Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Những bước căn bản của Thiền Quán

HT. Thích Thiên Ân 
Quảng Trí việt dịch

Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy xuyên suốt toàn bộ quá trình thực tập thiền.

Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Nói xấu người khác: Hậu quả và cách chuyển hóa

NSGN - “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ...

Nhiều người có thói quen ưa nói lỗi lầm của người khác. Và đôi khi chính họ không nhận thấy thói quen ấy và chỉ nhận diện được nó sau khi đã nói xong. Vậy thì động cơ ở đằng sau việc nói lỗi lầm của người khác, đằng sau xu hướng muốn hạ thấp người khác là gì? Một trong số những minh sư của tôi, ngài Ngawang Dhargye, đã từng nói: “Quý vị ngồi lại với nhau và nói về lỗi lầm của một người khác, về những việc làm sai trái của người đó. Thế rồi quý vị tiếp tục thảo luận về những sai phạm và những phẩm chất tiêu cực của người khác, bởi vì quý vị tự thừa nhận với nhau rằng quý vị là những người tốt nhất trên thế giới”.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Nói xấu người khác: Hậu quả và cách chuyển hóa

NSGN - “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ...


Nhiều người có thói quen ưa nói lỗi lầm của người khác. Và đôi khi chính họ không nhận thấy thói quen ấy và chỉ nhận diện được nó sau khi đã nói xong. Vậy thì động cơ ở đằng sau việc nói lỗi lầm của người khác, đằng sau xu hướng muốn hạ thấp người khác là gì? Một trong số những minh sư của tôi, ngài Ngawang Dhargye, đã từng nói: “Quý vị ngồi lại với nhau và nói về lỗi lầm của một người khác, về những việc làm sai trái của người đó. Thế rồi quý vị tiếp tục thảo luận về những sai phạm và những phẩm chất tiêu cực của người khác, bởi vì quý vị tự thừa nhận với nhau rằng quý vị là những người tốt nhất trên thế giới”.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Giải tỏa sự lo âu

Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều điều khiến cho chúng ta phải lo âu. Và khi sự lo âu ấy kéo dài, có cường độ mạnh thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chúng ta. Lo âu là những rối loạn gây căng thẳng, sợ hãi, e ngại và lo lắng quá mức. Những rối loạn ấy ảnh hưởng đến cách thức chúng ta cảm nhận và hành xử, và chúng có thể biểu hiện qua những triệu chứng vật lý rõ ràng. Sự lo âu ở mức độ nhẹ như là trạng thái mơ hồ và không an tâm, còn sự lo âu nặng có thể là cực kỳ suy nhược, có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày.