Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên Khởi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên Khởi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI

Thích Hạnh Bình

Duyên khởi (prat´tya-samutpŒda) là giáo lý quan trọng nhất của Phật giáo, nó là giáo lý được đức Thế Tôn chứng ngộ dưới cội cây Bồ đề (Bodhi), trước khi Ngài trở thành đấng giác ngộ, bậc Đạo sư cho chư Thiên và loài người. Có thể nói, Duyên khởi không chỉ là giáo lý chỉ rõ nguyên tắC vận hành của mọi pháp trong thế gian, từ vật lý cho đến tâm lý, không một pháp nào hình thành hay biến hoại mà ra ngoài qui luật này, nó còn là lý thuyết đầu tiên phản bác hệ thống triết học Vệ Đà của Bà la môn, phủ nhận tư tưởng sáng tạo của đấng Phạm Thiên (Brahman) để hình thành tư tưởng “Tự tác tự thọ” (mình làm mình chịu) đề cao vị trí con người, con người là chủ nhân ông cho chính mình, không ai khác hơn có thẩm quyền định đoạt cuộc sống cho mình.

Không những chỉ có thế, Thế Tôn căn cứ từ đạo lý Duyên khởi này, phát hiện vô minh (avidyŒ) là nguyên nhân sâu xa tạo thành những phiền não khổ đau cho con người, đồng thời Ngài cũng chỉ rõ rằng chỉ có vai trò trí tuệ (P. pa––ˆ, S. pra-j–a-paramitˆ) mới có thể đoạn trừ vô minh đó. Do vậy, Ngài căn cứ vào lý thuyết Duyên khởi, thiết lập 12 nhân duyên (DvŒda§Œºgaprat´tyasamutpŒda) để thuyết minh quá trình hình thành khổ đau cho con người, với chi đầu tiên là vô minh và chi cuối cùng là lão tử, là chi biểu thị trạng thái khổ đau. Nếu đứng về mặt nhân quả giải thích, nhân là vô minh quả là khổ, như vậy muốn chấm dứt quả khổ bằng cách diệt trừ cái nhân là vô minh. Thế thì bằng cách nào để diệt trừ vô minh? câu trả lời chuẩn xác là 37 phẩm trợ đạo, là phương pháp tu tập trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy. Thế nhưng trình độ hiểu biết của chúng sinh lại không đồng, vì mục đích giáo dục cho họ không thể không sử dụng pháp phương tiện nhằm giáo dục chúng sinh, do vậy hình thành tất cả Phật pháp. Như vậy, pháp Duyên khởi là giáo lý quan trọng của Phật giáo.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

TÁNH KHÔNG DUYÊN KHỞI CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU

Thích Thanh Từ
Giảng tại Thiền viện Đại Đăng - 2002


Thưa tất cả Tăng Ni và Phật tử, bài pháp hôm nay rất khó hiểu, quí vị chú ý mới có thể tiếp nhận được, đó là bài Tánh không duyên khởi, chân không diệu hữu.

Lâu nay nhiều người thắc mắc hai điều này, nhất là giới học giả. Vì sao nhà Phật nói sắc tức không, không tức sắc, nghe khó hiểu, khó nhận định được. Xưa nay chúng ta sống theo mê lầm nên những gì mình nói mình làm mình nghĩ đều theo hướng mê lầm, do đó khi được chỉ thẳng lẽ thật, ta khó nhận ra. Đức Phật là bậc giác ngộ, Ngài thấy và nói trái hẳn với cái nhìn mê lầm của chúng sanh. Vì vậy chân lý Phật dạy rất khó nhận.

Tại sao gọi Tánh không duyên khởi? Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh không, do duyên hợp thành các pháp. Chữ tánh là chỉ cho cái có sẵn. Từ cái đã có sẵn đó theo duyên hợp mà thành. Ví dụ ngôi nhà trước khi chúng ta xây cất nó không có. Từ chỗ trống không do duyên hợp, đủ các vật liệu kết hợp thợ thầy, nhiều phương tiện mới xây dựng thành cái nhà. Từ chỗ trống không do duyên hợp thành nên nói ngôi nhà Tánh không. Từ cái nhà chúng ta qui ra muôn pháp đều như thế. Sự vật, con người v.v… có mặt trong một thời gian ngắn tạm bợ thì không thể nói nó thật được.

Nói Tánh không duyên khởi thì biết các pháp đều hư dối, không thật. Đi thẳng vào con người, chúng ta có phải từ không duyên hợp thành có chăng? Ai cũng bằng lòng như thế, nhưng bây giờ nói mình giả, quí vị chịu không? Không chịu. Từ thấy mình thật nên muốn ăn ngon, mặc đẹp, thụ hưởng tất cả những gì thế gian có. Một khi muốn thụ hưởng mà bị ngăn trở thì vui không? Nổi nóng lên liền. Phật gọi đó là si mê. Từ si mê sanh ra tham lam, từ tham lam sanh ra nóng giận.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Duyên khởi: Sơ lược về Lý Duyên Khởi

Tiếng Pàli của lý Duyên khởi hay Duyên sinh là "Paticcasamuppàda", còn được dịch là "Tùy thuộc Phát sinh", tiếng Anh là "Dependent Origination". Thuyết nầy bao gồm 12 thành tố, nên cũng được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên.


Trong Tăng Chi Bộ, chương 10 Pháp, kinh số 92, Đức Phật giảng cho ông Cấp Cô Độc:

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Duyên Khởi và Vô Ngã

HT. Thích Chơn Thiện




Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề. Từ đấy, Thế Tôn được Trời, Người tôn xưng với mười hiệu Như Lai. Không có một sử liệu nào, cũng không có một bản Kinh nào nói khác đi về nội dung chứng ngộ đó của Thế Tôn.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Không là Duyên khởi

Hồng Dương
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa. Đó là điều D. T. Suzuki phản đối kịch liệt.