Hiển thị các bài đăng có nhãn DUY BIỂU HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DUY BIỂU HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

DUY BIỂU HỌC | PHỤ LỤC


Share on facebook
DUY BIỂU HỌC
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

PHỤ LỤC

Phụ lục 1
Triṃśikā vijñāpti mātratā kārikā
TAM THẬP TỤNG - BA MƯƠI BÀI TỤNG DUY BIỂU
Tác giả : Vasubandhu (Thầy Thế Thân - 600-664)
Dịch giả: Thầy Huyền Trang (Hán ngữ)
Thầy Nhất Hạnh (Việt ngữ)
Chúng ta đọc Ba Mươi Bài Tụng Duy Biểu của Thầy Thế Thân để có thể nhận diện những yếu tố của tác phẩm này trong tác phẩm 50 bài tụng Duy Biểu của Thầy Nhất Hạnh.
Ba mươi Bài Tụng Duy Biểu, mà chúng ta còn gọi là Duy Biểu Tam Thập Tụng, tiếng Phạn là Triṃśikā vijñāpti mātratā kārikā (Triṃśikā là ba mươi, vijñāpti là biểu, mātratā là duy, kārikā là bài tụng).

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

DUY BIỂU HỌC | CHƯƠNG KẾT: NHỮNG NỖ LỰC ĐỂ HỆ THỐNG HÓA DUY BIỂU


Share on facebook
DUY BIỂU HỌC
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

CHƯƠNG KẾT: NHỮNG NỖ LỰC ĐỂ HỆ THỐNG HÓA DUY BIỂU

Nói tới những cố gắng, những nỗ lực để hệ thống hóa tư tưởng Duy Biểu, trước hết chúng ta phải nói tới Thầy Vô Trước (Asanga). Thầy Vô Trước là anh của Thầy Thế Thân (Vasubandhu). Thầy Vô Trước viết Nhiếp Đại Thừa Luận. Trong chương đầu của Nhiếp Đại Thừa Luận Thầy gọi thức A-lại-gia thức là Sở Tri Y, tức là nền tảng của đối tượng nhận thức: núi, sông, cây, cỏ, người, vật, tâm thức. Sau đó là Thầy Thế Thân. Thầy Thế Thân rất nổi tiếng,nổi tiếng hơn cả anh của thầy (là thầy Vô Trước). Đó là nhờ tác phẩm Ba Mươi Bài Tụng Duy Biểu.
Sau Thầy Thế Thân có nhiều thầy khác, nhưng mà nổi bật nhất là Thầy Trần Na (Dignāga). Thầy Trần Na sáng tác rất nhiều trong đó có Quán Sở Duyên tức là quán chiếu về đối tượng của nhận thức. Thầy Trần Na là người khai mở Duy Thức Mới. Thầy đưa vào trong Duy Biểu Học của Thầy Vô Trước và Thầy Thế Thân yếu tố luận lý học (logic) và yếu tố nhận thức luận (epistemology). Trong đạo Bụt có một môn học về lý luận học gọi là Nhân Minh Học (năm xưa tác giả có viết một tập sách về vấn đềnày ). Nhận thức luận là một phần trong triết học đã đặt vấn đề tâm thức con người có thể đạt đến chân lý tối hậu hay không, có biết được sự thật về thực tại hay không? Nếu tâm con người không có khả năng đó thì không nên cố gắng, chỉ mất công sức và thì giờ. Trong Duy Biểu Học của Thầy Trần Na có mầu sắc của luận lý học và nhận thức luận nhưng tất cả đều có bản chất tâm học (the study of mind) của Phật giáo.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

DUY BIỂU HỌC | CHƯƠNG 06: CON ĐƯỜNG TU TẬP


Share on facebook
DUY BIỂU HỌC
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

CHƯƠNG 06: CON ĐƯỜNG TU TẬP

Các bài tụng từ số 41 tới 50 mô tả các phương pháp thực tập. Thiền quán về tự tính y tha khởi - mọi sự đều liên quan chặt chẽ với nhau - có thể giúp chúng ta chuyển đổi vô minh thành trí tuệ. Hàng ngày nếu chúng ta tập nhìn sâu, đưa ánh sáng chánh niệm vào soi chiếu tính chất tương tức tương nhập của mọi sự vật, chúng ta có thể chấm dứt khuynh hướng coi mọi sự là thường hằng bất biến, hoặc có tự ngã riêng biệt. Với trí tuệ đó, chúng ta sẽ nhìn thế giới Ta-bà của vô minh, sinh diệt, không khác gì thế giới của niết bàn, chân như. Hai thế giới đó chỉ là hai bình diện khác nhau của cùng một thực tại. Dù chỉ nhìn sâu vào một sự vật giản dị trong thế giới sinh diệt, ta có thể được giải thoát và tiếp xúc được với thế giới của chân như. Mục đích của thiền quán là đặt chân được vào thế giới của không sinh không diệt, thế giới của chân như. Tiếp xúc sâu sắc được với sóng là ta tiếp xúc được với nước. Tiếp xúc được với thế giới ta bà, ta sẽ tiếp xúc được với chân như. Bụt dạy ta các phương pháp để tiếp xúc với chân như ngay tại đây, trong thế giới Ta-bà này.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

DUY BIỂU HỌC | CHƯƠNG 05: BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠI


Share on facebook
DUY BIỂU HỌC
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

CHƯƠNG 05: BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠI

Các bài tụng từ 31 tới 40 bàn về nhiều vấn đề liên quan tới 8 thức mà chúng ta đã học ở các chương trên. Nói chung, các bài tụng này đề cập tới vấn đề bản chất của thực tại. Các nhận thức về ta và người, về cá nhân hay tập thể, chủ thể cùng đối tượng, về các vấn đề như sinh-diệt, nhân duyên v.v... tất cả đều là các quan niệm, các nhận thức của chúng ta trong sự tìm hiểu thế giới mà chúng ta nhìn thấy, và đã kinh nghiệm. Điều quan trọng là ta không nên để bị kẹt vào các quan niệm, các nhận thức. Ta chỉ dùng chúng như những phương tiện để hiểu chúng mà thôi. Một khi ta nhận ra được chân như của thực tại, ta không cần tới các nhận thức đó nữa.
Hai bài tụng chót trong chương này (số 39 và 40) nói về ba tự tánh (Trisvabhāva) trong các nhận thức mà ta nhìn sự vật:
Biến kế chấp (parikalpita-svabhāva)
Y tha khởi (paratantra-svabhāva)
Viên thành thật (pariniṣpanna-svabhāva).