Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Nữ Trí Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Nữ Trí Hải. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

HIỂU BIẾT VỀ TÁNH KHÔNG

Như đã nói trước đây, mọi vấn đề và đau khổ đều tùy thuộc vào tâm mà có ra. Sự thực chứng Tánh không hủy diệt những lo sợ của ta và có thể chấm dứt nỗi khổ sinh tử trong đời ta. Khi thực chứng Tánh không, ta có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của mình. Những Bồ Tát đã thực chứng tánh không thì dù thân thể có bị cắt xẻ thành từng mảnh vụn, các ngài vẫn không cảm thọ đau đớn.
Geshe Kelsang Gyatso - Thích Nữ Trí Hải dịch

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược.

Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu "Tánh không" có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình, qua kinh nghiệm bản thân. Muốn cảm nghiệm Không tánh, thực tính của vạn pháp, thì trước hết phải hiểu nó trên bình diện tri thức. Nếu không hiểu tánh không trên bình diện tri thức, thì sẽ vô cùng khó khăn để mà có được cảm nghiệm thực thụ về Không. Hiểu Tánh không trên bình diện tri thức là một điều kiện chuẩn bị cho việc phát sinh thực chứng kinh nghiệm về Tánh không bằng trực giác. Vậy là có hai cách hiểu về Tánh không: hiểu bằng tri thức và hiểu bằng kinh nghiệm bản thân.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Đạo đế

Hòa thượng WALPOLA RAHULA


Chân lý cao cả thứ tư là Con Ðường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Con đường này được gọi là Trung đạo (Majjhimà Patipadà) vì nó tránh hai cực đoan: cực đoan tìm hạnh phúc bằng cách theo đuổi khoái lạc giác quan, một điều "thấp kém, tầm thường, không lợi ích, đường lối của những kẻ hạ liệt", và cực đoan tìm hạnh phúc bằng cách tự ép xác dưới nhiều hình thức khổ hạnh, điều này cũng "đau khổ, không xứng đáng, không lợi ích."

Vì đã đích thân thử hai cực đoan ấy và thấy chúng vô dụng, Phật đã tìm ra Trung đạo bằng kinh nghiệm của chính ngài và thấy nó "đem lại tri kiến, đưa đến an tịnh, trí tuệ, giác ngộ, Niết-bàn." Trung đạo này thường được gọi là Bát chánh đạo (ariya attangika magga): con đường thánh tám ngành, vì nó gồm có tám phần:

Chánh kiến (sammàditthi): thấy đúng.
Chánh tư duy (sammàsankappa): nghĩ đúng.
Chánh ngữ (sammàvàca): nói đúng.
Chánh nghiệp (samm kammata): làm đúng.
Chánh mạng (sammààjiva): sống đúng.
Chánh tinh tiến (sammààyàma): siêng năng đúng.
Chánh niệm (sammà satti): nhớ đúng.
Chánh định (sammà samàdhi): tập trung đúng.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Diệt đế (Bài 3)



         Bài 1: KHỔ ĐẾ

         Bài 2: TẬP ĐẾ

         Bài 3: DIỆT ĐẾ


Hòa thượng WALPOLA RAHULA




Chân lý cao cả thứ ba là có một lối thoát cho khổ đau, ra khỏi sự tiếp nối của dukkha. Ðây là chân lý cao cả về sự chấm dứt khổ, gọi là Niết-bàn (Pàli Nibbàna, hay thông dụng hơn, Sanskrit Nirvàna.)

Muốn tận diệt dukkha người ta phải diệt cội gốc chính của dukkha là khát ái tanhà, như đã nói trên. Bởi thế Niết-bàn còn gọi là ái diệt (tanhakkhaya) sự dứt tiệt dục vọng.

Bây giờ bạn sẽ hỏi: "Nhưng Niết-bàn là gì?" Ðể trả lời câu hỏi khá tự nhiên và đơn giản ấy, nhiều sách vở đã được viết ra nhưng chỉ làm vấn đề thêm rắc rối hơn là sáng tỏ. Giải đáp hợp lý duy nhất cho câu hỏi ấy là, ta không thể nào dùng ngôn từ để giải đáp đầy đủ và thỏa đáng, vì ngôn ngữ con người quá nghèo nàn để diễn đạt thực chất của Niết-bàn, Chân lý tuyệt đối hay Thực tại tối hậu. Ngôn ngữ được con người đặt ra và sử dụng để mô tả những sự vật và ý tưởng thuộc kinh nghiệm giác quan và ý thức. Nhưng một kinh nghiệm siêu việt con người như kinh nghiệm về thực tại tuyệt đối, thì không thuộc vào phạm vi giác quan, ý thức. Bởi thế không có từ ngữ nào để diễn đạt kinh nghiệm ấy, cũng như trong ngữ vựng của con cá không có danh từ để diễn tả tính chất của đất cứng. Khi rùa trở lại trong nước kể cho cá nghe nó vừa đi dạo trên đất liền, cá bèn hỏi: "Dĩ nhiên là anh muốn nói anh bơi lội trên đó chứ?" Rùa cố giải thích rằng người ta không thể bơi lội trên đất cứng, mà đi trên ấy; nhưng cá vẫn khăng khăng một mực rằng không thể có chuyện như thế, đấy phải là chất lỏng như hồ ao của nó, có sóng nước, và ta phải có thể nhào lộn bơi lội trong đó.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Khổ đế

Hòa thượng WALPOLA RAHULA

Trọng tâm của giáo lý đức Phật nằm trong Tứ diệu đế (Cattàri Ariyasaccani) mà Ngài tuyên dương ngay trong bài thuyết pháp đầu tiên[1] của Ngài cho những người bạn cũ, 5 nhà khổ hạnh ở vườn Lộc uyển (Isipatana-Sarnath ngày nay) gần Benarès (Ba-la-nại).

Trong bài thuyết pháp ấy như chúng ta thấy trong nguyên bản, Tứ diệu đế (bốn chân lý cao cả) được nói một cách vắn tắt. Nhưng có vô số những chỗ khác trong các kinh điển nguyên thủy trong ấy Tứ diệu đế được giảng đi giảng lại với nhiều chi tiết hơn, và bằng nhiều cách khác nhau. Nếu nghiên cứu Tứ Diệu Ðế này qua những tài liệu và giải thích ấy, ta sẽ có được một tường thuật khá đứng đắn và chính xác về những giáo lý tinh yếu của đức Phật theo những bản kinh Nguyên thủy.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Thiền Đạo (The way of zen)

Tác giả: Alan W.Watts


Dịch giả: Thích nữ Trí Hải

1. NGUỒN GỐC CỦA THIỀN

Người ta không thể diễn tả vẻ tráng lệ của hoàng hôn cho một người mù bẩm sinh. Cũng thế, bậc Thánh không thể mô tả trí tuệ thân chứng cho phàm phu tục tử. Nếu Ðạo nằm trong giáo lý, thì bất cứ ai cũng thành Thánh được, sau khi đọc Chí Tôn Ca hay Ba Tạng Kinh điển. Nhưng sự thực là, người ta có thể suốt đời nghiên cứu kinh điển mà không minh triết hơn chút nào. Tìm giác ngộ trong danh từ, tư tưởng thì chẳng khác nào đói mà chỉ ngồi đọc đi đọc lại tấm thực đơn.