Hiển thị các bài đăng có nhãn cách sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

ĂN CHAY


HT. Thích Thiện Hoa                                                                                    

Mở Ðề

Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử.
Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Ðức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: “Sự sống sống bằng sự chết”.

ĂN CHAY- HẠI VÀ BẤT HẠI


HT. Thích Nhất Hạnh

Hại (harming) tức là làm hư hoại, tan nát, hại mình, hại người, hại thỉên nhiên và những hình thái khác của sự sống xung quanh.  Ăn chay là thực tập bất hại.  Có người ăn chay chỉ vì muốn thêm sức khoẻ, vì sợ ăn chất béo.  Nhưng trong khi ăn chay ta có thể nuôi dưỡng đức từ bi.  Thấy cắt cổ một con thú để máu chảy ra mà làm tiết canh, ta không chịu nổi.  

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Phương pháp đọc sách có hiệu quả

77.3
(ĐHVH)- "Phương pháp đọc sách có hiệu quả" là bài viết của PGS.TS Trần Đức Ngôn, nguyên Hiệu trưởng nhà trường. Đây là những kinh nghiệm được trải nghiệm, tổng kết từ chính quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của Thày. BQT xin  trân trọng giới thiệu bài viết của Thày với các bạn sinh viên.

1. Học tập ở đại học: Nhân tố quyết định thành công là tự học
   Quá trình học tập nói chung bao gồm hai khâu: nghe giảng trên lớp và tự học ở nhà. Tuỳ từng cấp học, tỷ lệ tầm quan trọng của hai khâu này có khác nhau. Tầm quan trọng của nghe giảng trên lớp tỷ lệ nghịch với chiều tăng của cấp học. Cấp học càng thấp, việc nghe giảng trên lớp càng quan trọng; cấp học càng cao, việc nghe giảng trên lớp càng ít quan trọng hơn. Theo chiều hướng như vậy, tầm quan trọng của việc tự học tỷ lệ thuận với chiều tăng của cấp học.

   Đại học là cấp học cao trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tầm quan trọng của việc tự học cũng cần được xác định ở mức độ cao hơn hẳn so với trung học phổ thông. Vì vậy, nếu học ở đại học theo tinh thần học phổ thông thì không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà trường.
   Tự học bao gồm hai phương diện: tự nghiên cứu lý thuyết và tự thực hành. Đọc sách thuộc phương diện tự nghiên cứu lý thuyết.

2. Đọc sách như thế nào cho có hiệu quả ?

2.1. Nguyên tắc đọc sách:
    Đọc kỹ, hiểu sâu, nhớ lâu còn hơn là đọc nhiều, hiểu nông, nhớ ít.
   Cần coi đây như là một câu châm ngôn cho việc đọc sách.
   Không sốt ruột khi thấy người khác đọc nhiều, biết nhiều hơn ta. Hãy đặt câu hỏi: Liệu người đó có hiểu sâu bằng ta không? Hãy tự hào khi có đủ căn cứ để xác định là không.

2.2. Công việc đầu tiên là chọn sách để đọc
   Thầy có thể chọn sách cho ta. Chỉ cần chọn số lượng tối thiểu theo yêu cầu của thầy.
   Phải chăng số sách tối đa cần đọc, ta không quan tâm đến? Ta có thể  nắm nội dung những cuốn này thông qua người khác bằng những cuộc trao đổi, tọa đàm. Nếu không có người để trao đổi thì phải đọc qua, đọc lướt, cốt nắm được nội dung tổng thể, không cần hiểu sâu. Đối với những cuốn sách viết chuẩn về thể thức trình bày, chỉ cần đọc các phần cuối chương và đọc kỹ phần kết luận là đủ. Nếu có thời gian, hãy đọc kỹ hơn.
2.3. Đọc kỹ những cuốn sách đã chọn như thế nào?

2.3.1. Đọc phải đi đôi với ghi chép
   Ghi chép vào đâu? Không nên ghi vào vở, vào sổ tay hoặc vào một tập giấy trắng đã đóng thành quyển. Nên ghi vào những tờ giấy rời có khổ rộng bằng 1/2 tờ giấy A4. Đây là cách làm tiết kiệm nhất, khoa học nhất. Một tài liệu cần đọc có thể phải ghi hết 1 tờ, 2 tờ, thậm chí hàng chục tờ. Sau khi đọc và ghi chép xong, cần ghim các tờ giấy rời này lại thành tập để sử dụng trước mắt và lâu dài. Nếu đọc kỹ, ghi kỹ, những tập giấy này sẽ là tài sản vô giá cho chúng ta. Trong suốt cuộc đời về sau, khi cần, chỉ đọc nó là đủ, không phải đọc lại toàn bộ cuốn sách trước đây nữa, tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho công việc.

