Hiển thị các bài đăng có nhãn langmai.org. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn langmai.org. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Nhà khoa học nắm tay nhà đạo học

Thích Nhất Hạnh

Tâm sự với một nhà khoa học trẻ tuổi


Hiểu và Thương

Là nhà khoa học, anh (chị) có nhu yếu khám phá. Là người tu thiền, tôi cũng có nhu yếu khám phá. Vì vậy tôi muốn viết thư cho anh.

Tôi nghĩ khám phá là một nhu yếu lớn của con người. Đó là nhu yếu hiểu. Hiểu và thương là hai nhu yếu căn bản. Hạnh phúc là cái có thể có nếu ta làm thỏa mãn được hai nhu yếu căn bản ấy.

Cái hiểu có liên hệ gì đó với cái thương, tôi chắc anh cũng cảm nhận điều này. Cái hiểu, dù là cái hiểu trong khoa học, có công năng đem tới cái thương. Tôi thấy có hiểu mới có thương, nếu không hiểu thì không thể thương, nếu có thương thì đã có hiểu, và sẽ có thêm hiểu. Hiểu và thương là hai mặt của một thực tại, cũng như hai mặt sấp ngửa của một đồng bạc, hay hai dạng sóng và hạt của một điện tử.

Tôi gọi anh là một nhà khoa học trẻ bởi vì anh có rất nhiều thao thức muốn khám phá. Khám phá trước hết là để thỏa mãn cái nhu yếu muốn hiểu của mình. Và nếu anh khám phá ra được một cái gì thật mới thì anh sẽ trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, và tên anh sẽ được ghi lại trong lịch sử khoa học, có thể dưới dạng của một lý thuyết hay một phương trình. Viễn tượng trở thành một nhà khoa học nổi tiếng có thể đem tới cho anh rất nhiều năng lượng để làm việc. Anh có thể ngồi hàng giờ trong phòng thí nghiệm, không nghĩ gì tới chuyện ăn uống và đi chơi, tâm trí để hết vào việc tìm tòi khảo cứu. Cái say mê khảo cứu ấy tuy đem lại cho anh nhiều năng lượng nhưng cũng có thể làm cho anh mệt mỏi và không cho anh nhiều cơ hội để tiếp xúc với những mầu nhiệm của cuộc sống hàng ngày trong anh và chung quanh anh.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Đập vỡ vỏ hồ đào - Phẩm Nhân duyên

Thích Nhất Hạnh

Đập vỡ vỏ hồ đào  - Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận

Trong đạo Bụt chúng ta được học các pháp từ nhân duyên mà sinh khởi, vì vậy đối tượng của phẩm này là quán về nhân duyên. Chúng ta có thể có một khái niệm về nhân duyên (dependent origination, relational origination), nhưng khái niệm về nhân duyên của chúng ta có thể còn ấu trĩ, còn chứa chấp rất nhiều yếu tố sai lầm. Phẩm “Quán nhân duyên” giúp chúng ta vượt thoát những ý niệm về duyên khởi mà chúng ta đang có.

Chúng ta có bản chữ Hán, có bản chữ Phạn, chúng ta có vài bản dịch bằng tiếng Anh nhưng chúng ta chưa có bản dịch tiếng Việt và tiếng Pháp. Trong quá trình học hỏi này chúng ta sẽ tạo ra bản tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, vì bản tiếng Anh chúng ta hiện có đọc rất khó hiểu.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Phương pháp quán niệm hơi thở

KINH AN BAN THỦ Ý TRONG KHO TÀNG NAM VÀ BẮC TÔNG


Chúng ta đã học và đã biết rằng chánh niệm là sự có mặt đích thực của ta trong những giây phút của sự sống hàng ngày. Để cho thật sự có mặt trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực tập chánh niệm. Muốn nuôi dưỡng chánh niệm, thì phương pháp thở là phương pháp hay nhất và cực kỳ quan trọng.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Đi thong dong và thảnh thơi


Trong kinh Hoa Nghiêm, Bụt được tôn xưng là bậc lưỡng túc tôn, là bậc được tôn sùng và quý trọng nhất trên đời, bậc được quý trọng nhất trong các loài sinh vật đi bằng hai chân. Bụt đáng được tôn sùng và quý trọng nhất bởi vì Bụt biết an trú nơi mỗi bước chân của mình. Thiền hành là một pháp môn quan trọng trong đạo Bụt, là một sự thực tập tâm linh rất sâu sắc. Khi bước đi Bụt không cần phải gắng sức. Bụt chỉ đi thôi. Bụt không cần cố gắng, bởi vì khi đi Bụt tiếp xúc được với tất cả những mầu nhiệm của cuộc sống trong tự thân và chung quanh Bụt. Đây là cách thực tập hay nhất, không mang tính hình thức. Quý vị hãy thử đi như vậy, đi để mà đi, không cần gắng sức, không cần đấu tranh, nhưng đó là một sự thực tập rất thâm sâu. Đức Bụt nói: “Sự thực tập của tôi là tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng.”

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Tâm vận hành như thế nào?

      
       Thích Nhất Hạnh
 
Trước khi có thể đi cho tổ tiên, đi cho những người làm hại mình, chúng ta cần học cách đi cho chính mình. Để làm được điều này, chúng ta phải hiểu được tâm mình, hiểu được sự liên hệ giữa đôi chân và khối óc. Thiền sư Thường Chiếu nói rằng: “Khi chúng ta hiểu được sự vận hành của tâm thì sự thực tập của chúng ta trở nên dễ dàng.” Nói cách khác, nếu chúng ta có chánh niệm thì đôi chân của chúng ta sẽ đi một cách rất tự nhiên.