Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải thoát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải thoát. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Vấn đề giải thoát trong pháp môn Niệm Phật

Vấn đề giải thoát trong pháp môn Niệm Phật

GN - Tịnh độ chân nghĩa là gồm sức tự lực và tha lực, tạo thành sức mạnh tâm linh, dễ đạt được vãng sanh và chứng đắc Niết-bàn.
1.1 Khái niệm về pháp niệm Phật và cảnh giới Tịnh độ
Niệm Phật được xem là pháp môn căn bản trong các pháp môn được Đức Phật dạy trong Kinh tạng Nguyên thủy và Kinh tạng Đại thừa. Thực tiễn tu tập hiện nay cho thấy có khá nhiều người quan tâm đến pháp tu niệm Phật và cảnh giới Tịnh độ.
niem phat 1.jpg
Niệm Phật (niệm Tam bảo) là một phương pháp mầu nhiệm giúp tâm an định, dứt trừ sợ hãi và bất an
Tịnh độ là cõi giới thanh tịnh. Kinh Phật giới thiệu nhiều cõi Tịnh độ, như Tịnh độ Phật A Di Đà, Tịnh độ Phật Dược Sư, Tịnh độ Phật Di Lặc, Tịnh độ Nhân gian (theo quan điểm kinh Duy Ma Cật), Duy tâm Tịnh độ và nhiều cảnh Tịnh độ khác.
Luận về kết quả sau cùng của sự tu niệm, thì các pháp tu đều đưa đến giải thoát trực tiếp hoặc gián tiếp. Tùy theo mục đích tu tập mà có thành quả khác nhau về sự chứng ngộ hoặc vãng sanh.
Bài viết này nhấn mạnh ý nghĩa giải thoát từ pháp Niệm Phật theo quan niệm của Tịnh Độ tông.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Làm Thế Nào Để Đạt Được Sự Giải Thoát

Làm Thế Nào Để Đạt Được Sự Giải Thoát


  • Hoang Phong
  • Christian Maes
Share on facebook

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ GIẢI THOÁT?
Một phương pháp thực dụng gồm bảy giai đoạn
đúng theo lời dạy của Đức Phật và chính Đức Phật đã chứng nghiệm 
Christian Maes 
Tài liệu Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu
(http://www.bouddhisme-universite.org/node/811)
Hoang Phong chuyển ngữ

Lời giới thiệu của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu
Từ nhiều năm nay, Christian Maes đã đưa lên mạng Internet (http://majjhima.perso.neuf.fr/) một tuyển tập dịch thuật gồm những bài kinh chọn lọc trong bộ Trung A Hàm (Majjhima Nikaya) tức là "Các bài thuyết giảng có chiều dài trung bình" và cũng là một trong số các bộ Kinh quan trọng nhất của Phật giáo nguyên thủy.
Trung A Hàm tuy vẫn còn vài đoạn lập đi lập lại (rất quen thuộc trong văn chương Phật Giáo...) thế nhưng đấy là một trong số các bộ kinh chủ yếu của Phật Giáo, và có thể xem như là tuyển tập các bài giảng quan trọng nhất của Đức Phật. Người xuất gia (tỳ kheo) thường phải đọc bộ kinh này trước nhất, nếu không muốn nói là họ phải học thuộc lòng để luôn hướng vào đó mà noi theo trên con đuờng tu học của mình. Thế nhưng nào có phải là dễ mà học thuộc hết được đâu ..., vì bộ tuyển tập này có đến 152 bài kinh!
Ý thức được sự khó khăn đó, Christian Maes đã soạn ra một tuyển tập gồm khoảng ba-mươi bài kinh mang tựa đề là "Những vết chân voi và ba-mươi câu chuyện khác". Đây quả là một tập sách nhập môn tuyệt vời giúp tìm hiểu bộ kinh Trung A Hàm (tuyển tập này vừa được nhà xuất bản ILV phát hành ngày 23 tháng giêng, 2012 (ISBN : 978-2-35209-504-0, 295 trang) , tức là ngay sau khi vừa được Viện Đại Học Âu Châu giới thiệu. Sách được tác giả cho phép tải xuống miễn phí từ mạng Internet tại địa chỉ: http://majjhima.perso.neuf.fr/. / Tựa sách là "Những vết chân voi" cũng là tựa của bài đầu tiên trong tập sách - ghi chú thêm của người dịch).
nhungvetchanvoi_2
Những vết chân voi (Majjihima Nikaya)