Hiển thị các bài đăng có nhãn NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI

Tác giả : Nguyễn Thế Đăng

Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa và trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7.

Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật.

Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinh Viên Giác:

“Bấy giờ Bồ-tát Văn-thù ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh bên phải ba vòng, chắp tay quỳ thẳng mà bạch rằng: Thế Tôn đại bi, xin vì đại chúng trong Pháp hội này mà giảng nói nhân địa pháp hạnh bản khởi thanh tịnh của Như Lai cùng chỗ phát tâm thanh tịnh của các Bồ-tát trong Đại thừa, làm sao xa lìa các bệnh, khiến cho chúng sanh đời mạt thế sau này cầu nhập Đại thừa khỏi sa vào tà kiến”.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI

NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI - Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
(07/27/2011) (Xem: 46320)


Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI
Nhà xuất bản Phương Đông 2011


Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm.
Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
Nguồn:
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-13203/nhan-qua-dong-thoi-hong-duong-nguyen-van-hai.html