Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện thiền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện thiền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Cái lưỡi

Có một vị quốc vương mắc phải chứng bệnh ngặt nghèo, cho mời rất nhiều danh y chữa trị mà họ đều bó tay. Sau đó vua gặp được một thần y, ông ta bảo:

- Đại vương, bệnh này thật ra rất dễ trị, chỉ cần ngài uống được một bình sữa sư tử thì bệnh lành tức thời!

Quốc vương liền hạ chỉ, thông báo cho toàn dân trong nước, ai lấy được sữa sư tử đem đến hoàng cung dâng vua, sẽ được ban cho tước vị, đất đai và châu báu.


Ảnh minh họa

Có một chàng trai nọ rất thông minh lanh lợi lập tức vào rừng, tìm đến tận hang ổ sư tử dò la, rồi mỗi ngày đều mang một con dê tươi béo đến đặt trước cửa hang biếu tặng sư tử. Trải qua thời gian lâu, chàng kết thân được với sư tử mẹ và trở thành bạn thiết. Cuối cùng, lấy được sữa sư tử một cách dễ dàng.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Cái mũi

Akutagawa, Ryunosuke

Việt Châu dịch


Lời người dịch: Là một nhà văn nổi tiếng nhưng Akutagawa Ryunosuke không bao giờ viết truyện dài. Tuy vậy, hầu hết tác phẩm của ông rất độc đáo, đưa ông lên vị trí cao trong văn đàn Nhật Bản. Văn ông giàu điển tích chỉ thấy được trong những tác phẩm nổi danh của Nhật Bản thời cổ. Ngòi bút ông phân tích chi ly tình cảm, niềm vui nỗi buồn, những lo âu, dằn vặt hay ham muốn, những khía cạnh tế nhị của tâm hồn con người. Khi đọc tác phẩm Cái mũi, văn hào Natsume Soseki, một bậc đàn anh trong giới văn học Nhật Bản đã đưa ngay ra nhận xét: “Cứ viết cho được vài chục bài như vậy đi, tên tuổi con người này sẽ lẫy lừng ngay trong giới văn học”.

Tâm lý con người thật phức tạp! Cứ muốn tìm cách thay đổi hoàn cảnh cho thuận lợi hơn. Nhưng chẳng ngờ kết quả ngược lại. Cuối cùng cái gì đã có tự nhiên vẫn quý. Biết thế mà mấy ai chịu như vậy ! Ít người yên vui được trước mọi hoàn cảnh.

Bài này được dịch theo nguyên tác Hana của nhà xuất bản Kadokawa bunko tái bản lần thứ 33 năm 1984. 

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

TINH THẦN THIỀN TẬP - “Tôi có cái bạn muốn”

By Nguyễn Minh Tiến

Tại một khu vực ở thành phố cổ Jerusalem, có một khu chợ trời khá lớn. Sinh hoạt nơi đây rất náo nhiệt - những âm thanh, hình ảnh và những món hàng mua bán tới tấp ngập tràn giác quan ta. Có một lần khi tôi đến Israel hướng dẫn một khóa tu, tôi có đi với vài người bạn đến thăm khu vực ấy. Trong khi chúng tôi đang đi bộ trong một hẻm nhỏ, có một người bán hàng gọi vói theo tôi: “Này này, tôi có cái mà bà cần đây!” Tôi chợt thấy như có một cảm giác rộn ràng chạy rần khắp châu thân. “Ồ hay quá, ông ta có cái mà mình đang cần.” Tôi dừng ngay, quay lại, và đi về phía ông ta. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ: “Mà khoan đã. Trước hết, mình đâu có cần gì đâu; và kế nữa, làm sao ông ta biết là ông ta có cái mà mình muốn?”

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

15 điều đáng suy ngẫm trong cuộc sống

Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.


1. Sống trong hiện tại

Phật hỏi đệ tử:
- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?
Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?
Phật mỉm cười đáp
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở. 