2.3.2. Ghi chép như thế nào đối với sách nghiên cứu, lý luận?
   Đây là điều khó nhất, cần sự kiên trì và say mê đọc sách.
   + Trang đầu tiên, phải ghi tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, xuất bản lần thứ mấy, cuốn sách có bao nhiêu trang. Nếu là bài báo trong tạp chí hoặc trong tuyển tập thì phải ghi thêm từ trang nào đến trang nào.
   + Lần lượt đọc từ trang đầu đến trang cuối cuốn sách. Đọc đến đâu, ghi lại các đề mục đến đấy. Không nên bỏ qua các đề mục vì sau này, khi xem lại các đề mục, ta có thể hình dung ra toàn bộ cuốn sách. Trong mỗi đề mục, cần ghi tóm tắt nội dung từ một đến hai hoặc ba dòng. Không cần tóm tắt kỹ, sẽ mất thời gian làm việc khác.
   + Quá trình đọc là quá trình đi tìm các luận điểm trong sách. Trong mỗi đề mục có những nhận xét, nhận định, đánh giá, lý giải của tác giả cuốn sách. đó là các luận điểm. Cần ghi lại những luận điểm này.
   Có hai cách ghi: Ghi tóm tắt và ghi nguyên văn (trích đoạn). Trường hợp nhận định của tác giả quá dài thì phải ghi tóm tắt, còn những nhận định tương đối ngắn, gọn, có thể ghi nguyên văn, để trong ngoặc kép. Trong cả hai cách, nhất thiết phải ghi số trang ở cuối đoạn trích hay tóm tắt. Việc này rất quan trọng cho việc trích dẫn sau này (không mất công tìm lại cuốn sách đã đọc).
   + Ngoài những luận điểm trong sách là các lời phân tích, các dẫn chứng minh hoạ. Những nội dung này, chỉ cần đọc để hiểu các luận điểm, không cần phải ghi lại. Trừ một vài dẫn chứng hay, ngưòi đọc cảm thấy thú vị thì có thể ghi lại.
   + Có cần ghi lại những nhận xét, suy nghĩ của chính người đọc sách không?
   Rất cần. Điều này thể hiện chiều sâu của việc đọc sách. Đọc sách không phải  là một quá trình nhận thức thụ động. Người đọc cần có chủ kiến, cần thể hiện năng lực phê phán của mình đối với những luận điểm của tác giả cuốn sách. Vì thế, nếu thấy cần thiết, người đọc có thể ghi chú (trong ngoặc đơn) những nhận xét khác với tác giả. Dĩ nhiên, những chỗ người đọc đồng tình với tác giả thì không cần ghi chú.
   + Sau khi đọc xong cuốn sách, cần đọc lại toàn bộ phần ghi chép để một lần nữa khắc sâu vào trí nhớ, biến nội dung này thành kiến thức của người đọc.

KẾT LUẬN
   Đọc sách phải hiểu sách, hiểu vẫn chưa đủ, cần nhớ sách. Việc ghi chép giúp ta nhớ sách lâu dài, giúp ta nhớ lại nhanh khi quên sách. Tài liệu ghi chép là những viên gạch xây nên tầm cao trí tuệ của chúng ta.

PGS.TS. Trần Đức Ngôn
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2008

http://huc.edu.vn/chi-tiet/570/Phuong-phap-doc-sach-co-hi-eu-qua.html

Càng ít thời gian, càng cần đọc sách

77.2
Có lẽ đây là một nghịch lý nhưng có thực. Cuộc sống chúng ngày càng đòi hỏi mỗi người phải nâng cao trí tuệ. Tuy nhiên, cuộc sống chúng ta cũng ngày càng bận rộn nên mỗi người phải tìm được con đường ngắn nhất để đạt đến trí tuệ.

Không may là hiện nay chúng ta có quá nhiều con đường để lựa chọn, và những con đường thoáng nhìn có vẻ hấp dẫn nhất thường lại không phải con đường đúng nhất.

