Hiển thị các bài đăng có nhãn giacngo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giacngo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Bay theo hình chữ V

Khi thấy những bầy ngỗng bay về phương Nam để tránh rét theo hình chữ V, bạn có tự hỏi vì sao chúng lại bay như thế?

Bởi lẽ, khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được khoảng 70% sức lực so với khi chúng bay riêng lẻ.

Mỗi khi bay lạc khỏi hình chữ V, ngỗng nhanh chóng cảm thấy những khó khăn của việc bay một mình và lập tức trở lại đàn bay theo hình chữ V như cũ để được hưởng những ưu thế bay theo đàn.

Lúc con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí phía sau bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ lên dẫn đầu.

Tiếng kêu của bầy ngỗng từ phía sau sẽ động viên những con đi đầu giữ vững tốc độ của chúng.
Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương không thể bay theo, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi đàn để cùng hạ xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương có thể bay được hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương Nam. (Theo Nghệ thuật sống)

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Khái niệm Yoga trong Phật giáo

NSGN - Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn Độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây Tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hòa hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lý.
Yoga là một danh từ nam tính phái sinh từ gốc động từ √yuj, bao hàm các nghĩa liên tiếp, tiếp hợp. Thuật ngữ này được tìm thấy trong các sách thuộc thời đại Lê-câu-phệ-đà (Ṛg-Veda) và Áo nghĩa thư (Upaniṣad), nó ám chỉ phương pháp điều hòa hơi thở và quán sát nhằm đạt đến lý tưởng ‘Ngã Phạm nhất như’ (hiệp thông với Phạm thiên). Như vậy, trong tôn giáo và triết học Ấn Độ xa xưa, việc tu tập nhằm kết hợp với Phạm thiên hoặc sẽ cộng trú với Phạm thiên được gọi là Yoga.

Trước khi Siddhārtha thành Phật, Ngài đã từng thực tập phương pháp này với các bậc thầy Yoga như Ārāḍa Kālāma, UdrakaRāmaputra. Sau khi thành Phật, Ngài cũng sử dụng phương pháp này làm tiền đề cho các pháp môn tu tâm, tu tuệ mà Ngài đã khám phá ra, nhưng Đức Phật sử dụng phương pháp điều hòa hơi thở không nhằm đến chứng đắc các tầng thiền và càng không phải để cộng trú với Phạm thiên mà hướng tâm đến tuệ quán duyên khởi nhằm chứng các thánh quả vượt ra ngoài ba cõi.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Pháp & tợ pháp

GN - Lúc Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, Ngài đã khuyên đệ tử dựa theo 4 điều y cứ (tứ y) để tu hành liễu thoát sanh tử, trong đó điều đầu tiên là “Y pháp bất y nhân”. Pháp chính là kinh điển. Kinh điển cũng hiểu rộng ra là lời giảng kinh và khai thị của các bậc đã triệt ngộ.

Không dựa vào kinh điển tu tập, người ấy có nguy cơ đi lệch đường đạo. Không thâm nhập kinh điển, có chút công phu dễ nhầm mình chứng đạo. Ở tầng trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ, người ta dĩ nhiên “sống trong định” bèn tưởng mình là Phật, chẳng ngờ hết phước lại rớt xuống hạ giới như thường. Nói gì đến những vị ở hạ giới tĩnh tọa hàng tháng trời lại tưởng mình đã ra khỏi Tam giới. 

Ngay ở xứ Ấn và bên Tây Tạng, người người tham thiền đến râu tóc phủ kín mặt song đa phần giống như cốc nước để lâu nên lắng, lúc xả thiền tiếp xúc với nghịch duyên trần cảnh thì cấu cặn lại trỗi lên. 

