?
- Chấp thật ngã lược có ba thứ:
1. Chấp ngã thể thường hằng châu biến, lượng đồng với hư không, tùy nơi tạo nghiệp mà thọ khổ, thọ vui.
2. Chấp ngã thể tùy thường mà lượng thì bất định, tùy theo thân lớn nhỏ mà nó có dãn ra hoặc rút lại.
3. Chấp ngã thể thường nhưng rất vi tế như một cực vi, nó thầm chuyển dịch trong thân, tạo tác sự nghiệp.
- Lối chấp ngã thứ nhất ấy không đúng lý. Vì sao? Chấp ngã là thường hằng châu biến, lượng đồng với hư không, thì lý đáng ngã ấy không theo chân để chịu sự khổ vui. Lại ngã là thường, là biến thì lý đáng ngã ấy không động chuyển, như thế làm sao ngã ấy có thể theo thân tạo tác các nghiệp?

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

THÀNH DUY THỨC LUẬN | Tựa


Share on facebook
THÀNH DUY THỨC LUẬN 
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang 
Việt dịch : Hòa Thượng Thích Thiện Siêu 
Mùa An cư P.L. 2539 – 1995

TỰA 
- Muôn sự muôn vật từ đâu đến và sẽ đi về đâu?
- Muôn sự muôn vật là gì mà lại từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu?
- Kia sông nọ núi, dây người đó vật, kìa nhà kìa xe v.v... đó không phải là muôn sự muôn vật sao?
- Đâu phải. Hãy theo dõi cuộc đàm đạo giữa vua Di lan đà và Tỳ kheo Na tiên thử xem (Vua Di lan đà người gốc Hy lạp, một bộ tướng của Á lịch sơn đại [Alexander 356-323 trước Tây lịch], cai trị vùng Tây Bắc ấn, tại thượng lưu Ngũ Hà, khoảng giữa thế kỷ thứ hai, ba trước Tây lịch).
Một hôm vua đến chùa San khê đa (Sankheyya) thăm, gặp Tỳ kheo Na tiên, tọa chủ chùa này. Vua hỏi:
- Bạch Đại đức, qúy danh là gì?
- Người ta gọi bần tăng là Na tiên. Các pháp hữu của bần Tăng cũng gọi bần Tăng là Na tiên. Nhưng đó là tên suông, đặt ra để phân biệt người nọ với người kia mà thôi, chứ trong cái tên đó không hề có cái "ta" hay cái "của ta".
Vua ngạc nhiên liền phân bua với người chung quanh:
- Các vị hãy ghi nhớ lời của Đại đức Na tiên vừa nói. Ngài nói không có cái ta trong cái tên Na tiên, có tin được chăng?