71.1
Những định luật vật lý từ đâu đến?
Nhiều
nhà vật lý cho rằng các định luật vật lý không tồn tại trong không - thời gian. Giống như toán học,
chúng có một đời sống riêng. Chúng mô tả vũ trụ, song chúng không "nằm
trong" vũ trụ. Thực thế, nếu các định luật vật lý được sinh ra cùng với vũ
trụ, thì làm sao chúng ta lại có thể sử dụng chúng đề giải thích vũ trụ đã sinh
ra như thế nào? Như vậy để có một cơ may hiểu được vũ trụ đã xuất hiện như thế
nào, chúng ta phải chấp nhận rằng các định luật vật lý là trừu trượng, trường cửu.
Vậy các định luật vật lý từ đâu mà ra?
Tại sao
là những định luật này mà không là những định luật khác? Đây là những câu hỏi
nghiêm chỉnh thuộc phạm vi siêu hình. Một số tác giả cho rằng các định luật đã
là như thế vì đòi hỏi của logic, một số khác cho rằng tồn tại nhiều vũ trụ với
những định luật vật lý khác nhau, và chỉ có một số vũ trụ là có những định luật
cần thiết cho quá trình phát sinh sự sống và những sinh vật có khả năng nhận định
các định luật đó.
Các định
luật vật lý làm thành cơ sở của một tập logic giống như các định đề Euclide là
cơ sở của một tập logic mà chúng ta gọi là hình học Euclide. Chúng ta có quyền
không chấp nhận các định đề Euclide, song các định đề này đơn giản nhất để xây
dựng một hình học và có thể các định luật vật lý ta dùng thoả mãn tính đơn giản
đó để giải thích vũ trụ.
Khi gặp
những vấn đề khác không giải thích được ta phải tìm ra những định đề khác - những
định luật khác! Bên cạnh những định luật, quá trình tiến triển của vũ trụ gắn
liền với những đối xứng.
Một số
đối xứng đã mất đi từ lúc Bigbang, một trong các đối xứng như thế có thể là
siêu đối xứng (supersymmetry), đối xứng nối liền fermion và boson. Đối xứng này
là một yếu tố cơ bản của lý thuyết siêu dây. Các máy gia tốc sẽ kiểm nghiệm vai
trò của siêu đối xứng trong lý thuyết thống nhất, trong đó có vấn đề xác định
xem hạt neutralino có thuộc vật chất tối hay không. Hạt neutralino là một siêu
hạt = tổ hợp các siêu hạt Zino + Photino + Higgsino. Khối lượng các siêu hạt có
thể liên quan đến trường Higgs.
Những cỗ máy đi ngược thời gian
Hãy
nhìn lên mặt trăng, khoảng cách giữa mặt trăng và quả đất là vào khoảng 380.000
km, như vậy ánh sáng cần một thời gian hơn một giây để đi từ mặt trăng đến trái
đất. Do đó khi nhìn mặt trăng ta đã thu nhận hình ảnh của mặt trăng trước đó một
giây trong quá khứ, chứ không phải hình ảnh của nó hiện tại. Khi nhìn những sao
trên bầu trời ta chỉ thu nhận được hình ảnh của chúng cách hiện tại hàng triệu
triệu năm tuỳ theo khoảng cách của chúng đến mặt đất.
Như vậy
khi quan sát bầu trời, các nhà thiên văn đã đi lùi vào quá khứ và đã trở thành
những nhà khảo cổ nghiên cứu lịch sử của vũ trụ. Lịch sử này đã có quá khứ khoảng
13, 7 tỷ năm! Bức xạ tàn dư của vũ trụ (CMB - Cosmic Microwave Bacground) đã được
phát đi vào thời điểm sau Bigbang khoảng 380.000 năm: Lúc này các hạt nhân
hydrogen và helium đã bắt hết các electron đang lang thang tự do, ánh sáng
thoát khỏi tương tác với các electron lan truyền trong vũ trụ để thành CMB. Vậy
có thể nói các nhà thiên văn đã nắm bắt được 99,999 % lịch sử của vũ trụ!
