Hiển thị các bài đăng có nhãn Minh Chánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Minh Chánh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Tai hại của vô minh và vọng tưởng

Lama Zopa Rinpoche 
Minh Chánh chuyển ngữ

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó.

Vô minh

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó. Nó thấy một vật tồn tại từ bên cạnh của cái chuông, một vật tồn tại từ phương diện của chính nó, từ khía cạnh của đối tượng. Nếu tập trung chú ý, nếu phân tích cẩn thận cách mà cái chuông tồn tại là do tâm quy ước, thì bạn có thể thấy không có gì xuất phát từ khía cạnh của cái chuông. Khi quán chiếu sâu sắc về ý nghĩa của “chỉ đơn thuần do tâm quy ước”, bạn có thể thấy rõ không có gì tồn tại từ khía cạnh của đối tượng. Khi tập trung chú ý vào điều này, bạn thấy rõ cách thức mà sự tồn tại của nó chỉ xuất phát từ tâm của mình.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phật Giáo và Kinh Doanh



Tác giả: Pan 
Người dịch: Minh Chánh

Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ Kinh), đức Phật đã trình bày trách nhiệm và bổn phận tương quan để điều chỉnh các mối liên hệ gần gủi nhất của chúng ta, bao gồm giữa người chủ và người làm công- trrong bối cảnh xã hội ngày nay, cũng có thể bao hàm cả chủ lao động và người lao động.

Hòa thượng tiến sĩ Medagama Vajiragnana, viện chủ tu viện Phật giáo ở Lôn Đôn, thỉnh thoảng nghỉ rằng Phật giáo không liên quan đến các vấn đề vật chất, chẳng hạn như phát triển kinh tế và kinh doanh kiếm sống hằng ngày của một người nào đó. Tuy nhiên, điều này không phải như vậy. Đối với những người nổ lực sống đời sống của mình theo giáo pháp, những lời dạy của đức Phật, cũng có thể ứng dụng hoạt động kinh doanh và là một hướng dẫn hữu ích nhất trong việc học cách điều chỉnh chính mình sao cho hợp lý .