Nhiều vị nhập định sâu, chỉ một chút sanh tâm tự mãn liền rơi vào “ấm ma”; ma tạo cảnh giới ảo và họ tha hồ vi vu khoái lạc, tha hồ gieo rắc nghiệp chướng. Đau xót nhất là hiện tượng tuyên bố mình chứng quả. Xưa nay trong nhà Phật, gần như ai chứng Thánh quả đều không hé lộ. Do duyên cơ nào đó “bị lộ”, họ sẽ bỏ xác phàm rời nhân gian. Cũng có trường hợp “khai” mình chứng quả, liền nhập Niết-bàn. Đây gần như là nguyên tắc chưa có ngoại lệ. 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Ăn chay - ăn trứng

HỎI:Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. 
Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng. 
Tôi thảo luận với mẹ chuyện này nhưng mẹ nói người ta tu ở bên Tây nên ăn được, hiện tôi rất thắc mắc nên nhờ quý Báo giải đáp. Tôi ăn chay đã hơn 10 năm, vì một số bệnh duyên nên bác sỹ bảo thỉnh thoảng phải ăn trứng để bổ sung thêm dinh dưỡng. 
Theo bác sỹ thì ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Tôi có tìm hiểu thì một số vị bảo là người ăn chay trường có thể ăn trứng gà công nghiệp. Việc đó không biết đúng sai thế nào, xin quý Báo hoan hỷ giải thích. (DIỆU HẢI, dieuhai12...@yahoo.com.vn; QUẢNG TUỆ, KP.3, P.7, Q.5, TP.HCM)

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Quan điểm của Phật giáo về nghèo khó & thịnh vượng

NSGN - Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy.


Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.

- “Sự nghèo khó (danh từ): Là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc, hàng hóa, hoặc các phương tiện vật chất; sự bần cùng; sự túng thiếu hoặc thiếu một vài thứ cụ thể nào đó; như là nghèo về ý tưởng, túng thiếu về những yếu tố hoặc những phẩm chất cần thiết; hay như là sự nghèo nàn của đất”(1).

- “Sự thịnh vượng (danh từ): Là trạng thái thịnh vượng; sự thành công trong bất kỳ sự nghiệp nào đó; vận may. (Thịnh vượng: [có triển vọng, may mắn] được diễn tả bởi sự may mắn; thành công; hưng thịnh hoặc phát đạt; giàu có)”(2).

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Khái niệm thời gian trong Phật giáo

NSGN - Chỉ có sát-na hiện tại là có thực, cho nên chúng ta không nên lo lắng về quá khứ hay tương lai, hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại với tâm chánh niệm. Làm được như thế thì trong tương lai, nhiều điều tuyệt vời, đầy hứa hẹn sẽ đến với chúng ta...

Dẫn nhập

“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.

Những thông điệp mà tôi học được từ bài học này nhắc nhở rằng, tôi phải thực tập lời Phật dạy một cách nghiêm túc. Tôi không nên để thời gian trôi qua một cách vô ích mà không làm điều gì có ý nghĩa. Suốt 39 năm qua, tôi đã nhọc công đi tìm ý nghĩa của cuộc sống của chính tôi. Tôi luôn luôn tự hỏi: “Phải chăng tôi có sự sống?”, “Mạng sống của tôi sẽ kéo dài được bao lâu?”, “Phải chăng mạng sống của tôi chỉ kéo dài trong một sát-na ngắn ngủi, hay là kéo dài hàng trăm năm với sự tiếp nối của một dòng chảy từ sát-na này đến sát-na khác?”.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Đối tượng của Thiền quán

Giác Ngộ - Đối tượng của thiền quán là sắc pháp và tâm pháp hay thân thể và tâm thức.
Sắc pháp là những pháp thuộc về vật lý, bao gồm các thể tính không biểu hiện cụ thể, cho đến các hình sắc, âm thanh, mùi vị,… mà các quan năng có thể nhận thức được. Tất cả những sắc pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán.


Tâm pháp là những pháp thuộc về tâm lý hay tâm thức. Cảm giác, tri giác, ý chí, tư niệm; hiểu biết, phân biệt... đều là những thành phần của tâm pháp, hay tâm thức. Tất cả những yếu tố của tâm pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán.