Lời bình:

Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

TỈNH DẬY

Thế gian này có quá nhiều chuyện buồn phiền. Vì vậy, rất nhiều người đi gặp Phật Tổ cùng hỏi về một vấn đề : “Con nên làm thế nào, mới không còn những điều phiền muộn ?” 



Phật Tổ cho đáp án đều như nhau : “Chỉ cần buông tay, con sẽ thôi không phiền não nữa.” 

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Bảo bối

Vào lúc đệ tử học sắp thành tài, sư phụ cho anh ta xuống núi để vượt qua 81 thử thách cuối cùng. Trước khi lên đường, sư phụ cho anh ta một bảo bối.


Bảo bối đó quả là hiệu nghiệm, nhờ có nó, anh ta đã vượt qua được 80 cửa ải như sông lớn, vực sâu hoặc đi qua sa mạc không người, chịu được mùa hè nóng như đổ lửa, mùa đông lạnh như cắt da… Cửa ải thứ 81 là một ngọn núi hiểm trở.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thân giáo

Quảng Tánh


Có vô số thuật dạy người nhưng xem ra thân giáo là việc khó làm nhất của vị thầy. Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnh và chuyển hóa học trò mạnh mẽ gấp nhiều lần nói suông. 

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Tặng một vầng trăng

Quảng Tánh


Kẻ trộm, trộm vặt của người trong xóm làng, ai sơ hở vật gì thì lập tức mất ngay, âu đó cũng là chuyện thường trong thời đói kém, túng quẫn và đạo đức con người, xã hội xuống cấp. Thế nhưng, đột nhập đền chùa miếu mạo, trộm của “thánh thần”, chẳng hề kiêng sợ, không chút bận tâm thì chỉ có trong thời loạn, ấy vậy mà việc này cũng thường xảy ra… 

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Thiền sư Điểu Khòa & Bạch Cư Dị

Một hôm, đại thi hào Bạch Cư Dị đến viếng thăm Thiền sư Điểu Khòa Đạo Lâm, ông trông thấy Thiền sư đang ngồi trên cành cây bên cạnh một tổ chim Khách, liền nói:

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Thiền trong đời của một người hành khất



Tosui là một thiền sư danh tiếng vào thời của ngài. Ngài trụ trì nhiều tự viện và giảng dạy tại nhiều vùng.
Ngôi tự viện sau chót ngài lưu trú lại đông nghẹt môn đồ nên ngài phải tuyên bố với tăng chúng rằng ngài sẽ ngưng giảng dạy. Ngài khuyên họ nên giải tán và tìm nơi khác mà tu học. Sau đó không ai còn gặp ngài đâu nữa.
Ba năm sau một môn đồ tìm thấy ngài đang chung sống với đám hành khất dưới một cái cầu ở Kyoto. Lập tức ông ta van xin ngài chỉ dạy.
"Nếu ông có thể sống được như ta trong hai ngày thì ta sẽ giúp," Tosui trả lời.
Thế rồi vị môn đồ ăn mặc như một kẻ hành khất sống với Tosui một ngày. Qua hôm sau có một người hành khất qua đời. Nữa đêm, Tosui và người môn đồ khiêng xác chết lên chôn ở triền núi rồi trở về chỗ trú ẩn dưới chân cầu.
Tosui ngủ vùi, nhưng người môn đồ lại không thể nào chợp mắt được. Ðến sáng, Tosui bảo: "Chúng ta không phải di xin ăn bửa nay. Ông bạn vừa chết đã để lại một ít nơi kia." Nhưng người môn đồ lợm giọng không ăn được.
"Ta đã bảo là ngươi không thể sống được như ta mà," Tosui kết luận. "Thôi hãy rời khỏi đây và đừng quấy rầy ta nữa."

http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/101cautruyen/unicode/p2.html

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Thiền của Joshu

Joshu khởi sự học Thiền lúc ngài đã sáu mươi tuổi và tiếp tục đến mãi tám mươi tuổi thì liễu ngộ. Ngài dạy thiền từ khi tám mươi tuổi cho đến khi một trăm hai mươi tuổi.

