Hiển thị các bài đăng có nhãn Bản Chất Con Người. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bản Chất Con Người. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Tư tưởng của Đức Phật đã được người sau biến đổi như thế nào?

Tư tưởng của Đức Phật đã được người sau biến đổi như thế nào?


NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

TƯ TƯỞNG CỦA ĐỨC PHẬT
ĐÃ ĐƯỢC NGƯỜI SAU BIẾN ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
Philippe Cornu - Hoang Phong chuyển ngữ


Các bài thuyết giảng của Đấng Giác Ngộ lưu lại sau khi Ngài tịch diệt đã được người sau bình giải, thêm thắt và mang ra ứng dụng vào mọi hoàn cảnh. Và cũng từ đó đã phát sinh ra Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), Phật giáo Đại thừa (Mahayana) và Phật giáo Tantra thừa (Vajrayana).

Lời giới thiệu của người dịchTất cả mọi hiện tượng đều biến động và đổi thay, đó là quy luật của vô thường. Giáo lý của Đức Phật cũng không tránh khỏi quy luật ấy. Sự diễn đạt và bình giải của con người có thể đã góp phần giúp cho Đạo Pháp phong phú hơn nhưng đồng thời cũng mang lai lắm điều phức tạp hơn. Bài được chuyển ngữ dưới đây tuy sơ lược nhưng cũng có thể mang lại cho chúng ta một tầm nhìn bao quát hơn về con đường Đạo Pháp. Thật vậy, tu tập cũng cần biết mình đang tu tập cái gì và đang bám víu vào những cành lá nào đang vươn ra từ gốc cây Phật Pháp. Bài viết được đăng trong một số ngoại lệ của tạp chí Le Point của Pháp (số 5, tháng 2 và 3, năm 2010) với chuyên đề là Đức Phật. Tác giả là ông Philippe Cornu, hiện là viện trưởng đại học Phật giáo Âu châu, (Hoang Phong).

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI, Phần đọc thêm

Phần đọc thêm


NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

PHẦN ĐỌC THÊM

            Bài ngắn trên đây mang tính cách khá bao quát, vì thế xin kèm thêm một vài dòng trích dẫn tìm thấy trong một bài viết của Fréderic Lenoir một học giả uyên bác về Phật giáo, đăng trên tạp chí L’Express của Pháp ngày 24.10.1966. Các dòng trích dẫn dưới đây cho chúng ta thấy một vài chi tiết về sự bành trướng của Phật giáo trong thế giới Tây phương. Tuy đấy chỉ là một vài chi tiết nhỏ nhưng cũng hé mở cho chúng ta thấy « Phật giáo » là một tôn giáo sinh động và thiết thực, tràn đầy sức sống, không khô cằn trên những giáo điều bất di dịch vả những điều hứa hẹn viển vông, (HP).

1- PHẬT GIÁO MỘT NỀN TRIẾT HỌC CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
Giáo sư Michel Hulin *
« Có lẽ nên sớm đặt trọng tâm của triết học Phật giáo vào trung tâm bối cảnh hết sức nguy kịch của nền triết học Tây phương. Từ hai thế kỷ nay các phạm trù triết học chính yếu dùng để xây dựng cả một nền triết học Tây phương đã bị sụp đổ tan tành. Những gì mà triết gia Kant gọi là ba ý niệm siêu nhiên đã hoàn toàn bị nghiền nát, đó là : a) chủ thể là một cái tôi mang tính cách thực thể ; b) thế giới là một sự sắp xếp các hiện tượng qua thời gian và không gian ; c) Thượng đế là ý chí an bài của tổng thể thực tại. Tự mình đã gặm mòn lấy cội rễ của chính mình cho nên nền triết học Tây phương ngày nay đang lâm vào một tình trạng khốn quẫn. Nền triết học Tây phương cho thấy nhiều mặc cảm và thua kém trước tính cách xác thực của các ngành khoa học, vì thế mà nền triết học đó phải đành giao phó mọi cố gắng tìm hiểu thế giới này trong tay của khoa học. Nền triết học ấy một mặt hướng về một thứ chủ nghĩa hư vô, và một mặt khác thì lại an phận với những chủ đề thật khiêm tốn chỉ mang tính cách kỹ thuật, chẳng hạn như việc phân tích các loại ngôn ngữ.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Phật Giáo: tôn giáo, triết học, luân lý hay khoa học?

Phật Giáo: tôn giáo, triết học, luân lý hay khoa học?


NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

PHẬT GIÁO :
TÔN GIÁO, TRIẾT HỌC, LUÂN LÝ HAY KHOA HỌC ?
Hoang Phong

Tôi không hề quan tâm đến chữ ism (...isme) [tức là chữ ...giáo trong từ tôngiáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma [Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ism mà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. 