Và trước
đó? Các neutrino đã xuất hiện 1 giây sau Bigbang và đã du hành trong vũ trụ
trong một thời gian bằng 13,7 tỷ năm trừ bớt 1 giây.
Còn trước đó? Trước
bức xạ neutrino là bức xạ hấp dẫn, phát sinh vào thời điểm 10-43 giây sau
Bigbang vào cuối kỷ nguyên gọi là kỷ nguyên Planck. Bức xạ hấp dẫn này có hy vọng
ghi đo được nhờ những kính viễn vọng hấp dẫn Virgo (Ýá), Ligo (Mỹ) và trong
tương lai nhờ Lisa, một hệ thống vệ tinh của Nasa. Và chúng ta đã tiến sát thời
điểm Bigbang chỉ còn cách Bigbang khoảng một phần tỷ của một phần tỷ của một phần
tỷ của một phần tỷ giây.
Và trước
đó? Trước đó trong kỷ nguyên Planck chúng ta chưa biết có bức xạ nào vì chúng
ta chưa có một lý thuyết nào để mô tả kỷ nguyên này. Một thời khoảng vô cùng nhỏ
cách biệt chúng ta với Bigbang, thế mà chúng ta chưa vượt qua được!
Lược sử vũ trụ
Lúc vũ
trụ được 10-35 giây xảy ra quá trình nở lạm phát (inflation) vàkết thúc vào thời
điểm 10-32 giây. Đây là một quá trình giãn nở bột phát của vũ trụ: Trong một thời
đoạn ngắn ngủi, kích thước của vũ trụ đã tăng lên 1050 lần. Quá trình nở lạm
phát có thể bắt nguồn với một dạng năng lượng tối. Dạng năng lượng này đóng vai
trò gì trong lý thuyết thống nhất? Có mốiliên quan gì đến sự tồn tại của hạt
Higgs và với các chiều dư?
Sau
Bigbang 10-33 giây, vũ trụ ở vào trạng thái plasma của quark và gluon (PQG).
Trong trạng thái này quark chuyển động tự do và tương tác với nhau bằng trao đổi
gluon. Ngày 10.2.2000, Trung tâm CERN tuyên bố đã thu được PQG trong phòng thí nghiệm
sau 15 năm nghiên cứu.
Lúc vũ
trụ được 10-6 giây thì hình thành các hadron.
Lúc vũ
trụ được 100 giây thì các hạt nhân nguyên tử được hình thành.
Lúc vũ
trụ được 300.000 năm tuổi thì bức xạ tách khỏi vật chất và dẫn đến CMB (Cosmic
Microwave Background - bức xạ tàn tư của vũ trụ).
Sau đó
vũ trụ nguội dần và nhiều quá trình chuyển pha đã xảy ra. Những quá trình chuyển
pha này có thể dựng lại trong phòng thí nghiệm nhờ những máy gia tốc năng lượng
cao.
Quá trình chuyển pha
điện yếu đã gây nên sự bất đối xứng vật chất Q - phản vật chất. Trong quá trình
chuyển pha ứng với sắc động lực học lượng tử QCD, vật chấtbaryonic ngưng tụ
thành dạng plasma của quark - gluon.
Người
ta muốn kiểm nghiệm tất cả các quá trình này trong phòng thí nghiệm.
Có gì trước Bigbang?
Có hai
quan điểm: 1) Trước Bigbang có một thời kỳ tiền Bigbang; 2) Không có điều gì có
trước Bigbang.
Những kịch
bản "lãng mạn" của thời kỳ tiền Bigbang
Nhiều nhà
lý thuyết không đồng ý với quan điểm không có gì trước Bigbang. Họ đã đưa ra những
kịch bản (không kém các kịch bản Hollywood):
Một vũ
trụ gương (nhìn trong gương) đối xứng đối với điểm không của thời gian.
Những
Bigbang nhiều vô số xảy ra ở mọi thời điểm từ các lỗ đen nguyên thuỷ.
Va chạm
của các màng 3 chiều...
Người
ta hy vọng có lẽ chỉ có lý thuyết siêu dây mới giải quyết nổi vấn đề của thời
diểm Bigbang và tiền Bigbang. Lý thuyết siêu dây là lý thuyết lấy yếu tố cơ bản
là những dây vi mô (kích thước 10-34 m) chứ không phải những hạt. Lý thuyết này
có khả năng thống nhất lượng tử và hấp dẫn nhờ những "dây" graviton
(lượng tử của hấp dẫn). Trong lý thuyết siêu dây, số chiều của không thời gian
lên đến 10 hoặc 11, như vậy có 6 hoặc 7 chiều dư (extra dimensions) so với
không thời gian 4 chiều thông thường. Một đối xứng quan trọng trong lý thuyết
siêu dây là siêu đối xứng như trên đã nói.
Theo
nhiều kịch bản vũ trụ luôn tồn tại. Trước Bigbang vũ trụ có kích thước lớn vô
cùng, sau đó co lại và vào thời điểm Bigbang trở thành nhỏ như để chui qua một
lỗ kim xong giãn nở trở lại.
Theo kịch
bản của Gabriele Veneziano, vũ trụ nguyên thuỷ đã co lại từ những thăng giáng
và tạo nên những lỗ đen, trong những lỗ đen này đã xảy ra những Bigbang, trong
số đó có Bigbang của chúng ta. Như vậy mỗi lỗ đen có thể tạo ra những vũ trụ
riêng (xem hình 1) của đa vũ trụ. Một điều có thể khẳng định: Quá trình chuyển
tiếp giữa "tiền" và "hậu" Bigbang vẫn là một vấn đề còn bỏ
ngỏ. Người ta cho rằng có thể có thông tin về thời kỳ tiền Bigbang nhờ thu các
sóng hấp dẫn phát sinh từ thời kỳ này, dấu tích của chúng sẽ là những thăng
giáng trên phông của bức xạ tàn dư.
Theo lý
thuyết siêu dây, vũ trụ của chúng ta là một màng (brane - từ chữ membrane) 3
chiều đã va chạm với một phản màng khác và tạo ra Bigbang, hai màng lại đi xa
nhau nhưng trong một tương lai có thể đến gần nhau để va chạm nhau trong một
Bigbang tiếp theo như trong một vũ điệu có chu kỳ (hình 2).
Sự va
chạm của màng và phản màng sẽ tạo ra năng lượng Bigbang và quá trình giãn nở lạm
phát.Đây là kịch bản thường được gọi là kịch bảnekpyrotic (tiếng Hy Lạp có
nghĩa là out of fire - ra từ lửa).Sự va chạm này sẽ tạo ra những bó dây khổng lồ
gây nên những sóng hấp dẫn mà những trạm quan sát như Virgo hoặc Ligo có thể
thu nhận được.
Không có điều gì trước Bigbang
Theo một
quan điểm khác thì không có gì trước Bigbang. Chúng ta thường hình dung vũ trụ
đã nổ ra từ một điểm vật chất. Song một hình ảnh đúng đắn hơn của vũ trụ giãn nở
là một quả bóng có độ đàn hồi tuyệt đối đang bị thổi phồng lên, hai vùng nằm
trong và ngoài quả bóng không tồn tại và không ứng với những thực tại nào của
vũ trụ. Khi quả bóng co lại thành một điểm, đấy là điểm xuất phát ban đầu
Bigbang. Nên chú ý rằng vũ trụ không giãn nở trong một "không gian" nào
cả: Bản thân không gian sẽ được tạo nên trong quá trình giãn nở của vũ trụ.
Stephen Hawking đã so sánh câu hỏi: Điều gì có trước Bigbang? với câu hỏi: Điều
gì có ở phía Bắc của cực Bắc? Vì phía Bắc của cực Bắc không tồn tại cho nên
không có gì ở đấy cả.
Một câu
hỏi khác: Không gian và thời gian đã được hình thành như thế nào?
Hiện
nay nhiều nhà vật lý quan niệm rằng không - thời gian được hình thành từ những
thăng giáng lượng tử của chân không (hình 3).
