Hiển thị các bài đăng có nhãn Tu hành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tu hành. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

MƯỜI ĐIỀU TRỌNG YẾU CỦA SỰ TU HÀNH


MƯỜI ĐIỀU TRỌNG YẾU CỦA SỰ TU HÀNH
Pháp Sư Tịnh Không

1. Hiếu Dưỡng Cha Mẹ

Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
 

Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của chúng ta. Công đức hiếu dưỡng cha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật như nhau, không hiếu dưỡng cha mẹ thì bị coi là sai lầm lớn nhất của đời người. Người bất hiếu một chút tư cách cũng không có nói gì đến học Phật.

Ngoài ra, chúng ta còn khuyên cha mẹ có Tín, Nguyện, niệm Phật, cầu sinh về Tây phương mãi mãi thoát khỏi nỗi khổ sinh tử luân hồi, mới là hiếu đạo cứu cánh viên mãn.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tu là phương pháp suy tư và hành động hợp lý

Giác Ngộ - Luôn quán chiếu tất cả sự việc xảy ra theo luật nhân quả, nghiệp báo để có quan điểm và hành động hợp lý là người biết tu...


Có người nói vui rằng “chữ tu kia cũng có năm bảy đường”. Đó là cách nói chơi chữ của người thích nói những câu ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau, làm cho người nghe phải buồn cười lẫn suy nghĩ.

Xét về mặt học thuật thì chữ tu có nhiều định nghĩa khác nhau. Nếu là sửa chữa và làm thêm cho tốt, cho hoàn chỉnh hơn thì đó là tu bổ. Nếu có ý thức tự sửa mình cho tốt hơn thì gọi là tu chí. Nếu sửa chữa lại những chỗ bị hư hỏng thì gọi là tu sửa. Nếu sửa sang lại cho tốt thì gọi là tu chỉnh. Nếu sửa chữa hoặc xây dựng lại hoặc xây dựng thêm thì gọi là tu tạo. Nếu trau dồi nghiệp vụ thì gọi là tu nghiệp. Nếu nhận ra lỗi lầm của bản thân và tự sửa chữa thì gọi là tu tỉnh. Ăn ở có nhân, làm nhiều việc thiện, để lại cái đức cho con cháu hay cho mình được hưởng phước về sau thì gọi là tu nhân tích đức. Nếu rời bỏ cuộc sống đời thường để tu theo một tôn giáo nào đó gọi là tu hành. Còn tu hành và luyện tập công phu thì gọi là tu luyện (Đạo giáo) v.v…, đó là cách liệt kê về chữ “tu” theo Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học.
Trong Phật giáo, tu hành là hai từ thông dụng, có nghĩa là sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, trau dồi các đức tính tốt, làm các hạnh lành và đoạn trừ phiền não để được an lạc, tiến tới giải thoát vòng sanh tử luân hồi.