Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Ăn chay một triết lý sống



Tác giả: Avadhutika
Dịch: Vĩnh Phụ và BS Liên Hương
Trình bày: Tâm Kiến Chánh

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

CHỮ TÂM TRONG CHỮA BỆNH

CHỮ TÂM TRONG CHỮA BỆNH 
Nguyễn Hữu Đức

Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
HIỆU ỨNG PLACEBO
Trong quyển sách “Nơi không có bác sĩ” ( Where there is no doctor , ở ta dịch và xuất bản với tựa đề : “Chăm sóc sức khỏe” ), bác sĩ David Werner, tác giả cuốn sách, đã kể lại một trường hợp: “Có lần tôi thấy bệnh nhân nhức đầu dữ dội. Một phụ nữ đưa anh ta miếng khoai mài bảo rằng đây là thuốc giàm đau rất mạnh. Anh ta tin lời đã ăn nó và kết quả là khỏi đau nhanh chóng”. Ở đây, yếu tố tâm lý của người bệnh đã được tác động để phát huy tác dụng tích cực của nó. Khi người bệnh được cho dùng một chất nào đó không phải là thuốc, nhưng nếu người đó có sự tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật, dùng chất đó và khỏi bệnh thì hiện tượng đó được gọi là “hiệu ứng placebo”. Trong chừng mực nào đó, có thề ghi nhận hiệu ứng placebo để giải thích những vụ việc liên quan đến việc chữa bệnh “kỳ lạ” mà nhiều người cho rằng khoa học khó có thể giải thích được . Đó là việc dùng nước lạnh, bùa chú, hay bất cứ thứ gì không phải là thuốc, nói chuhng là dùng những phương tiện , phương cách không theo y học chính thống, nhưng có sự tin tưởng của người bệnh vào tác dụng của chúng vẫn có thể chữa bệnh.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Phiền não và bệnh tật

Phan Minh Đức

Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần. Giữa thân và tâm có sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau.

Khoảng 5.000 năm trước, sách Hoàng Đế Nội kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Quốc đã từng đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặt vấn đề tu dưỡng tinh thần lên vị trí hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh. Ngành Tâm lý học và Bệnh học hiện đại cũng cho biết các trạng thái tinh thần gồm có hai loại là tích cực và tiêu cực. Vui mừng, hoan hỷ, thương yêu, lạc quan, tin tưởng… là những trạng thái tinh thần tích cực có lợi cho sức khỏe. Buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, bất mãn, ghen ghét, đố kỵ, bi quan, chán nản… là những trạng thái tinh thần tiêu cực có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Chuyển đổi chế độ ăn uống từ thịt cá sang rau đậu

Tâm Diệu


Từ nhiều chục năm qua, hàng triệu người Hoa Kỳ, Canada, và các quốc gia phát triển trên thế giới, đã theo đuổi chế độ ăn thực phẩm rau đậu nhằm ngăn ngừa bệnh tật. Họ cho hay chế độ ăn này đem lại nhiều điều lợi ích, ăn ngon và bổ dưỡng. Đa số đều cho rằng chỉ một thời gian ngắn, sau khi từ bỏ ăn thịt cá, chuyển sang ăn thực phẩm rau đậu, cảm giác ngon miệng và thèm ăn trở lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều người phải trải qua tiến trình thay đổi dài vì đối với họ tập quán ăn thịt đã in sâu trong tiềm thức, khó gột rửa trong thời gian ngắn.

Điều quan trọng là chúng ta phải tiến hành từng bước, không nên quá đột ngột thay đổi. Trong bài này chúng tôi sẽ đề cập đến tiến trình thay đổi từ từ bằng cách tái điều chỉnh khẩu vị của chúng ta với những thực phẩm mới.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Tương quan giữa thiền sức khỏe và thiền giác ngộ

Tác giả : Trần Đinh

DẪN NHẬP

Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng:“Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân,Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?”Dịch :“ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân,Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”[1]

