Hiển thị các bài đăng có nhãn Tông Thiên Thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tông Thiên Thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Nhận thức của Tông Thiên Thai về kinh Pháp Hoa

Tên đầy đủ của kinh là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, tiếng Phạn là Saddharmapuṇḍarīka-sūtra. Puṇḍarīka chúng ta thường phiên âm là Tôn-Đà-Lợi, tức là một loại hoa sen màu trắng. Diệu Pháp nghĩa là giáo Pháp mầu nhiệm.

Trước chúng ta đã có nhiều nhà chú giải và nghiên cứu về kinh Pháp Hoa. Trung Hoa có một tông phái chuyên môn nghiên cứu kinh Pháp Hoa, diễn dịch rất nhiều về tư tưởng Pháp Hoa và đặt cơ sở lý thuyết và thực hành của mình trên Pháp Hoa. Đó là Tông Thiên Thai mà người đại diện xứng đáng là thầy Trí Giả ở núi Thiên Thai. Trước đó đã có thầy Huệ Tư và kế đến là thầy Huệ Viễn. Sau này thì có thầy Trí Giả, người thiết lập ra những cơ sở vững chãi cho Tông Thiên Thai. Trong những tác phẩm của thầy Trí Giả, có tác phẩm Đồng Mông Chỉ Quán mà tất cả các chú, các cô đi tu ở Việt-nam đều phải học. Đồng mông nghĩa là những chú bé và cô bé. Đây là một tác phẩm dạy phép tu thiền cho những người còn trẻ, mới bắt đầu tu. Sau khi đã tu lâu hơn, họ học những tác phẩm khác như Đại Thừa Chỉ Quán.