Đầu năm 2007, một khảo sát trong giới tuổi teen ở Thái Lan đã đưa ra kết quả đáng báo động. Bình quân mỗi ngày, tuổi teen ở đó dành 180 phút nói chuyện qua điện thoại, 120 phút cho internet, và chỉ 12 phút đọc sách báo. Nếu chỉ tính thời gian đọc sách, có lẽ còn ngắn hơn 12 phút.

Con đường hấp dẫn

Một chuyên gia của Liên hợp quốc đã từng đề xuất khái niệm táo bạo và cực đoan: Nếu không biết dùng máy tính thì coi như mù chữ. Xa hơn nữa, nếu không dùng internet thì coi như đã bị tách rời khỏi thế giới.

Tất nhiên khái niệm này không (hoặc chưa) được chấp nhận. Nhưng đó cũng là một điều cho thấy máy tính và internet đã trở thành con đường hấp dẫn như thế nào?

Hãy giả định chúng ta muốn tìm hiểu về thế giới phù thủy. Nếu vào Google và tìm chữ “đũa thần”, chỉ trong 0,14 giây chúng ta tìm được hơn 1 triệu địa chỉ có chữ này. Nếu tìm chữ “phù thủy”, chỉ trong 0,07 giây chúng ta tìm được hơn 2,5 triệu địa chỉ có chữ này.

Có thể ai đó sẽ có đủ thời gian và kiên nhẫn để đọc hết hơn 3,5 triệu trang web như vậy. Nhưng liệu sau đó họ có hiểu thế giới phù thủy tốt hơn một người đọc bộ sách Harry Potter? Liệu họ có bảo đảm không bị tẩu hỏa nhập ma trước khi kết thúc hành trình?

Quá trình sàng lọc

Trước đây chúng ta thường nghe những than phiền là thiếu thông tin. Với thời đại internet ngày nay, câu than phiền đã khác. Thông tin quá nhiều đến mức không biết phải sử dụng như thế nào.

Trong khi khuôn khổ của một cuốn sách là có hạn, thì khuôn khổ của internet dường như là vô hạn.

Trong đó, bao gồm cả nhưng thông tin chưa được kiểm chứng, cả những thông tin cố tình đưa sai lệch vì mục đích xấu hay đơn giản là mục đích “trêu đùa” người đọc.

Trong đó, có cả những thông tin nghiêm túc nhưng dễ dẫn người đọc đi lạc hướng. Ai đó đang tìm hiểu về thế giới phù thủy, nhưng đọc được trang về phù thủy Calisto thì lại đi lạc vào chuyện bóng đá, vô tình quên mất mục tiêu ban đầu.

Trong đó, có cả những kết luận hay quan điểm mà người đưa ra không hề có ý định chịu trách nhiệm.

Nhưng chính những hỗn độn đó là một đặc điểm tất yếu của internet. Chúng ta khó có thể hy vọng internet sẽ được giới hạn trong khuôn khổ những thông tin và tri thức đã được kiểm chứng và công nhận. Những nỗ lực làm điều đó chỉ là vô vọng, làm cho internet mất đi một phần tính hấp dẫn.

Rất may là xã hội vẫn còn tồn tại hệ thống sàng lọc những thông tin này. Có 4 điều chắc chắn. Thứ nhất, không có tác giả nào chịu viết một tác phẩm gồm những mớ thông tin lộn xộn và vô lý, để vừa mất công sức vừa mất uy tín cá nhân. Thứ hai, không có nhà xuất bản nào chịu xuất bản một sản phẩm như vậy. Thứ ba, không có nhà phát hành nào chịu phát hành những sản phẩm như vậy. Thứ tư, không có người tiêu dùng nào chịu bỏ tiền ra mua sản phẩm như vậy.

Không chỉ là thông tin, mà còn là tri thức

Học giả Russell Ackoff (trường quản trị Wharton, Hoa Kỳ) từ đầu thế kỷ 20 đã phân định 5 chặng đường để đạt tới trí tuệ con người như sau:

Dữ liệu (data): Có thể tồn tại dưới mọi hình thức tự nhiên, tự thân không mang theo ý nghĩa.

Thông tin (information): Các dữ liệu được liên kết với nhau để trả lời các câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào.

Kiến thức (knowledge): Nâng cao thông tin lên một bậc để trả lời câu hỏi: như thế nào.

Hiểu biết (understanding): Nâng cao kiến thức lên một bậc để có thể trả lời câu hỏi “tại sao”.