Thật vậy, khi chúng ta mang cái thân này thì làm sao tránh khỏi cái khổ về thân và tâm. Về thân thì chúng ta mang biết bao nhiêu là bệnh tật, về tâm thì có biết bao nhiêu ưu tư phiền não. Vậy làm sao để thoát khỏi bệnh tật và phiền não? Đức Phật đã chỉ dạy rất nhiều phương pháp, nhưng người viết chỉ nói về phương pháp “Thiền”. Riêng phương pháp này cũng có rất nhiều như: thiền Minh Sát, thiền Tứ Niệm Xứ, thiền xuất hồn, thiền luân xa, thiền chú…Tên gọi thì nhiều nhưng mục đích chung là đem lại thân thể mạnh khỏe, an lạc trong hiện tại và giải thoát trong tương lai. Cho nên ngày nay thiền không những được áp dụng trong chốn thiền môn với mục đích giác ngộ, mà còn được giới y học dùng để điều trị các bệnh nan y và đã đạt được những kết quả rất tốt, họ tạm gọi đó là thiền sức khỏe.

Đến đây có nhiều người lầm tưởng thiền sức khỏe là một phương pháp thiền khác không phải thiền giác ngộ, mà không biết rằng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Ăn Chay Trường và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu ăn chay nhưng lại thấy một số món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu ăn chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng. Tôi thảo luận với mẹ chuyện này nhưng mẹ nói người ta tu ở bên Tây nên ăn được, hiện nay tôi rất thắc mắc nên nhờ quý Báo giải đáp. Tôi ăn chay đã hơn 10 năm, vì một số bệnh duyên nên bác sỹ bảo thỉnh thoảng phải ăn trứng để bổ sung thêm dinh dưỡng. Theo bác sỹ thì ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Tôi có tìm hiểu thì một số vị bảo là người ăn chay trương có thể ăn trứng gà công nghiệp. Việc đó không biết đúng sai thế nào, xin quý Báo hoan hỷ giải thích.

Bạn Diệu Hải và Quảng Tuệ thân mến!

Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích… và họ ăn chay cũng vì nhiều mục đích khác nhau như tôn giáo, đạo đức, khấn nguyện, sức khỏe hay chỉ đơn giản chỉ là để thay đổi khẩu vị.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Vai trò Thiền học trong Khí công

Thông thường, hễ nói đến Thiền là chúng ta nghĩ ngay đến pháp môn tu của Phật giáo. Thật ra không hẳn vậy. Ngày nay khoa học đã xem Thiền như một phương pháp khoa học được áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nhất là thiền được vận dụng song song với khí công để trị liệu một số bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng và bệnh lý thần kinh.


Thiền (còn gọi là Thiền na), theo Phật giáo định nghĩa là tư duy hay tĩnh lự. Tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy nghiệm, nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của tâm thức. Tĩnh lự có nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát đối tượng (các pháp). Một tên gọi khác là Thiền định hay Tam-muội, được phiên âm từ chữ samadhi trong tiếng Phạn, có nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn.

Tu thiền theo Phật giáo là giữ cho tâm vô vi, chánh niệm, không tạo nghiệp trong kiếp này để kiếp sau thoát được vòng luân hồi sanh tử. Phương pháp ngồi là kiết già phu tọa theo thế hoa sen, giữ chánh niệm tỉnh giác ngay trước mặt bằng cách đếm số hoặc theo dõi hơi thở, tức nhất tâm bất loạn. Cao hơn là vô vi trí não, không để tạp niệm xen vào đầu óc. Trong lúc ngồi thiền, hành giả thở bình thường, không vận khí, không tưởng tượng bất cứ gì khác. Nghĩa là nội tâm và ngoài cảnh đều ở trạng thái tĩnh. Lối tu này giống với phương pháp của y khoa hiện đại, nó có tác dụng rửa não, trị và phòng ngừa được một số bệnh về tâm lý, đặc biệt là bệnh thần kinh. Tuy nhiên, để trị được bệnh của cả tâm và sinh lý một cách có hiệu quả, hành giả cần phải thực hành song song với khí công như vừa nói ở trên.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Thiền và sức khỏe

Giác Ngộ - 

I-Chuẩn bị

-Tọa cụ: Một tấm mút mỏng hình chữ nhật kích cỡ chừng 60x120 cm, cao chừng 2 cm. Có thể thay bằng chiếc chăn gấp (4 lần) để ngồi cho khỏi đau chân. 


