Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền quán. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Thiền quán giữa đời thiền

Khánh Yên dịch

Chiêng không người đánh Sống giữa cuộc đời và hành thiền định, dưới con mắt của thế gian, bạn giống như cái chiêng không người đánh, nên không phát ra âm thanh. Người đời xem bạn như kẻ vô dụng, điên khùng, thất bại; nhưng thực tế thì ngược lại.

Chân lý ẩn tàng dưới cái không thật, sự vĩnh hằng ẩn mình trong cái bóng của vô thường.

Không có gì đặc biệt cả

Người ta thường hỏi tôi bí quyết để tu học. Phải chăng tôi phải chuẩn bị tâm để thiền định sao? Không có gì đặc biệt ở đây cả. Tôi chỉ thiền như tôi đã thiền. Họ hỏi, “Thế, phải chăng ngài là vị A-la-hán?” Tôi có nên biết điều đó không? Tôi cũng giống như thân cây, cho ra nhiều cành lá, đơm hoa rồi kết trái. Chim chóc đến ăn và làm tổ trên thân cây đó. Nhưng cây không tự biết sự hiện diện của chính nó. Nó chỉ thuận theo quy luật của tự nhiên; Thể hiện như chính bản thân nó mà thôi.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Những bước căn bản của Thiền Quán

HT. Thích Thiên Ân 
Quảng Trí việt dịch

Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy xuyên suốt toàn bộ quá trình thực tập thiền.

Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

THIỀN CHỈ & THIỀN QUÁN

Hỏi:
Xin cho biết sự khác nhau cơ bản giữa tu tập Thiền Chỉ và Thiền Quán? Tứ Thiền và Tứ Quả là gì? Sự khác biệt và mối liên hệ giữa chúng? 

Đáp:
Thiền Chỉ và Thiền Quán là hai hình thức vận dụng tâm khi tu tập Thiền định (Jhàna) của Phật giáo. Tu tập Thiền Chỉ (Sammatha), hành giả để tâm dừng trú trên một đối tượng với chánh niệm tỉnh giác, không suy nghĩ và tư duy. Như để tâm theo dõi hơi thở vào ra hoặc trú tâm vào danh hiệu Phật, dứt bặt nghĩ tưởng và hoàn toàn chánh niệm tỉnh giác tức đang hành Thiền Chỉ. Tu tập Thiền Quán (Vipassana) thì lại khác, hành giả để tâm theo dõi một đối tượng và phân tích hay tư duy trên đối tượng ấy, nói cách khác là quán tánh sanh diệt trên đối tượng. Theo quan điểm của kinh tạng Nikàya thì có bốn mươi đối tượng tu tập Thiền Quán. Tuy nhiên, hành giả phải để tư duy hoạt động trên cơ sở sự thật về Duyên khởi hoặc Khổ, Vô thường hay Vô ngã. Nếu tư duy mênh mang và không phân tích sự vật theo duyên sinh thì đấy chỉ là vọng tưởng mà không phải Thiền Quán.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Đối tượng của Thiền quán

Giác Ngộ - Đối tượng của thiền quán là sắc pháp và tâm pháp hay thân thể và tâm thức.
Sắc pháp là những pháp thuộc về vật lý, bao gồm các thể tính không biểu hiện cụ thể, cho đến các hình sắc, âm thanh, mùi vị,… mà các quan năng có thể nhận thức được. Tất cả những sắc pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán.


Tâm pháp là những pháp thuộc về tâm lý hay tâm thức. Cảm giác, tri giác, ý chí, tư niệm; hiểu biết, phân biệt... đều là những thành phần của tâm pháp, hay tâm thức. Tất cả những yếu tố của tâm pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán.

Thiền là phương pháp làm cho tâm ngưng lắng hết thảy mọi thứ phiền não. Quán là nhìn sâu vào trong lòng của đối tượng để nhận rõ tác nhân, tác duyên, bản chất cũng như tác dụng của chúng.

Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, Đức Phật dạy bốn phương pháp thiền tập: