Hiển thị các bài đăng có nhãn Tịnh độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tịnh độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Tịnh Độ cầm tay

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh


Ta phải rèn luyện để cho mỗi bước ta đều về được, mỗi bước ta đều tới được. Đây là Tịnh Độ, Tịnh Độ là đây. Đúng là Tịnh Độ rồi, ta không cần phải đi kiếm nữa.

Có một cặp vợ chồng ở bên Đức qua và đang ở lại đây một tuần. Cả hai còn trẻ và đang tu theo Tịnh Độ. Họ nói với sư cô Chân Không là họ cũng thích tu Thiền nhưng họ chọn theo Tịnh Độ bởi vì: “Lỡ mình chết thì mình về Tịnh Độ liền, còn nếu mình tu Thiền thì hơi nguy vì tu Thiền mà lỡ nửa chừng bị chết thì mình không biết sẽ đi về đâu. Thành ra tu Tịnh Độ cho chắc ăn”. Sư cô Chân Không đã chỉ bày họ thấy được cái tánh bất nhị giữa Thiền và Tịnh Độ và họ đã hiểu.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Thiền trong Tịnh Độ tông



Tác giả: Tiến sĩ Alfred Bloom, Giáo sư Danh dự về Tôn giáo, Đại học Hawai’i - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Chúng tôi có thể nói rằng ‘Niệm Phật’ là hình thức thiền tập qua việc tập trung tâm thức chúng ta về Đức Phật Di Đà và ý nghĩa những đại nguyện của Ngài vì cuộc sống của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều thấy rõ sự phổ biến về thực tập thiền quán trong xã hội đương thời bất chấp sự hội nhập tôn giáo. Mặc dù thiền quán có một vị trí nổi bật trong việc thực tập của Phật Giáo từ lúc khởi đầu của nó, nhưng Thân Loan đã phủ nhận sự thực tập của tự lực (tự cố gắng) và đối lập đến niềm tin và nương tựa Đại Nguyện của Đức Phật Di Đà như con đường để giác ngộ. Như một kết quả, Tịnh Độ Chân Tông đánh mất cơ hội để chia sẻ tuệ giác tâm linh của nó với nhiều người tìm cầu trong xã hội đương thời, những người tìm sự tin tưởng tâm linh qua thiền quán. Chúng ta cần phải thấu hiểu nền tảng quan điểm của Thân Loan Thánh Nhân liên quan đến sự thực tập thiền quán.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam



TK. Ta Bà Ha

Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả.

Vâng ! Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả.

Ở đây chúng tôi không dám luận bàn về tôn chỉ của hai phái, chỉ cung cấp một vài cứ liệu minh chứng cho sự hiện diện đó trong thực tế lịch sử.