-Bồ đoàn: Một chiếc gối tròn đường kính chừng 25 cm; cao chừng 20 cm bằng vải nhồi bông gòn hay mút. Có thể thay bằng chiếc gối gấp lại, mục đích nâng cao người, giữ thẳng lưng để ngồi cho vững.

-Y phục: Để ngồi thoải mái có thể mặc một bộ bà-ba hay vạt hò (thường phục của Tăng Ni, Phật tử cũng có thể mặc y phục này khi dự khóa tu, công quả ở chùa)… rộng rãi. Khi ngồi trước bàn Phật nên mặc áo tràng.

-Chỗ ngồi thiền: Có thể ngồi bất cứ đâu ngoài trời, bãi biển, trong vườn, sân thượng, tốt nhất là ngồi trong phòng thoáng mát, trước bàn thờ yên tĩnh…

-Thời lượng: Mới tập nên ngồi từ 15-20 phút mỗi thời, ngồi nhiều lần, khoảng 3- 4 lần mỗi ngày, tăng dần thời lượng từ 30- 45 phút rồi 60 phút hay nhiều hơn mỗi thời tùy theo khả năng, đồng thời rút bớt lần ngồi phù hợp điều kiện người tu tại gia. 

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

STRESS VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

HỎI: Tôi đang đảm nhiệm công việc quản lý của một công ty về trang trí nội thất bị rất nhiều áp lực từ mọi phía, nhiều lúc tôi muốn điên cái đầu, thần kinh bị căng thẳng, nhiều đêm không ngủ được hoặc rất khó ngủ, thường phải uống thuốc ngủ. Tôi đang bị chứng bệnh tinh thần mà người ta gọi là Stress. Bác sĩ y khoa đã trị liệu cho tôi bằng thuốc diazepam và ambient nhưng chỉ là tạm thời. Vậy xin cho tôi hỏi làm thế nào để chữa khỏi được bệnh này theo phương cách của đạo Phật ? (nguyencongminh 44@yahoo.com.vn) 

ĐÁP: Stress là một căn bệnh hoàn toàn thuộc về tâm lý, ám chỉ những phản ứng tâm lý của con người đối với những yếu tố gây bực bội trong môi trường sống. Stress đối với người lớn thường xảy ra do áp lực bởi công việc, mối liên hệ tình cảm gia đình và do cạnh tranh nghề nghiệp. Đối với trẻ em thường do áp lực về việc học hành, thi cử. Những phản ứng tâm lý ấy là những cảm xúc giận giữ, sợ hãi, buồn vui, thương ghét được lập đi lập lại nhiều lần và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tim mạch và dấu hiệu dễ thấy nhất là bị bệnh mất ngủ và bệnh lở loét bao tử. Theo tâm lý học Phật giáo, stress “bị gây ra bởi sự chấp trước và những hy vọng mong đợi ở tương lai. Khi ta hy vọng hay mong đợi một điều gì thì cũng sẽ lo sợ rằng điều ta mong đợi sẽ không trở thành hiện thực, nghĩa là những gì ta hy vọng có thể sẽ không xảy ra như mong muốn. Và thế là bị stress”. 

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Chế độ ăn chay và vitamin B-12

(PGVN)
Những người ăn chay trường loại thuần chay (vegan), nhất là các tu sĩ Phật giáo trong các cộng đồng Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông hay Đại thừa Phật giáo) nên lưu ý đến vấn đề ăn chay cho đúng phương pháp
Lời người biên tập: Có một số nghiên cứu đo lượng vitamin B-12 và chỉ số homocysteine (tHcy ) trong máu nơi những nhóm người ăn chay từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, trong đó có những người theo Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo ở Ấn Độ. Họ thấy những nhóm người ăn chay có lượng vitamin B-12 thấp. 

