TÌM HIỂU PHẬT GIÁO THERAVADA
AJAHN CHAH HỎI ĐÁP
Hoang Phong
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
AJAHN CHAH HỎI ĐÁP
Hoang Phong
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
PHỤ LỤCHỏi đáp với nhà sư Ajahn Chah
Jack Kornfield
Hoang Phong chuyển ngữ
Trong các chương I và II chúng ta đã có dịp tìm hiểu về nguồn gốc, sự hình thành cũng như một vài nét chính yếu trong giáo lý của gia đình Phật Giáo Theravada. Bây giờ thì chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu xem gia đình ấy sinh sống ra sao, "sinh con đẻ cháu" và định cư ở những vùng đất nào, đã từng trải qua những gian nan gì và tình trạng hiện tại ra sao?
|
Chương thứ I nêu lên nguồn gốc thật xưa của gia đình Phật Giáo Theravada, và do đó chúng ta cũng có thể nghĩ rằng gia đình này tất sẽ thừa hưởng được nhiều đường nét giáo lý "nguyên thủy" và còn giữ đúng được nề nếp và gia phong của tổ tiên để lại. Thế nhưng trên thực tế thì gia đình Phật Giáo này cũng đã biến đối khá nhiều theo dòng lịch sử phát triển lâu dài của mình. Thật vậy Phật Giáo Theravada đã phải thích ứng với các bối cảnh địa phương nơi mình định cư và do đó cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi các hình thức tín ngưỡng dân gian đã bắt rễ từ lâu đời ở các nơi này, và không những thế cũng đã thâu nhập thêm một vài hình thức tu tập còn lưu lại của Kim Cương Thừa, Đại Thừa và cả Ấn Giáo đã từng phát triển từ trước tại các nơi ấy. Bài viết dưới đây sẽ không đề cập đến các ảnh hưởng ngoại lai này, mà chỉ nêu lên những đặc điểm và các nét chính yếu của toàn bộ Phật Giáo Theravada nói chung.
|
Trong số rất nhiều tông phái Phật Giáo thì có thể nói rằng người "con cả" của đại gia đình Phật Giáo là một tông phái được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Theravada, Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Nam Tông, Phật giáo Nam Truyền, Tiểu Thừa... Sở dĩ có nhiều tên gọi khác nhau chẳng qua cũng là vì người ta nhìn vào nhánh này của đại gia đình Phật Giáo dưới nhiều góc cạnh khác nhau: hoặc nhìn vào giấy tờ khai sinh, cách tự nhận diện mình của các thành phần trong gia đình, hoặc căn cứ vào phong cách sống cũng như nơi định cư của nhánh gia đình này. Vậy trước hết chúng ta thử xét xem nên gọi nhánh gia đình này bằng tên gọi nào là phù hợp nhất, sau đó sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về gốc gác và sự hình thành của nhánh gia đình này.
|
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I Vài Nét đại cương về Phật Giáo Theravada - Vấn đề thuật ngữ - Lịch sử hình thành của Phật Giáo Theravada - Phục lục: Truyền thống tu trong rừng CHƯƠNG II Các điểm chính yếu trong giáo lý Phật Giáo Theravada - Nổ lực bảo tồn căn bản Phật Giáo xưa - Các điểm chính yếu trong Phật Giáo Theravada. CHƯƠNG III Lịch sử phát triển của Phật Giáo Theravada - Vài nét đại cương - Phật Giáo Theravada Tích Lan - Phật Giáo Theravada Miến Điện - Sự suy tàn của vương quốc Miến Điện vào thế kỷ XIII - Phật Giáo Theravada trong thời kỳ thuộc đị và hậu thuộc địa - Phật Giáo Thravada Thái Lan - Phật Giáo Theravada Campuchia - Giai đoạn du nhập: thế kỷ V-XII -Thời kỳ phát triển: thế kỷ XV -Thời kỳ cận đại: thế kỷ XIX-XXI - Phật Giáo Theravada Lào - Phật Giáo Theravada ở các nước Bangladesh, Mã Lai và Inđônêxia - Phật Giáo Theravada trong thế giới Tây Phương LỜI KẾT PHỤ LỤC: Hỏi đáp với nhà sư Ajahn Chah SƠ LƯỢC THƯ MỤC THAM KHẢO |