Thiền sư S. N. Goenka

            Người ta thường tìm đủ mọi cách để gán một nhãn hiệu nào đó lên các lời giáo huấn của Đức Phật. Người thì cho rằng Đạo Pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo Pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người lại quả quyết Đạo Pháp của Đức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo Pháp một cách trung thực.
            Thật vậy dù đã tu tập và thấm nhuần Đạo Pháp từ hàng nghìn năm thế nhưng các dân tộc Á châu tuyệt nhiên không hề thắc mắc đấy là tôn giáo, triết học, luân lý  hay khoa học... Chữ « Phật giáo » (Bouddhisme –Buddhism) là một thuật ngữ hoàn toàn mới mẻ mang ý nghĩa ngoại lai và vay mượn, do người Tây phương đặt ra vào khoảng năm 1825, bằng cách ghép thêm chữ isme -ism vào chữ Bouddha – Buddha tên của Đức Phật để tạo ra từ Bouddh-isme  –  Buddh-ism  khi « Phật giáo » bắt đầu thâm nhập và bành trướng tại Âu châu. Vì thế bài viết này xin được dùng chữ Đạo Pháp –  tiếng Phạn Dharma – thay vì chữ « Phật giáo » để chỉ giáo lý của Đức Phật. Thật ra chữ Dharma cũng là chữ mà các học giả Tây phương lỗi lạc nhất về « Phật giáo » sử dụng từ lâu nay để nói về giáo lý của Đức Phật, vì họ đều ý thức được ý nghĩa hạn hẹp và lệch lạc của chữ « giáo » (isme – ism) vốn có nguồn gốc văn hóa Tây phương.
Bài viết ngắn này sẽ lần lượt phân tích và tìm hiểu xem Đạo Pháp là gì ? Có phải đấy là tôn giáo, triết học, luân lý cổ truyền hay khoa học ? Hay đấy là một thứ gì khác hơn và cao siêu hơn

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Đức Phật được tượng trưng bằng trăm nghìn cách khác nhau

Đức Phật được tượng trưng bằng trăm nghìn cách khác nhau

Tác giả : Hoang Phong

NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

ĐỨC PHẬT ĐƯỢC TƯỢNG TRƯNG
BẰNG TRĂM NGHÌN CÁCH KHÁC NHAU
Gilles Béguin - Hoang Phong chuyển ngữ

Trong suốt một thời gian dài sau khi Đức Phật tich diệt thì người sau chỉ gợi nhớ đến Ngài bằng cách tôn kính xá lợi. Nhiều thế kỷ sau đó khi giáo lý của Đức Phật đã được truyền bá rộng rãi thì hình ảnh của Ngài mới được tượng trưng bằng nhiều biểu tượng khác nhau. Hầu hết các biểu tượng của Đức Phật đều xuất phát từ nghệ thuật Ấn độ, sau này mới biến đổi đi để thích ứng với các nền văn hóa địa phương.
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là một bài ngắn trình bày các biểu tượng khác nhau của Đức Thích-ca Mâu-ni và của các chư Phật suốt trên dòng lịch sử phát triển của Phật giáo. Tác giả là ông Gilles Béguin, hiện là giám đốc Bảo tàng viện Cernuschi, một bảo tàng viện chuyên về nghệ thuật Á châu, được khánh thành vào năm 1898 và là một trong các bảo tàng viện xưa nhất của thủ đô Paris. Bài viết được đăng trong một số đặc biệt của tạp chí Le Point (số 5, tháng 2 và 3, năm 2010) với chuyên đề Đức Phật. Hoang Phong chuyển ngữ.

Chưa hề có ai thấy một chiếc két sắt đặt trên một cỗ quan tài

Chưa hề có ai thấy một chiếc két sắt đặt trên một cỗ quan tài


NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

CHƯA HỀ CÓ AI THẤY
một chiếc két sắt đặt trên một cỗ quan tài

            Gần đây tôi có dịp quen biết một người phụ nữ khá lớn tuổi, bà này thường tỏ ra thương hại bạn bè khi thấy họ lúc nào cũng bận tâm lo lắng đến tiền bạc, ngay cả lúc mà cái chết đã gần kề. Bà bảo rằng: "Chưa hề có ai thấy một chiếc két sắt đặt trên một cỗ quan tài bao giờ cả !".
            Như vậy thì chúng ta sẽ nên lưu lại cho con cháu mình những gì bây giờ? Hình ảnh tốt đẹp của chính mình ư? Hay là để lại của cải vật chất, và biết đâu sẽ tạo dịp cho chúng cấu xé nhau? Tốt hơn hết là nên lưu lại cho con cháu mình một nguồn cảm ứng, một cách nhìn về mọi sự vật chung quanh với một ý nghĩa nào đó hầu giúp mang lại cho chúng một niềm tin trong cuộc đời sau này.
            Của cải cũng có thể được sử dụng như một phương tiện để giúp đỡ người khác hầu mang lại cho mình một cuộc sống có ý nghĩa. Thế nhưng đồng thời của cải cũng thật nguy hiểm, vì nó có thể mang lại cho ta một cuộc sống thật tồi tàn, gây ra lắm thứ thiệt hại cho người khác. Của cải cũng chỉ là một công cụ, người ta có thể sử dụng nó để xây dựng hoặc để hủy hoại: nó có thể giúp mang lại sự an vui và hào phóng, hoặc cũng có thể tạo ra vô số chướng ngại chẳng hạn như tham lam, kiêu căng, cảm tính bất thỏa mãn, và đấy là những gì ngăn chận không cho chúng ta tìm thấy những niềm hạnh phúc đích thực.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Ánh hào quang của Đức Phật