Mặc dầu sự liên hệ giữa hàm lượng vitamin B-12 và chỉ số homocysteine (tHcy ) chưa được hiểu hết hoàn toàn nhưng kết quả cho biết những người có lượng vitamin B-12 thấp lại có chỉ số homocysteine (tHcy) cao và một khi chỉ số tHcy cao là chỉ dấu báo hiệu yếu tố nguy cơ có thể gây ra chứng suy tim. Bài viết dưới đây nhằm giúp những người ăn chay trường loại thuần chay (vegan), nhất là các tu sĩ Phật giáo trong các cộng đồng Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông hay Đại thừa Phật giáo) nên lưu ý đến vấn đề ăn chay cho đúng phương pháp và cần bổ xung thêm thuốc bổ đa năng (multivitamins) và vitamin loại methylcobalamin B-12.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Chế độ ăn chay và sức khoẻ tim mạch

Lương y VÕ HÀ

Dù ăn chay hay ăn mặn, điều quan trọng là phải năng vận động thân thể và ăn nhiều thức ăn thô. Các loại hạt và rau quả có nhiều chất xơ và cả những vi chất cần thiết khác giúp bảo đảm các chức năng giải độc, chống lão hoá và tăng cường sức đề kháng.

Người ta ăn chay vì nhiều lý do khác nhau. Có người vì giới luật, vì tín ngưỡng. Người khác ăn chay để tăng trưởng lòng từ bi, để bảo vệ môi sinh. Tuy nhiên, hiện nay, trước sự gia tăng của các loại bệnh tim mạch và ung thư, những hàng quán bán thức ăn chay, những thức ăn chay công nghiệp ngày càng nhiều. Không chỉ ở châu Á mà ngay cả những nước phương Tây, nhiều người đang xem ăn chay là một biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ.
Ăn chay có thể hạ thấp áp lực máu.

Có nhiều nghiên cứu khoa học đã cho biết càng ăn ít thịt càng ít xảy ra những vấn đề về bệnh tim mạch, ăn nhiều ngũ cốc và rau quả sẽ hạ thấp được độ cholesterol và hạ được huyết áp. Một nhóm giáo sư trường Đại học Harvard[i] do bác sĩ Frank M. Sacks hướng dẫn đã khảo sát cuộc sống và chế độ dinh dưõng của 210 cư dân thực hành chế độ ăn chay từ 17 cộng đồng sống chung quanh khu vực Boston. Hầu hết là những người trẻ tuổi, họ ăn chay nghiêm nhặt, không ăn cả sữa và trứng. Kết quả cho thấy áp huyết của những người nầy rất thấp, trung bình là 106/60 ở những người độ tuổi từ 16 đến 29 so với 120/75 của những thanh niên Mỹ khoẻ mạnh khác ở độ tuổi 20.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Ăn Chay Trường và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu ăn chay nhưng lại thấy một số món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu ăn chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng. Tôi thảo luận với mẹ chuyện này nhưng mẹ nói người ta tu ở bên Tây nên ăn được, hiện nay tôi rất thắc mắc nên nhờ quý Báo giải đáp. Tôi ăn chay đã hơn 10 năm, vì một số bệnh duyên nên bác sỹ bảo thỉnh thoảng phải ăn trứng để bổ sung thêm dinh dưỡng. Theo bác sỹ thì ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Tôi có tìm hiểu thì một số vị bảo là người ăn chay trương có thể ăn trứng gà công nghiệp. Việc đó không biết đúng sai thế nào, xin quý Báo hoan hỷ giải thích.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Ăn chay - Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Ăn chay, trai, ăn lạt hay chủ nghĩa ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.[2][3]

Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: lý do đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số là những người ăn chay.[4]

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Trường chay phòng bệnh

BS. Hồng Phong

Nghiên cứu nhiều chế độ ăn chay khác nhau người ta đều cho một kết quả chung: giảm tổng lượng chất béo bão hòa, giảm hàm lượng cholesterol, có thêm nhiều axit forlic, nhiều chất xơ, nhiều chất chống oxy hóa, các chất quang hợp và các carotenoid. Cung cấp đủ và cân bằng hai axit amin cần thiết là lysin và methionin.