Trí tuệ (wisdom): Bao gồm các hiểu biết đã được đánh giá và tổng hợp để có thể tự đặt ra các câu hỏi mà chưa có câu trả lời, để tự mỗi người định ranh giới đúng - sai hay xấu - tốt.

Mọi hình thức đọc, dù để học tập, dù để thỏa mãn tính tò mò, dù để giải trí, hay là gì đi nữa cũng dẫn dắt người đọc đến cái đích sau cùng là trí tuệ.

Trên con đường đi đến đích, chính hệ thống sàng lọc nói trên đang giúp đa số người đọc không bị lạc trong một rừng rậm các dữ liệu và thông tin, và cả một rừng rậm những kiến thức không được kiểm chứng.

Tất nhiên, vẫn có những người dư thừa thời gian, thích lang thang trên internet để tự mình sàng lọc thông tin và kiến thức, để tự mình hiểu biết và nâng lên tầm trí tuệ. Nhưng lượng thời gian tiêu tốn không phải là ít.

Còn những người thiếu thời gian, họ phải cậy nhờ vào hệ thống sàng lọc. Chính vì vậy mới có điều tưởng như nghịch lý: càng thiếu thời gian, càng cần đọc sách.

Sách và internet: Bổ trợ nhau, không thay thế nhau

Chữ viết đã có cách đây khoảng 5 ngàn năm, còn sự phổ biến của internet dưới hình thức web mới có cách đây khoảng hơn 10 năm. Chính vì sự khác biệt quá lớn về thời gian như vậy, những kho tàng khổng lồ của tri thức nhân loại vẫn đang được lưu trữ chủ yếu dưới dạng sách.

Nhưng sự phát triển như vũ bão của internet đáng để chúng ta hy vọng vào một ngày nào đó, toàn bộ kho tàng tri thức của nhân loại sẽ được đưa lên internet. Quan trọng hơn, hệ thống sàng lọc của internet sẽ giúp người đọc có được con đường ngắn hơn và mạch lạc hơn để đạt tới trí tuệ.

Trong khi chờ đợi đến ngày đó, internet một phần làm mất đi sức hấp dẫn của việc đọc sách, nhưng cũng một phần bổ trợ cho giá trị của đọc sách.

Từ nhiều năm nay, những cuốn sách hiện đại đã kèm theo các địa chỉ internet để người đọc có thể tìm thêm những thông tin mở rộng, mà không thể in hết trong khuôn khổ giới hạn của cuốn sách. Những cuốn sách đó đã giúp mỗi người sử dụng internet chọn lọc được trong hàng tỉ trang web, để đi thẳng đến những địa chỉ mình quan tâm.

Đồng thời, đã có những trang web tận dụng khả năng lan truyền của internet để người đọc sách chia sẻ (và tranh luận) với nhau về giá trị của một cuốn sách: những điểm hay - dở, những điểm đúng - sai, những điểm mới - cũ… Bởi vì không chỉ internet mà sách cũng cần được sàng lọc cho thích hợp với từng đối tượng người đọc.

Đó là điều mà internet, tuy chưa thể thay thế sách, nhưng có thể làm tăng giá trị của sách./.

Bùi Văn - Thư ký Tòa soạn VietNamNet
         http://tetdocsach.sachhay.org/hoi-thao-2008/4444/cang-it-thoi-gian-cang-can-doc-sach.aspx 

Cân bằng cơ thể khi ăn chay

76.2
Một chế độ ăn chay đảm bảo sự cân bằng cho cơ thể nghe có vẻ thật phức tạp, nhưng với cách tiếp cận đúng, bạn có thể thực hiện.
Làm sao để vừa được thưởng thức những thức ăn mình yêu thích, cơ thể vừa được cung cấp các dưỡng chất cần thiết, đảm bảo cho sức khỏe cuộc sống là câu hỏi nhiều người quan tâm.

Khó có thể tin rằng, ăn chay lại là một chế độ ăn mang lại sự cân bằng. Bí mật nằm ở việc bạn thêm vào bữa ăn hàng ngày nhiều loại thực phẩm khác nhau và thay đổi chúng liên tục. Tuy nhiên, có nhiều dạng ăn chay, tùy thuộc vào đó, chúng ta cần cẩn trọng để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Đầu tiên, có những chế độ ăn chay cho phép ăn thêm trứng và các sản phẩm từ sữa, nhưng không ăn thịt, cá và gia cầm. Một kiểu ăn chay khác cho phép được sử dụng các sản phẩm từ sữa, nhưng không ăn trứng, và ngược lại, có dạng được dùng trứng nhưng nói "không" với sữa. Cuối cùng, có những người ăn chay từ chối hoàn toàn thịt, cá, gia cầm, trứng và các sản phẩm sữa, mà còn tránh cả các sản phẩm từ động vật như mật ong và gelatin.

