Hiển thị các bài đăng có nhãn Phiền não. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phiền não. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Phiền não và bệnh tật

Phan Minh Đức

Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần. Giữa thân và tâm có sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau.

Khoảng 5.000 năm trước, sách Hoàng Đế Nội kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Quốc đã từng đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặt vấn đề tu dưỡng tinh thần lên vị trí hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh. Ngành Tâm lý học và Bệnh học hiện đại cũng cho biết các trạng thái tinh thần gồm có hai loại là tích cực và tiêu cực. Vui mừng, hoan hỷ, thương yêu, lạc quan, tin tưởng… là những trạng thái tinh thần tích cực có lợi cho sức khỏe. Buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, bất mãn, ghen ghét, đố kỵ, bi quan, chán nản… là những trạng thái tinh thần tiêu cực có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

PHIỀN NÃO VÀ KHỔ ĐAU GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không? Theo quan niệm thông thường thì ai trong chúng ta cũng tìm kiếm con đường đưa đến hạnh phúc và tránh né lối nào dẫn đến khổ đau.

Nhưng trên thực tế mấy ai trong chúng ta hoàn toàn thành tựu được vậy! Đa số thường than phiền luôn bị khổ đau vây khốn, còn hạnh phúc thì hiếm hoi như nắng hạn trông mưa. Mình luôn muốn hạnh phúc được lâu bền, nhưng đa phần nó bị đứt đoạn vì phiền não luôn xen vào.

Như vậy, hạnh phúc chỉ xuất hiện khi phiền não, khổ đau hoàn toàn vắng mặt. Nói thế để thấy được sự ‘thiếu thực tế’ khi ai cũng trông chờ, hy vọng, tìm kiếm một hạnh phúc hoàn toàn mà không bao giờ phải hứng chịu khổ đau. 

Sở dĩ, tôi cho là thiếu thực tế vì dù muốn dù không chúng ta ai cũng đều phải kinh qua khổ sầu, từ kẻ sang giàu đến người nghèo khó, và rất có thể từ đây cho đến ngày nhắm mắt! Điều muốn nói ở đây là làm sao chúng ta chuyển hóa chúng để đạt được mục đích giải thoát của mình.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Tùy Phiền Não

HT Thích Thiện Hoa 


Thưa quý vị! Mưới món phiền não tôi vừa kể trên, trong kinh gọi là "Thập thiết". Nghĩa là 10 món này xiềng-xích này nó xiềng-xích trói cột chúng-sanh không giải-thoát được sanh-tử luân hồi; cũng kêu là "thập-sử", vì nó sai sử chúng ta làm nô lệ cho that tình lục dục lăn lộn trong ba cõi (Dục-giới, Sắc giới, Vô-sắc-giới) và quanh quẩn sáu đường (Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, Thiên, Nhơn, A-tu-la) chịu khổ. Người học Phật phải phá trừ 10 cái xiềng xích này thì mới được tự do giải thoát và mới khỏi làm nô lệ cho thất tình, lục dục. Như thế gọi là "Tu Tâm".

Mười món trên đây, trong Duy-thức gọi là căn bản phiền não; nghĩa là 10 món phiền não gốc. Từ 10 món phiền não gốc này, sanh ra 20 món chi-mạt phiền não sau đây, trong Duy thức gọi là "Tùy phiền não", nghĩa là phiền-não chi-mạt từ nơi gốc mà sanh ra.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Căn Bản Phiền Não

HT Thích Thiện Hoa

1- THAM là tham lam. Người tham lam, tánh hay để ý dòm rình những cái gì họ ưa thích: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở v.v… Rồi họ lập mưu này kế nọ, để tìm kiếm cho được, được mấy cũng không vưà, nên tục ngữ có câu: " Bể kia dễ lắp, túi tham khó đầy!". Tham cho mình, rồi tham cho bà con quyến thuộc. Nói rộng ra, tham cho cả quốc gia, xã hội của mình.

Cũng vì lòng tham, mà nhơn loại tranh giành xâu xé cướp bóc giết hại lẫn nhau, chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ. Tham không những có hại cho mình về hiện tại. Tham không những có hại cho mình về hiện tại, mà còn liên lụy đến người và về tướng lai nữa là khác.

Phật-tử tự xét mình, nếu có tâm tham lam, phải tập tánh thiểu dục tri túc, bỏ dần lòng tham đi; như thế gọi là "Tu Tâm".

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Phiền Não Là Bồ Đề: Năm Phép Quán Chiếu Về Sự Biến Đổi

Thích Nhất Hạnh
Trong giáo lý của thầy Tăng Hội, ta tìm thấy tư tưởng tâm tính bản tịnh, the nature of the mind is originally pure. Bản tính của tâm vốn là thanh tịnh. Vì những ô nhiễm của phiền não che lấp thành ra tâm ấy không chiếu sáng được. Vì vậy cho nên tu tập là lau chùi phiền não. Sau này thầy Thần Tú lúc trình kệ kiến giải: "Tâm như minh kính đài" cũng chỉ nói như vậy thôi. Tâm như minh kính đài có nghĩa là tâm mình như là một đài gương sáng, và mỗi ngày cần phải lau bụi. Chúng ta biết rằng tư tưởng này làm nền tảng cho các tư tưởng Pháp thân và Phật tánh.

Trong giáo lý của thầy Tăng Hội có tư tưởng một là tất cả, tất cả là một. Đó là giáo lý tương nhập, tương tức. 'Một là tất cả' là tư tưởng Hoa Nghiêm. Trong giáo lý của thầy Tăng Hội có tư tưởng đại viên cảnh trí. Tâm của mình như một tấm gương sáng, lớn và tròn. Cố nhiên trong giáo lý của thầy có tư tưởng của A lại gia thức nhưng lúc đó chưa gọi là A lại gia thức. Và cũng có tư tưởng tàng và chủng tử. Những tư tưởng này rất rõ ràng trong các văn kiện mà chúng ta đang học. Hai hình ảnh mà thầy dùng là hai hình ảnh rất đặc thù. Thứ nhất là hình ảnh của biển cả. Nước muôn sông đổ về biển cả. Biển cả tức là tàng thức và nước mưa từ các sông chảy vào là những ấn tượng đi vào trong tâm thức bằng đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Hình ảnh thứ hai là hình ảnh người gieo mạ, người gieo hạt trong lúc chạng vạng. Thầy đã dạy chúng ta rằng bồ đề tâm hoặc đạo chí là nguồn năng lượng rất quan trọng đưa đến sự thành đạt sự tu học. Chúng ta phải sống đời sống hằng ngày như thế nào để cho đạo chí ấy mỗi ngày được vun trồng. Bồ đề tâm ấy có khi gọi là sơ tâm, mỗi ngày một vững chãi hơn. Sống làm sao để mỗi ngày cái đạo chí, cái sơ tâm đó cứ mòn mỏi bớt đi một chút thì hỏng hết, lỗ vốn hết, lỗ vốn cho thầy Tăng Hội, lỗ vốn cho các Tổ. Thầy Tăng Hội cũng có dạy về năm phép quán chiếu. Năm phép này chắc là của thầy làm ra.