Ăn chay có lợi gì?

Bằng những phân tích khoa học, người ta thấy đặc điểm đặc trưng của chất béo trong khi ăn chay là ít có axit béo bão hòa, vô cùng giàu axit béo chưa bão hòa. Dầu oliu, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng, dầu lạc, dầu ngô được coi là nguồn thực phẩm chay có họ hàng cung cấp những chất này. Vốn được coi là một axit béo có liên quan đến LDL, axit béo bão hoà vẫn được quy kết cho tội làm tăng cholesterol máu, là nguy cơ làm gia tăng các bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh đột quỵ Axit béo chưa bão hòa, trái lại, làm giảm các LDL và tăng các HDL, các cholesterol tốt có ý nghĩa làm giảm nguy cơ sức khoẻ của bệnh tim mạch, bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường týp 2. Như vậy, thực phẩm chay đóng góp một phần quan trọng trong điều chỉnh các yếu tố nguy cơ sức khỏe thuộc về chất béo.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Một chế độ ăn chay đúng đắn

BS. Phạm Vũ Cường

Ăn chay là khuynh hướng đang thịnh hành ở các nước đang phát triển vì nó giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Một số người trong chúng ta thì không ăn chay vì sợ thiếu chất. Một chế độ ăn chay đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh tật mà vẫn đảm bảo sức khoẻ.

Nhiều người trong chúng ta luôn tưởng nhầm ăn chay là chỉ ăn rau quả và đậu. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mọi người, các công ty đã cho ra đời nhiều nguyên liệu và thức ăn chay bổ dưỡng, phong phú. Chỉ cần một chút khéo léo của các bà nội trợ là chúng ta đã có một mâm cơm chay ấm cúng, giàu dinh dưỡng cho gia đình.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

ĂN CHAY

(Trích Phật Phổ Thông)
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Mở Ðề 

Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử

Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Ðức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: "Sự sống sống bằng sự chết". Hãy nghĩ lại mà xem: từ khi lọt lòng mẹ đến bây giờ, để được sống, mỗi chúng ta đã làm chết bao nhiêu sinh vật rồi? Chúng ta ăn, chúng ta uống, chúng ta thở, chúng ta nằm, chúng ta đứng, chúng ta đi, mỗi mỗi động tác như thế, đều đã gây bao tang tóc cho những sinh vật ở chung quanh chúng ta! Ðó là chưa kể những kẻ hung ác, giết để được thích thú, được tiền tài, danh vọng...Nếu sự sống mà không làm *ai chết ai cả, thì cuộc đời sẽ đẹp đẽ biết bao nhiêu ! Sự ước ao này có thể thực hiện được một phần lớn, nếu chúng ta áp dụng phương pháp ăn chay mà Phật đã chế ra. 

Như thế, ăn chay đối với người Phật tử không phải là một sự hiếu kỳ, một sự hiếu danh, một cách đổi món ăn cho ngon miệng, một cách kiêng cữ theo lời dặn của bác sĩ. Ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà người Phật tử thực hành được nhiều chừng nào thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy. 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Ăn chay - ăn trứng

HỎI:Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. 
Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng. 
Tôi thảo luận với mẹ chuyện này nhưng mẹ nói người ta tu ở bên Tây nên ăn được, hiện tôi rất thắc mắc nên nhờ quý Báo giải đáp. Tôi ăn chay đã hơn 10 năm, vì một số bệnh duyên nên bác sỹ bảo thỉnh thoảng phải ăn trứng để bổ sung thêm dinh dưỡng. 
Theo bác sỹ thì ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Tôi có tìm hiểu thì một số vị bảo là người ăn chay trường có thể ăn trứng gà công nghiệp. Việc đó không biết đúng sai thế nào, xin quý Báo hoan hỷ giải thích. (DIỆU HẢI, dieuhai12...@yahoo.com.vn; QUẢNG TUỆ, KP.3, P.7, Q.5, TP.HCM)

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

Đại sư Henepola Gunaratana 
CS. Nguyên Giác dịch


Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét. Đừng lên án chính mình về các bất toàn và thất bại, bạn hãy học để thấy rằng tất cả các hiện tượng trong tâm là những gì có thể hiểu và để nó tự nhiên một cách toàn hảo. Hãy thực tập sự chấp nhận không phân biệt vào mọi thời, và với lòng tôn kính mọi thứ mà bạn kinh nghiệm.