Một lần có một thiền sinh hỏi: "Nếu chẳng có gì trong tâm thì con phải làm sao?"

Joshu trả lời: "Ném nó ra."

"Nhưng nếu con chẳng có gì thì làm sao con ném nó ra được?" thiền sinh tiếp.

"Vậy thì" Joshu bảo "Hãy khiêng nó ra."

http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/101cautruyen/unicode/p2.html

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Ngủ trưa

Thiền sư Soyen Shaku viên tịch lúc sáu mươi mốt tuổi. Hoàn thành sự nghiệp, ngài để lại một giáo pháp dồi dào hơn bất cứ thiền sư nào khác. Giửa mùa hạ, đồ đệ của ngài thường hay ngủ trưa, và ngài giả tảng lơ nhưng riêng ngài thì không bao giờ chểnh mảng.


Khi mới mười hai tuổi, ngài đã học thiền quán giáo pháp phái Tendai. Một buổi trưa hè, khí trời oi ả, cậu bé Soyen duổi thẳng chân đánh một giấc khi thầy vừa đi khỏi.

Ba giờ sau, cậu chợt thức khi thầy trở vào, nhưng đã muộn. Cậu nằm đơ ra đấy ở ngưỡng cửa.

"Xin thứ lỗi cho, xin thứ lỗi cho," sư phụ của ngài thầm thì, bước cẩn thận qua thân cậu bé như thể là của bậc trưởng thượng. Sau lần ấy, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.

http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/101cautruyen/unicode/p2.html

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

AN TỐNG KINH ĐIỂN

Tetsugen, một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớùn vô lường.

Tetsugen bắt đầu du hành và quyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đũ số tiền để khởi sự công tác.

Nhưng lúc ấy sông Uji gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.

Vài năm sau, một trận ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu nhân độ thế.

Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở Kyoto.

Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.

http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/101cautruyen/unicode/p2.html

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

BÀN TAY CỦA MOKUSEN

Mokusen Hiki trụ trì ở một tự viện thuộc tỉnh Tamba. Một trong nhưng đệ tử than phiền với ngài về tánh bủn xỉn của vợ mình. Mokusen đến viếng bà vợ của người đệ tử và giơ ra nắm đấm trước mặt người đàn bà.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Mỗi phút đều là thiền

Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in. Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."

Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.
http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/101cautruyen/unicode/p2.html

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

TẤM DANH THIẾP



Keichu, Một Ðại thiền sư thời Minh Trị, trụ trì đại tự viện Tofuku ở Kyoto. Một ngày nọ, thống đốc của Kyoto đến thăm ngài lần đầu.
Viên thị vệ đưa vào tấm danh thiếp ghi: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.
"Ta chẳng có việc gì quan hệ với ông này," Keichu nói với thị vệ. "Bảo ông ta về đi."
Viên thị vệ mang tấm thiếp trở ra với lời cáo lỗi.
"Ðấy là lỗi tại tôi," ông thống đốc nói và lấy bút xóa đi mấy chữ Thống đốc Kyoto. "Xin thưa lại với đại sư lần nữa."
"Ồ! Kitagaki đấy à?" thiền sư thốt lên khi nhìn thấy tấm danh thiếp. "Ta muốn tiếp ông ấy."

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Những Cuộn Sóng Lớn



Buổi đầu của thời Minh Trị, có một đô vật sĩ tên là O-nami (Ðại Ba).

O-nami mạnh vô song và rất am tường nghệ thuật đô vật. Trong những cuộc đấu riêng trong nội viện, y còn hạ luôn cả sư phụ nữa, nhưng trước công chúng thì y lại nhút nhát đến nỗi môn đệ của y lại đánh ngã được y.

O-nami thấy cần phải tìm một vị thiền sư nhờ giúp đở. Vừa lúc, có một vị sư du hành tên là Hakuju đang dừng chân ở một ngồi chùa nhỏ gần đó, O-nami tìm đến ngay và trình bày nỗi khổ tâm.