Không - thời gian lượng tử hoá
Hai nhà
vật lý lý thuyết Carlo Rovelli, người ý và Lee Smolin, người Mỹ đã phát triển
lý thuyết không - thời gian lượng tử hoá gọi là lý thuyết vòng lượng tử (Loop
Quantum Gravity); từ vòng xuất hiện do quá trình tính toán dẫn đến những vòng
con trong không - thời gian. Không gian sẽ được kết thành bởi các yếu tố vi mô
lượng tử hoá có kích thước khoảng 10-33 cm, thời gian sẽ không chảy liên tục mà
nhảy từng thời đoạn giống như trong một chiếc đồng hồ cát. "Với các vòng
thì tại thời điểm Bigbang vũ trụ không trở nên vô cùng nhỏ mà lấy kích thước cực
tiểu ứng với lượng tử của không thời gian", theo Carlo Rovelli.
Trong
lý thuyết vòng lượng tử, các tác giả đã xây dựng không thời gian tiền Bigbang:
Đó là không thời gian nghịch đảo của không thời gian hậu Bigbang với trái đổi
thành phải và phải đổi thành trái.
Và nếu không tồn tại ngay cả thời gian?
Các nhà
vật lý đã xét lại khái niệm thời gian. Đây là một khái niệm vô cùng bí ẩn. Đối
với một nhà sinh học thì đấy là quá trình lão hoá, đối với nhà tâm lý học thì
đó là quá trình phát triển trong ý thức của mỗi đối tượng. Jean Giono nói về thời
gian: Đó là điều đã đi qua khi không có điều gì đã đi qua cả.
Người
ta thường kể lại truyền thuyết Galilée đã tìm ra quy luật dao động của con lắc
nhờ so sánh chuyển động của con lắc với nhịp tim của ông. Và vài năm sau các
bác sĩ lại kiểm tra nhịp tim của bệnh nhân nhờ đồng hồ quả lắc. Vậy thời gian
có can thiệp vào đây chăng? Hoàn toàn không! Đây chỉ là sự chuyển động của một
vật này tương đối với một vật khác. Dẫu rằng biến số t (biến số thời gian) luôn
có mặt ở mọi nơi nhưng thực tế các nhà vật lý cuối cùng chỉ đối tác với các đại
lượng vật lý như thể tích, khối lượng, góc, nhiệt độ,... t đã biến mất (xem
hình 4).
Khái niệm thời gian
chảy chỉ hữu ích ở mức vĩ mô, và vô ích ở kích thước vi mô khi người ta lượng tử
hoá không - thời gian và vào lúc Bigbang hoàn toàn không tồn tại thời gian đang
chảy, ở đây chỉ tồn tại một đám bọt, với đám bọt này thì cách suy nghĩ của
chúng ta về thế giới, về thời gian sẽ phải khác một cách căn bản. Và như thế
câu trả lời cho câu hỏi: Có gì trước bigbang là... không có gì cả.
Hai
quan điểm trái ngược trên đã đặt ra nhiều vấn đề lớn về lý thuyết cũng như thực
nghiệm (thậm chí triết học) về vũ trụ học. Và câu hỏi trước Bigbang có gì đang
chờ câu trả lời mà các nhà vật lý và thiên văn hy vọng rằng sẽ có được trong
tương lai nhờ những kính viễn vọng hấp dẫn Virgo (ý), Ligo (Mỹ) và nhờ Lisa, một
hệ thống vệ tinh của NASA.
Tài liệu tham khảo
Paul
Davies, La Recherche, No 349, Janvier 2002.
Cécile
Bonneau,... Science et Vie, Juillet 2005.
Lee
Smolin, Scientific American, January 2004.
Cao
Chi, Einstein với khoa học & công nghệ hiện đại, 2005.
Tác giả
Cao
Chi, Theo Tạp chí Hoạt động Khoa học
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc_Bigbang_c%C3%B3_g%C3%AC%3F
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc_Bigbang_c%C3%B3_g%C3%AC%3F