Thiền là phương pháp làm cho tâm ngưng lắng hết thảy mọi thứ phiền não. Quán là nhìn sâu vào trong lòng của đối tượng để nhận rõ tác nhân, tác duyên, bản chất cũng như tác dụng của chúng.

Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, Đức Phật dạy bốn phương pháp thiền tập:

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Siddhattha đã cho đời một định nghĩa về Mỹ học

Giác Ngộ - Mỹ học là một khái niệm chung, nó chỉ định bộ môn khoa học nghiên cứu những mối quan hệ thẩm mỹ. Do vậy, không có một mỹ học riêng của từng dân tộc, từng cộng đồng xã hội. Nhưng, tùy từng tồn tại, vẫn có thể có những hệ thống tư tưởng thẩm mỹ, những mỹ cảm riêng biệt.

Cho nên, chúng ta vẫn có thể chấp nhận khái niệm "hệ thống mỹ học Phật giáo". 
Nếu nghệ thuật là ngôn ngữ của những nỗi đau đời- "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" (Nguyễn Du), thì Siddhattha là một nghệ sĩ lớn. Và nếu nghệ thuật cũng là ngôn ngữ của cái VÔ, thì Siddhattha cũng là một nhà mỹ học vĩ đại, Siddhattha là nhà mỹ học của thể nghiệm thẩm mỹ thông qua một chủ thể mang biện chứng thẩm mỹ nội tại. Do vậy, hệ thống mỹ học ấy rất sâu lắng, cái sâu lắng của tự thân vận động.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Ngõ vào bản thể

LTS: Sau những loạt bài Phật học ứng dụng đăng tải trên Giác Ngộ, được tác giả kết tập thành sách Hiểu về trái tim, một ấn phẩm được đông đảo bạn đọc quan tâm và đón nhận gần đây, thầy Minh Niệm tiếp tục dành cho Giác Ngộ loạt bài Phật học ứng dụng mới, với chủ đề "Con đường thảnh thơi".

Con đường thảnh thơi vốn có thật và thênh thang, tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt chân thoải mái và an lạc trên con đường này, nhất là khi chưa thực sự hiểu về trái tim của mình và người. Xin giới thiệu những cung bậc của "Con đường thảnh thơi"đến với độc giả xa gần. G.N

Thực tại bí ẩn

Hiện nay các nhà khoa học đều cho rằng những gì mà chúng ta nhìn thấy trong thực tại đều không đúng như chính nó đang là. Immanuel Kant là một khoa học gia người Đức (1724-1804) đã từng phát biểu rằng: "Cái mà chúng ta nhìn thấy chỉ là thứ thực tại được hiện lên đúng với trình độ mà chúng ta biết về nó mà thôi. Thực tại là chính nó, chúng ta không bao giờ biết được với tính chất của một hiểu biết khoa học". 

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Tính cách tức thời, tại đây và bây giờ của Tịnh Độ tông

Giác Ngộ - Khi niệm Phật, quán tưởng, hồi hướng…, là chúng ta "đang sanh" vào Tịnh độ, đang đi vào Tịnh độ. Bằng những thực hành ấy, chúng ta đang đi sâu hơn vào Tịnh độ, hay nói cách khác, chúng ta đang đi lên các bậc Cửu phẩm ngay ở đây và lúc này.

Chánh niệm tỉnh giác với sự việc đang sanh này là niềm vui và hạnh phúc hiện tại của hành giả Tịnh Độ tông.

1. Tịnh Độ tông là Đại thừa

Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà tiểu bản) thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa… và các luận Đại thừa Khởi Tín, luận Ma ha Chỉ quán của Thiên Thai Trí giả… và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh độ.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Niệm Phật có nghĩa là…

GN - ...Có nghĩa là buông và bỏ. Buông và bỏ cái tôi và cái của tôi. Tất nhiên, muốn buông và bỏ được thì phải thực tập, dần dần, tinh tấn thì mới có kết quả. 

