Hiển thị các bài đăng có nhãn hạnh phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hạnh phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Hạnh phúc trong già và chết

Thích Nhật Từ



Giảng tại chùa Phước Hậu, Wisconsin, USA ngày 12-07-2007

Phiên tả: Huỳnh Ngọc Hạnh


Di chúc rồi hãy quên đi

Chúng tôi tạm gọi “những nỗi đau sau khi qua đời” bởi vì có những di chúc không được con cháu hiểu biết, thấy được tầm quan trọng và thực hiện nó. Việc viết di chúc thường để lại nỗi canh cánh bên lòng rằng không biết con cháu có làm theo hay không. Khi nỗi lo có mặt thì tiến trình tái sinh sẽ bắt đầu gặp trở ngại.

Nền văn hóa phương Tây rất coi trọng di chúc hay những ước nguyện cuối cùng của người chuẩn bị lâm chung. Phật pháp cũng tương tự, bởi vì khi nguyện ước nào chưa được thực hiện thì con người chưa cảm thấy an tâm ra đi. Người Phật tử hành trì Phật pháp sau khi nêu ra các nguyện ước của mình thì lập tức phải quên nó để không bị nỗi lo níu kéo. Việc người còn sống có thực hiện hay không không ảnh hưởng đến sự ra đi của mình.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Hạnh phúc tuổi già

Thích Nhật Từ


Giảng tại Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp Bình Phước, ngày 05-02-2006

Phiên tả: Giác Minh Duyên

Bản chất của tuổi già

Hạnh phúc tuổi già là một trong những nhu cầu rất căn bản. Nếu thiếu nó, con người thiếu đi bầu trời xanh, không khí trong lành, thiếu những chiếc áo mới, những vật thực chu cấp cho đời sống hằng ngày, tình bạn, tình thân thiết,... Thiếu thốn trong hạnh phúc tuổi già, tuổi già đó trở thành cô đơn, buồn bã, thất vọng.

Cách đây vài chục năm tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng từ 55 đến 60 tuổi, đời sống kinh tế khó khăn, y học chưa phát triển, môi trường hoàn cảnh không thuận lợi nên tuổi già diễn ra sớm hơn và tuổi thọ con người ngắn hơn. Theo thống kê xã hội học, hiện tại ở Việt Nam có trên 3.000 người sống vào tuổi 100. Tuổi thọ trung bình chỉ 65 đến 67 tuổi. Trong khi đó, tại Đức, tuổi thọ trung bình là 85; Tây Tạng là 83. Nhật Bản hiện nay có trên 25.000 người có tuổi thọ gần 100.

Điều gì đã tạo ra sự chênh lệch quá lớn về tuổi già ở các quốc gia? Nếu chỉ lý giải đơn thuần là do ảnh hưởng từ đời sống vật chất khó khăn, lao động vất vả, về phương diện sinh học, vật lý, khoa học thì lý luận đó không sai nhưng nó không lý giải được “Tại sao có rất nhiều nước trên thế giới giàu có hơn nhưng tuổi thọ trung bình của người dân chỉ khoảng 50 đến 60 tuổi?”. Sự khác biệt này nằm ở chỗ nào? Các nhà tâm lý và các nhà tôn giáo học đã tìm và đưa ra giải pháp cơ bản: “Dòng cảm xúc, đời sống tinh thần của con người góp phần rất quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ”. Nếu sống không có niềm vui, hạnh phúc thì những thanh niên vẫn có thể trở thành những ông cụ non.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Hạnh phúc và đau khổ

Vạn Hợp


Tất cả những hạnh phúc và đau khổ của con người bắt đầu bằng những ý nghĩ, hay những lời nói tốt hay xấu, hay những hành động của thân xác như đánh người, trộm cắp, dâm dục gọi là nhân, khi gặp duyên xúc với những người vật bên ngoài (ngoại xứ) mà quả khổ/vui hình thành.

Người nào cũng có cảm giác hạnh phúc/ đau khổ, vui buồn, tham lam sân hận. Nhưng không biết vì đâu mà thân tâm có những trạng thái như vậy.

Con người cứ lập lại cái vòng lẩn quẩn vui / buồn, hạnh phúc / đau khổ, tham lam / sân hận.




Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Nghệ thuật sống hạnh phúc

Giác Ngộ - Nghệ thuật sống hạnh phúc là nghệ thuật tạo dựng và duy trì hạnh phúc. Trong đời sống hàng ngày chúng ta có những cảm thọ, những cảm thọ dễ chịu hay những liên hệ trực tiếp với những cảm thọ dễ chịu ấy. Chúng ta có thể hình dung hạnh phúc là những bông hoa trong khu vườn mà người làm vườn có thể chế tác được. Nếu người làm vườn có thể chế tác được những bông hoa thì người hành giả cũng có thể chế tác được hạnh phúc.

Trong một khu vườn, chúng ta thấy có hoa và có rác. Người làm vườn biết chế tác những bông hoa nhưng cũng biết xử lý những cọng rác. Giữa hoa và rác có sự liên hệ. Trong khi chế tác bông hoa, người làm vườn có thể sử dụng rác để làm phân nuôi dưỡng hoa. Nghệ thuật xây dựng và duy trì hạnh phúc có liên hệ đến nghệ thuật xử lý khổ đau. Nếu không có khả năng xử lý khổ đau thì ta cũng không có khả năng tạo dựng hạnh phúc. Hai công việc đó có liên hệ với nhau. Chủ đề Nghệ thuật tạo dựng hạnh phúc có liên hệ mật thiết với chủ đề Nghệ thuật xử lý và chuyển hóa khổ đau, chúng đan xen vào nhau. Khi biết tạo dựng hạnh phúc thì đồng thời ta biết xử lý và chuyển hóa khổ đau. Khi biết xử lý và chuyển hóa khổ đau thì đồng thời ta cũng biết tạo dựng hạnh phúc. Tuy là hai công việc nhưng kỳ thực chỉ là một. Nghệ thuật xử lý khổ đau là nghệ thuật tạo dựng hạnh phúc tại vì, hạnh phúc là sự vắng mặt của khổ đau và khổ đau là sự vắng mặt của hạnh phúc.