Một số chuyên gia nói rằng, việc thiếu hụt chất do loại bỏ thịt khỏi chế độ ăn uống có thể được bù đắp bằng pha trộn một cách thông minh các loại thực phẩm khác nhau. Bạn nên ăn nhiều loại hoa quả, rau, khoai tây, mỳ ống, các loại đậu, bánh mì và các thức ăn tinh bột khác. Đối với axit Omega-3 béo, bạn có thể bổ sung bằng dầu đậu nành và các thực phẩm nguồn gốc từ đậu nành, như đậu phụ, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, quả óc chó và trứng.

Một số chất dinh dưỡng quan trọng nên đưa vào bữa ăn, đó là: canxi, sắt, protein, kẽm, vitamin D và B12. Trứng, đậu, trái cây sấy khô, rau màu xanh đen như cải xoong và bông cải xanh, các loại ngũ cốc tăng cường chất sắc và bánh mì nguyên cám là nguồn cung cấp sắt dồi dào.

Một chú ý quan trọng, cơ thể hấp thụ sắt từ cây trồng không tốt bằng qua thịt. Để khác phục điều này, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C - chất giúp thúc đẩy hấp thụ sắt.

Với canxi, thật may các sản phẩm từ sữa không phải là nguồn cung cấp tốt duy nhất. Bạn có thể thu nạp chúng qua đậu phụ, sữa đậu nành, một số loại rau lá xanh, đậu, các loại hạt và hạt giống. Hãy nhớ rằng canxi là yếu tố quan trọng nhất giúp xương khỏe mạnh, còn vitamin D sẽ giúp đưa canxi vào đúng vị trí cần.

Protein là yếu tố sống còn đối với sự tăng trưởng, cũng như tái tạo cơ, xương, da, gân, dây chằng, tóc, mắt và các mô khác. Người ta nói rằng, cách dễ nhất để có protein là ăn thịt, cá và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng, đậu hũ, hạt và ngũ cốc cũng là một nguồn protetin, chất xơ, vitamin và chất khoáng ít béo tuyệt vời.

Người ăn chay thường có lượng kẽm thấp hơn so với người ăn thịt, vì cơ thể người hấp thụ khoáng chất này từ thịt tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn tăng cường ngũ cốc, đậu khô, các loại hạt, bánh mỳ nguyên cám, đậu lăng nấu chín và các sản phẩm đậu nành, lượng chất kẽm cần thiết hàng ngày không còn là vấn đề nữa.

Vấn đề khó nhất là vitamin B12 chỉ có trong thực phẩm nguồn gốc động vật. Vì vậy, người ăn chay nên cố gắng tăng cường sữa đậu nành và tăng cường ngũ cốc vào bữa sáng để có các chất khác "bù" vitamin B12. Hoặc bạn cũng có thể xem xét bổ sung vitamin D. Loại vitamin này rất quan trọng cho sức khỏe nói chung của chúng ta, vì nó giúp hình thành tế bào máu đỏ, chuyển đổi carbon hydrate, chất béo và protein từ thức ăn thành năng lượng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Nguồn : dep.com.vn
           http://www.tinmoi.vn/can-bang-co-the-khi-an-chay-08647878.html

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Những thói quen cần thay đổi trước khi ăn giúp tăng tuổi thọ

75.2
Mọi người thường có thói quen đánh răng, thưởng thức trái cây hay ngủ trưa sau khi ăn… Những liệu những hành động đó có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ của bạn và gia đình? Đọc xong bài viết này bạn có thể sẽ có nhiều thay đổi.

Ăn trái cây 1 giờ trước bữa ăn
Ăn trái cây khoảng 1 giờ trước bữa ăn (trừ một số trái cây chống chỉ định khi bụng đói) rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đầu tiên là nhiều thành phần trong trái cây hòa tan trong nước, được dung nạp vào cơ thể trước bữa ăn sẽ tạo ra một dung môi tốt giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu một cách dễ dàng. Ăn trái cây có thể giúp rất ngắn thời gian thực phẩm cư trú trong dạ dày, giảm quá trình ô xy hóa của nó, nhờ vậy giảm thiểu khá nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.