Chư Tăng và Phật tử hướng về Đức Từ phụ A Di Đà
nhân khánh đản của Ngài - Ảnh: Chùa Hoằng Pháp
Quý thầy giảng về Tịnh độ, dạy phương cách niệm Phật vẫn hay nhắc mình rằng: “Khi niệm Phật, quý vị nhớ chú tâm, đừng để cho tạp niệm chen vào, đừng nhớ nghĩ quá khứ, mơ tưởng tương lai, chỉ nhớ tới Phật thôi…”. 

Lời nhắc ấy ngụ ý rằng, những tạp niệm (gồm những ý niệm mung lung) mà mình vẫn nhớ trong thời khắc niệm Phật là những chuyện thuộc về cuộc sống đã qua (quá khứ) và những tính toán, ước vọng tương lai (những chuyện chưa tới) với những lo lắng, mong muốn, hoài niệm vui buồn. Đó là những chuyện như thằng con tôi, cái nhà của tôi, tôi của ngày mai mốt đó… chen ngang vào hình ảnh Đức Phật để rồi nó dắt dẫn mình ra khỏi “niệm Phật đường” dù tay mình vẫn lần chuỗi hạt, miệng mình vẫn lẩm nhẩm “Nam-mô A Di Đà Phật”.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Cát bụi phận nào…

Ta là hạt bụi. Nhận chân điều này là một nhận chân sự thật về sự sanh-trụ-dị-diệt, theo tinh thần của lời Phật dạy. Đó cũng là nhận diện về sự vô ngã mà con đường của đạo Phật đi tới nhằm giúp cho hành giả buông chứ không phải buộc (dính mắc vào cái tôi và cái của tôi).

Hạt bụi nào hóa kiếp thân ta? - Ảnh minh họa
Theo đó, hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi (*) ngỡ như một câu hỏi nhưng thật là một câu khẳng định về sự vô thủy vô chung, nương nhau biểu hiện của sự sự vật vật trong cõi Ta-bà này. Vì sao không đầu, không cuối? Bởi tất cả đều do duyên sanh-diệt, cái này nối tiếp cái kia, cái này có thì cái kia có. 

Tính chất nương nhau biểu hiện (tính tương tức) của sự sự vật vậy vì thế không thể chặt khúc ra để phân tích và cũng không thể nhận biết ta đến từ nơi nào cụ thể cả. Từ duyên sinh diệt, hiểu đúng thì như vậy để không chấp trước, để thấy rằng mình đã vần xoay, luân hồi sanh tử, xuống lên sáu đường từ vô lượng kiếp rồi.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Đặc tính của Chánh pháp

Giác Ngộ - Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.

Chánh pháp do Đức Phật giảng dạy có những đặc tính như sau:

Hiện kiến

Pháp do Đức Phật thuyết giảng, pháp ấy có thể thực hành và có thể chứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại. Chẳng hạn, sau khi quán chiếu, Đức Phật đã thấy rõ pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển là thấy ngay gốc rễ của sinh tử. Và Ngài quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo hoàn diệt là thấy rõ ngay sự có mặt của giải thoát và giác ngộ.


Lại nữa, trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển, thì trong đó Ngài đã thấy rõ ngay Khổ đế và Tập đế. Và trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo hoàn diệt thì ngay ở giây phút ấy, Ngài thấy rõ Diệt đế và Đạo đế. Do tu tập và thấy rõ pháp một cách thường xuyên như vậy, nên thực hành pháp của Phật, hành giả có thể chứng nghiệm đời sống giải thoát và an lạc trong từng giây phút của sự sống, nghĩa là có chứng ngộ và sự giải thoát ngay trong cuộc sống này.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Sống chung với sợ hãi


GNO - Theo quan điểm Phật giáo, có nỗi sợ hãi lành mạnh và nỗi sợ hãi không lành mạnh.

Thoát ra "chiếc bóng" sợ hãi - Ảnh minh họa
Ví dụ, khi ta sợ một điều gì không làm hại ta, như sợ con nhện; hoặc sợ một cái gì ta không thế tránh được, như sợ tuổi già hay bệnh tật hay tai nạn. Tất cả những nỗi sợ hãi này đều không lành mạnh, vì nó chỉ làm cho chúng ta không vui và khiến ta bị tê liệt ý chí mà thôi.





Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Thiền và sức khỏe

Giác Ngộ - Mong muốn chữa trị bệnh tật là cơ duyên khiến tác giả tìm đến Thiền. Bước đầu tiếp cận Thiền qua các sách như Thiền tông Việt Nam, Ba trụ Thiền, Ba mươi ngày thiền quán. Sau đó, tác giả may mắn được dự các khóa tu do Thiền sư Nhất Hạnh tổ chức tại chùa Từ Hiếu, tu viện Bát Nhã…, cùng với duyên lành tinh tấn thiền định của tự thân mà vượt thắng bệnh tật. Thiền mang đến kết quả xa là giác ngộ, gần là an lạc thân tâm. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số kinh nghiệm hành thiền của tác giả đã mang lại kết quả trong chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe...


I-Chuẩn bị

-Tọa cụ: Một tấm mút mỏng hình chữ nhật kích cỡ chừng 60x120 cm, cao chừng 2 cm. Có thể thay bằng chiếc chăn gấp (4 lần) để ngồi cho khỏi đau chân. 

-Bồ đoàn: Một chiếc gối tròn đường kính chừng 25 cm; cao chừng 20 cm bằng vải nhồi bông gòn hay mút. Có thể thay bằng chiếc gối gấp lại, mục đích nâng cao người, giữ thẳng lưng để ngồi cho vững.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Học theo hạnh của đất

Nhẫn - thư pháp chữ Hán
Các sự vật, hiện tượng hiện hữu trong cuộc đời này đều có một giá trị, một ý nghĩa nhất định. Tất cả chúng đều góp phần tạo nên cuộc sống. Nếu tiếp xúc với mọi vật bằng sự quán chiếu thì chúng ta sẽ “nghe” được những đạo lý từ chính các sự vật ở trong cõi đời này chứ không chỉ ở cõi Cực lạc của Đức Phật A Di Đà mới có thể nghe. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp xúc với đất để “lắng nghe” tiếng lòng của đất, và học từ đất nhiều điều bổ ích, giá trị.


Đặc tính đầu tiên đáng để mọi người học tập đó là tính chịu đựng của đất. Dù người ta đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm; hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy, hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ; hay thậm chí là người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ, mừng rỡ mà cũng không chán ghét, tủi nhục, không hề có sự phản kháng hay chống đối, cũng chẳng mảy may có sự vướng lụy. 

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Nghệ thuật sống hạnh phúc

Giác Ngộ - Nghệ thuật sống hạnh phúc là nghệ thuật tạo dựng và duy trì hạnh phúc. Trong đời sống hàng ngày chúng ta có những cảm thọ, những cảm thọ dễ chịu hay những liên hệ trực tiếp với những cảm thọ dễ chịu ấy. Chúng ta có thể hình dung hạnh phúc là những bông hoa trong khu vườn mà người làm vườn có thể chế tác được. Nếu người làm vườn có thể chế tác được những bông hoa thì người hành giả cũng có thể chế tác được hạnh phúc.

Trong một khu vườn, chúng ta thấy có hoa và có rác. Người làm vườn biết chế tác những bông hoa nhưng cũng biết xử lý những cọng rác. Giữa hoa và rác có sự liên hệ. Trong khi chế tác bông hoa, người làm vườn có thể sử dụng rác để làm phân nuôi dưỡng hoa. Nghệ thuật xây dựng và duy trì hạnh phúc có liên hệ đến nghệ thuật xử lý khổ đau. Nếu không có khả năng xử lý khổ đau thì ta cũng không có khả năng tạo dựng hạnh phúc. Hai công việc đó có liên hệ với nhau. Chủ đề Nghệ thuật tạo dựng hạnh phúc có liên hệ mật thiết với chủ đề Nghệ thuật xử lý và chuyển hóa khổ đau, chúng đan xen vào nhau. Khi biết tạo dựng hạnh phúc thì đồng thời ta biết xử lý và chuyển hóa khổ đau. Khi biết xử lý và chuyển hóa khổ đau thì đồng thời ta cũng biết tạo dựng hạnh phúc. Tuy là hai công việc nhưng kỳ thực chỉ là một. Nghệ thuật xử lý khổ đau là nghệ thuật tạo dựng hạnh phúc tại vì, hạnh phúc là sự vắng mặt của khổ đau và khổ đau là sự vắng mặt của hạnh phúc.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tùy thuận vô thường