Ánh hào quang của Đức Phật

Tác giả : Hoang Phong

NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

ÁNH HÀO QUANG CỦA ĐỨC PHẬT 
hay sự hồi sinh của Phật giáo Á châu 
Hoang Phong (dịch và ghi chú)

Dưới đây là một bài phỏng vấn trong chương trình Phật giáo hàng tuần của Đài truyển hình chính phủ Pháp (đài France 2), phát hình vào ngày chủ nhật 02.12.2007. Buổi phát hình này mang chủ đề « Ánh Hào Quang của Phật » (Lumières du Bouddha). Nữ ký giả của chương trình là cô Aurélie Godefroy phỏng vấn hai Ông Olivier Germain-Thomas và Christophe Boisvieux. Xin được nhắc thêm là chương trình Phật giáo trên đài truyền hình Pháp mang tên là « Trí tuệ Phật giáo » (Sagesses bouddhistes), vừa được Tổng hội Phật giáo Pháp ăn mừng sinh nhật 10 năm.
-   Cô A. Godefroy, nữ ký giả phụ trách chương trình
-    Ông O. Germain-Thomas (1943…), nhà văn, đã xuất bản nhiều sách về Phật giáo, đồng thời cũng là ký giả và phụ trách thiết kế nội dung các chương trình phát thanh của đài Văn Hoá Nước Pháp (France Culture)
-    Ông C. Boivieux (1960…), ký giả và nhiếp ảnh gia, từng chu du khắp thế giới, nhất là các nước Á châu, kể cả Việt Nam, đã xuất bản nhiều sách và hình ảnh về các chuyến du hành của ông, tác phẩm mới nhất là « Bénarès-Kyoto » cũng vừa trúng giải Renaudot năm 200

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Người Phật Giáo nhìn vạn vật như thế nào

Người Phật Giáo nhìn vạn vật như thế nào


NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

NGƯỜI PHẬT GIÁO NHÌN VẠN VẬT NHƯ THẾ NÀO

Phật giáo giảng rằng mọi vật thể và mọi biến cố, tức mọi hiện tượng trong thế giới này là « ảo giác », « bản thể tối hậu » của chúng chỉ là « trống không ». Bản chất của tất cả những gì xảy ra chung quanh ta, trong đó kể cả bản thân và tâm thức của ta nữa, đều « không thật », tức « không hàm chứa bất cứ một sự hiện hữu tự tại hay nội tại nào cả ». 
             
Vậy thế giới này đây, tức môi trường trong đó chúng ta đang sinh sống, thật sự là gì ? Chúng ta là ai ? Mọi sự vật và biến cố, tức mọi hiện tượng do đâu mà có, nguồn gốc của chúng là gì ? 
             
Để giải đáp cho những câu hỏi trên đây, Phật giáo đã đưa ra hai khái niệm then chốt là « Tánh không » (Sunyata) của mọi vật thể và mọi biến cố và khái niệm về sự « tương liên, tương kết và tương tạo » của chúng. Tiếng Phạn gọi khái niệm tương liên là Pratiya samutpada, kinh sách gốc Hán dịch là nhân duyên sinh, duyên sinh, duyên khởi. Hai khái niệm nêu lên trên đây, Tánh không và nguyên lý tương liên, là những gì thật đặc thù và độc đáo của Phật giáo, bao hàm và liên kết cả hai lãnh vực hiểu biết : Khoa học và Triết học. Các học giả và triết gia Hy lạp, đồng thời hoặc sau Đức Phật một vài trăm năm, hình như đã chịu ít nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Tiêu biểu nhất là Héraclite (Hêrakleitos), khoảng 540-480 trước Tây lịch, chủ trương sự biến đổi không ngừng của mọi vật thể, những gì sống là đang chết, những gì chết sẽ trở thành sống, không có ai tắm hai lần trong cùng một dòng nước... Những phát biểu của Héraclite tuy gần với cái nhìn của Phật giáo về bản thể của thế giới này, nhưng chưa đủ để so sánh với những gì thật bao quát và thâm sâu của khái niệm về vô thường trong Đạo Phật.