Năm 12 tuổi, ngài Henepola Gunaratana thọ giới Sa di trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, huyện Kurunegala, tại Sri Lanka. Năm 20 tuổi, ngài thọ cụ túc giới tại Kandy; lúc đó là năm 1947. Ngài tốt nghiệp các Trường Đại học Vidyalankara College và Buddhist Missionary College ở Colombo, rồi sang Ấn Độ làm việc cho hội Mahabodhi Society, phục vụ những người trong giai cấp bần cùng Harijana ở Sanchi, Delhi và Bombay; sau đó, sang Mã Lai 10 năm làm giảng sư, và giữ chức cố vấn tôn giáo cho các hội Sasana Abhivurdhiwardhana Society, Buddhist Missionary Society và Buddhist Yourth Federation of Malaysia. Ngài cũng là Hiệu trưởng Học viện Phật giáo Kuala Lumpur.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Thiền và sức khỏe

Giác Ngộ - Mong muốn chữa trị bệnh tật là cơ duyên khiến tác giả tìm đến Thiền. Bước đầu tiếp cận Thiền qua các sách như Thiền tông Việt Nam, Ba trụ Thiền, Ba mươi ngày thiền quán. Sau đó, tác giả may mắn được dự các khóa tu do Thiền sư Nhất Hạnh tổ chức tại chùa Từ Hiếu, tu viện Bát Nhã…, cùng với duyên lành tinh tấn thiền định của tự thân mà vượt thắng bệnh tật. Thiền mang đến kết quả xa là giác ngộ, gần là an lạc thân tâm. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số kinh nghiệm hành thiền của tác giả đã mang lại kết quả trong chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe...


I-Chuẩn bị

-Tọa cụ: Một tấm mút mỏng hình chữ nhật kích cỡ chừng 60x120 cm, cao chừng 2 cm. Có thể thay bằng chiếc chăn gấp (4 lần) để ngồi cho khỏi đau chân. 

-Bồ đoàn: Một chiếc gối tròn đường kính chừng 25 cm; cao chừng 20 cm bằng vải nhồi bông gòn hay mút. Có thể thay bằng chiếc gối gấp lại, mục đích nâng cao người, giữ thẳng lưng để ngồi cho vững.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Hạnh phúc khi được ăn chay

Bạch đức Thế Tôn, con rất hạnh phúc khi được ăn chay, vì nhờ ăn chay con nuôi dưỡng được tâm từ bi, và tâm từ bi là nền tảng của hạnh phúc đời con. Nhìn ra, con thấy nhiều loài phải ăn nhau mà sống. 

Con nhện phải ăn con ruồi hay con bướm, con rắn phải ăn con ếch, con chim phải ăn con sâu hay con cá, con mèo phải ăn con chuột, con cọp phải ăn con nai... Con cảm thấy rất biết ơn khi con không phải ăn thịt các loài chúng sanh để sống. Con biết các loài thảo mộc cũng có cảm thọ, cũng ham sống sợ chết, nhưng những cảm thọ và sợ hãi đó rất bé nhỏ so với những cảm thọ và sợ hãi của loài người và các loài cầm thú. 

Con biết các vị bồ tát không bao giờ nỡ ăn thịt các loài chúng sanh, và con cũng muốn sống như một vị bồ tát. Trong kinh Tử Nhục, đức Thế Tôn dạy chúng con phải ăn trong chánh niệm, ăn như thế nào mà duy trì và phát triển được tâm từ bi của mình, và khi ăn thịt chúng sanh phải thấy như mình đang ăn thịt những đứa con bé bỏng của mình không khác.