"Ðại Ba là tên của ngươi," vị thiền sư trầm ngâm, "vậy thì hãy ở lại trong chùa tối nay. Hãy tưởng tượng rằng ngươi là những cuộn sóng lớn. Ngươi không còn là đô vật sĩ nhút nhát nữa. Ngươi là những đợt sóng thần cuốn phăng tất cả. Cứ làm như thế thì ngươi sẽ trở thành đô vật sĩ vĩ đại toàn quốc.ẽ

Thiền sư lui nghỉ. O-nami tỉnh tọa cố tưởng tượng mình là những ngọn sóng. Y nghĩ ngợi lung tung. Rồi dần dần y có cảm giác của những làn sóng. Ðêm dần qua thì ngọn sóng càng lớn. Chúng cuốn phăng cả bông hoa trong các bình cúng. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị chìm. Trước bình minh thì chẳng còn thấy chùa đâu mà chỉ là một đại dương bao la.

Ðến sáng, thiền sư thấy O-nami còn đang trầm tư mặc tưởng, môi nở nụ cười. Ngài vỗ vai đô vật sĩ. "Bây giờ không còn gì đáng ngại nữa," ngài bảo. "Ngươi là những cuộn sóng ấy. Ngươi sẽ cuốn phăng mọi vật trước mắt."

Ngày hôm ấy, O-nami thắng trận thi đấu một cách d dàng. Về sau không còn ai trên nước Nhật có thể hạ y được nữa.

MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU 
CHUYỆN THIỀN 
Trần Trúc Lâm dịch

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79_4-3742_5-50_6-1_17-73_14-1_15-1/

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Ðúng Và Sai

Khi Bankei mở an cư kiết hạ, môn đồ khắp nước Nhật qui tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một dệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẽ phạm tội phải bị trục xuất, Bankei bỏ qua.


Ít lâu sau người đệ tử ấy lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi thiền viện.

Sau khi xem xong thỉnh nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại. "Các vị là những huynh đệ sáng suốt," ngài nói. "Các vị biết thế nào là đúng và thế nào là không đúng. Các vị có thể tìm nơi khác vừa ý để tu học, nhưng vị sư đệ này lại không biết đâu là điều đúng và sai. Ngoài ta ra, ai là người chịu nhận dạy bảo ông ấy. Ta sẽ giữ ông ấy lại đây cho dù các vị có bõ đi."

Một suối lệ đầm đìa rửa sạch mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.
Trích từ:
MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU 
CHUYỆN THIỀN 
Trần Trúc Lâm dịch 

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79_4-3742_5-50_6-1_17-73_14-1_15-1/

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Tranh biện để được tạm trú

Các vị tăng khi đi hoằng pháp đó đây, nếu khởi biện và thắng được một cuộc tranh luận về Phật pháp với các vị đang trụ trìỉ ở một tự viện thì được lưu trú, nhưng nếu thua thì lại xách gói ra đi.



Trong một ngôi chùa ở phía bắc nước Nhật, có hai vị tăng sĩ huynh đệ kia cùng tu. Vị sư huynh thì uyên bác, nhưng sư đệ thì dốt nát mà lại chột mắt. Có một vị tăng du hành đến xin tạm trú, đã nhã nhặn thách thức một cuộc tranh luận về giáo pháp thâm diệu. Vị sư huynh hôm ấy đã mỏi mệt vì nghiên cứu kinh sách nên bảo sư đệ thay thế. "Hãy ra tiếp và hãy đối thoại trong tĩnh lặng" Sư huynh căn dặn.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Giọng nói của hạnh phúc

Sau khi Bankei qua đời, một người mù thường sống cạnh thiền viện kể với bạn rằng: "Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói. Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cái giọng thầm kín của ganh tị. Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khóai trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt.



"Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buôn rầu."
http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/101cautruyen/unicode/p2.html