Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuệ Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuệ Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Luân Hồi và Nhân Quả

Đăng bởi Tuệ Dũng 

Kinh sách trích dẫn: Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Phạm Võng, Trì Bắc Ngẫu Ðàm, Tư Quy Tập, Phật Học Phổ Thông, Kinh Kim Cang Bát Nhã, Kinh Luân Chuyển Ngũ Ðạo, Kinh Ðịa Tạng Bản Nguyện.

Ðề yếu: Con người từ đâu sanh ra? Chết rồi đi về đâu? Tại sao giữa đời lại có những kẻ giàu, nghèo, sanh, hèn, đẹp, xấu, trí, ngu sai biệt? Tại sao có người hiền lành mà thường gặp việc khổ sở không may, kẻ hung ác lại được an vui phát đạt? Ðây là mối nghi nan thắc mắc chung của đa số người. Và theo Phật giáo, tất cả sự việc này bao gồm trong vấn đề "Luân hồi nhân quả".

Luân hồi và nhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi. Và sự luân hồi khổ vui trong sáu nẻo, đều do ảnh hưởng tốt xấu của nhân quả thiện ác. Về nhân quả, có thể gồm chung trong ba nghiệp: Phước, Phi phước, Bất động; mà nơi phát sanh lại từ thân, ngữ, ý. Nhân nào quả ấy, trạng thái vô cùng! Còn luân hồi là sự xoay vần quanh sáu nẻo, tóm tắt không ngoài hai lối khổ, vui.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Quả Của Nghiệp

Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn:nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo.

Nghiệp có nghĩa là hành động. Về phương cách hành động thì hành động có thể thuộc về thân, ngữ hay ý. Về mặt hậu quả thì hành động có thể có đạo đức, thất đức hoặc trung hòa. Về mặt thời gian, có hai loại hành động – hành động còn trong ý định, khi ta nghĩ đến điều sắp làm, và hành động đã xảy ra, tức là biểu hiện của tâm lực qua hành động cụ thể hay lời nói.

Thí dụ, tôi đang nói chuyện với một chủ ý và vì vậy tôi đang tạo ra hành động thuộc về lời nói, hay gọi là khẩu nghiệp. Với sự khoa tay, tôi cũng đang tạo ra những thân nghiệp. Những hành động này tốt hay xấu, phần lớn là do chủ ý của tôi. Nếu tôi nói với chủ ý tốt, với sự chân thành, tôn trọng và thương mến mọi người, thì hành động của tôi tốt và có đạo đức. Nếu tôi hành động với chủ ý từ sự kiêu mạn, oán ghét, chỉ trích và vân vân, thì thân và khẩu nghiệp của tôi thiếu đạo đức.