Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm thức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

BẢN CHẤT CỦA TÂM THỨC


BẢN CHẤT CỦA TÂM THỨC 
Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama, 
Nottingham, England, 24/05/2008 
Anh dịch: Alexander Berzin 
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 26/10/2011

hhdl-by-rgmsNHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Tu Tuệ - Phát Huy Tâm Thức Giác Ngộ

12. Phát Huy Tâm Thức Giác Ngộ


Share on facebook

TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông

12 
Phát huy tâm thức Giác Ngộ

Chăm lo cho kẻ khác sẽ mang lại nhiều lợi ích
Tịch Thiên khẳng định rằng sự quyết tâm mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh có giác cảm sẽ làm dâng lên hạnh phúc và hân hoan trong lòng mình. Trái lại nếu chỉ biết chăm lo cho chính mình thì không sao tránh tránh khỏi mọi khó khăn, thảm kịch và tai họa xảy đến với mình (quá chăm lo cho mình là cách tạo ra nhiều tham lam và lầm lẫn, đưa đến sự xung đột về quyền lợi với những người chung quanh. Đấy chính là cách tự cô lập mình và tạo ra cho mình mọi thứ khó khăn, đưa đến tai họa và thảm kịch một cách dễ dàng). Tịch Thiên nói rằng nào có cần phải nhắc đến chuyện ấy đâu: chỉ cần nhìn vào tấm gương của Đức Phật cũng đủ. Có phải là Ngài luôn mong cầu tất cả chúng sinh được an lành và âu lo cho số phận của chúng ta hôm nay, tức cái số phận mà chúng ta hiện đang phải gánh chịu hay không? Điều ấy có thể nhận thấy thật dễ dàng khi so sánh giữa những khó khăn mà con người bình dị luôn phải đối đầu và các phẩm tính giác ngộ và trí tuệ của chư Phật. Sự so sánh đó sẽ giúp chúng ta nhận thấy sự khác biệt lớn lao giữa đức độ và những điều lợi ích mà người tu tập được thừa hưởng từ ước vọng mang lại sự tốt lành cho tất cả chúng sinh có giác cảm, và những điều bất lợi cũng như các hoàn cảnh thiệt thòi của những người ích kỷ chỉ biết chăm lo cho quyền lợi của riêng mình.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Tâm vận hành như thế nào?

      
       Thích Nhất Hạnh
 
Trước khi có thể đi cho tổ tiên, đi cho những người làm hại mình, chúng ta cần học cách đi cho chính mình. Để làm được điều này, chúng ta phải hiểu được tâm mình, hiểu được sự liên hệ giữa đôi chân và khối óc. Thiền sư Thường Chiếu nói rằng: “Khi chúng ta hiểu được sự vận hành của tâm thì sự thực tập của chúng ta trở nên dễ dàng.” Nói cách khác, nếu chúng ta có chánh niệm thì đôi chân của chúng ta sẽ đi một cách rất tự nhiên.