Vạn vật hiện hữu trên cõi đời này luôn luôn chuyển đổi từ hình dạng này sang hình dạng khác, kể cả tâm -sinh lý mà mỗi con người đều có thể tự mình thấy ra sự thật ấy. Quá trình đổi thay đó gọi là vô thường, nghĩa là không có cái gì thực sự thường còn mãi mãi, mà mọi thứ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và rồi tiếp diễn thay hình đổi dạng. 

Do đó, Đức Thế Tôn dạy rằng: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng (Phàm cái gì có hình tướng đều là hư ảo, tạm bợ - Kinh Kim cang). Tướngở đây không chỉ đơn thuần là tướng trạng bên ngoài mà còn mang bóng dáng của dòng tâm ý dao động, phóng dật trong mỗi chúng ta. Quả thật, vì sự sống luôn luôn đổi thay không đứng yên một chỗ nên con người mới có thể lớn khôn, trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp cơ đồ. Tuy nhiên, sự đổi thay đó đem lại khổ đau hay hạnh phúc là tùy thuộc vào thái độ sống của mỗi người ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn biết sống thuận theo quy luật vận hành tất yếu của tự nhiên mà không phản kháng hoặc quy ước, định đoạt theo nhận thức chủ quan của mình, thì dù mọi thứ đổi thay như thế nào đi nữa, vẫn là vẻ đẹp tuyệt vời cho bạn!

Tâm bình thế giới bình

GN - Người có địa vị và danh vọng cao, nhưng gia đạo không an, con hư, vợ hỏng, thì họ rất khổ...

Khi Đức Phật thành đạo ở cội bồ-đề, Ngài nhận ra rằng trên thế gian này không có khổ, nhưng vì chúng sinh do vọng kiến, nghĩa là thấy và hiểu sai lầm nên hành động sai lầm, mới tạo thành khổ đau của muôn loài ở thếgian. Ba điều sai lầm là thấy sai, hiểu sai và hành động sai chủ yếu phát xuất từ tâm. Vì vậy, Phật nói Ngài đã nhận ra được ngôi nhà ngũ ấm và từ đây về sau, người chủ ngôi nhà không còn tạo ngôi nhà mới nữa, tức là Ngài không còn tái sanh trong cõi sinh tử luân hồi.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Tản mạn từ chuyện sát sinh

NSGN - Sự vĩ đại và sự tiến bộ về đạo đức của một quốc gia được đánh giá qua cách thức mà quốc gia đó đối xử với loài vật. (The greatness of a nation and its moral progress can be judged by the way its animals are treated).(1) Thánh Gandhi

Những năm gần đây, dù không trẩy hội chùa Hương, nhưng chỉ cần xem truyền hình và đọc báo về “lễ hội truyền thống” này, chúng ta không khỏi kinh hãi trước cảnh tượng những con vật bị moi gan, mổ bụng, róc xương… treo lủng lẳng trên móc sắt được bày bán la liệt từ bến đò Yến Vĩ đến tận chân chùa Thiên Trù. Một cảnh tượng không chỉ gây phản cảm về thẩm mỹ, mà còn đặt ra những câu hỏi nhức nhối về văn hóa. Điều lạ lùng là nhiều “khách hành hương” vẫn có thể thản nhiên chè chén một cách vui vẻ giữa cảnh tượng đáng rùng mình đó trên đường đi lễ Phật!