Tuy nhiên, có một số loại trái cây không thích hợp để ăn trước bữa ăn, chẳng hạn như:

Cà chua: Cà chua có chứa pectin, phenol, có thể là chất làm se dung. Nếu một dạ dày trống rỗng mà đưa vào các chất này, chúng sẽ kết hợp với các acid dạ dày gây ra áp lực intragastric và cũng dễ dàng tạo thành sỏi trong dạ dày;

Cam: Cam chứa rất nhiều đường và axit hữu cơ. Nếu ăn khi đói sẽ càng làm tăng lượng axit trong dạ dày và phản ứng với các dịch vị gây cảm giác khó chịu và nôn mửa.

Hồng: Trong quả hồng có chứa nhiều chất nhựa và các axit no đơn. Khi ăn, 2 chất này sẽ phản ứng với axit và các men tiêu hoá có sẵn trong dạ dày tạo thành các chất hoá học kết tủa, gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh viêm dạ dày và các bệnh về đường tiêu hoá khác. Các bệnh nhân sỏi mật, sỏi thận nên hạn chế ăn quả hồng để không làm các triệu chứng trầm trọng thêm.
Chuối chứa nhiều vitamin C, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là magiê. Vitamin C cũng là một dạng axit nhẹ, nếu đưa vào cơ thể khi đói sẽ gây tổn hại cho dạ dày và càng gây nên cảm giác cồn cào, khó chịu. Ngoài ra, bổ sung magiê khi đói sẽ phá vỡ cân bằng lượng magiê và sắt, gây ức chế cho quá trình sản sinh mắt trong cơ thể.

Canh



Uống canh trước bữa ăn là một khuyến cáo tốt từ bác sỹ. Bởi vì canh từ miệng, xuống thực quản, dạ dày, ruột tương tự như một chất bôi trơn cho phép thực phẩm được nuốt xuống dễ dàng và giảm sự kích thích của thức ăn cứng lên niêm mạc tiêu hóa.

Vận động nhẹ 1 giờ trước bữa ăn
Vận động nhẹ 1 giờ trước bữa ăn (như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ 30 – 45 phút) đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều so với thể dục sau khi ăn. Một dạ dày trống rỗng và không có tế bào mỡ mới khi có thể được chuyển thành nhiệt thông qua vận động giúp cho tiêu thụ thức ăn nhanh chóng.

Ngủ trưa
Khi mọi người ăn trưa, các lưu lượng máu tăng cường đến hệ tiêu hóa để giúp tiêu hóa thức ăn, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não và chân tay. Não và chân tay không nhận đủ oxy và cung cấp dinh dưỡng, axit lactic và các chất chuyển hóa khác có thể không được thải ra. Nếu bạn có một giấc ngủ ngắn sau đó, khi thức dậy sẽ dễ bị chóng mặt, chân tay yếu, toàn bộ cơ thể khập khiễng, khó chịu. Vì vậy tốt nhất là bạn nên thực hiện một giấc ngủ ngắn trước bữa trưa, khi đó ăn trưa sẽ giúp loại bỏ mệt mỏi, nâng cao hiệu quả làm việc buổi chiều.


Đánh răng trước bữa ăn
Đường trong thực phẩm giống như một axit ăn mòn răng là phản ứng hóa học chính hình thành cao răng và sâu răng. Mọi người thường thưởng thức bữa ăn trong khi các phản ứng thực phẩm hóa chất, axit đã được hình thành, sau đó mới đánh răng thì đã quá muộn. Trước khi ăn, loại bỏ cao răng có thể làm giảm đáng kể sự hình thành các chất có tính axit, nhờ đó ngăn ngừa được cao răng, sâu răng.
Ngoài ra, sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn đã tiêu thụ các thực phẩm có tính axit sẽ làm lung lay lớp bảo vệ của men răng khiến răng không còn vững chắc. Đánh răng lúc này sẽ rửa sạch đi các lớp bảo vệ, gây thiệt hại cho răng. Vì vậy, sau bữa ăn tốt nhất là sử dụng nước ấm để súc miệng.

           http://www.tinmoi.vn/nhung-thoi-quen-can-thay-doi-truoc-khi-an-giup-tang-tuoi-tho-08783125.html