Hiển thị các bài đăng có nhãn Câu chuyện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Câu chuyện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Vết nhạn lưng trời

Huỳnh Trung Chánh

"Đất trầm thủy, trủng bong lầy lội, âm thịnh dương suy". Câu tuyên bố cộc lốc của thầy địa lý già phán quyết cho vùng Tầm vu (1) ngay từ thời khẩn hoang lập nước có giá trị như một sấm ký, ám ảnh dân làng, nhất là khi tình trạng chênh lệch nam nữ trầm trọng bắt đầu xuất hiện. Trẻ em trai có phần hiếm hoi. Gia đình nào may mắn được một thằng cu giữa bầy con gái thì thật là đại phước.

Câu hát ru em thịnh hành một thời:

"Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Trai Thủ Thừa cởi ngựa sang mua!"

phản ảnh phần nào tình trạng dư thừa con gái ở Tầm Vu, tuy rằng "giá cả" không rẻ mạt như vậy. (Thật ra, thì vào thời khai hoang dựng nước, con gái miền Nam ở bất cứ nơi nào, cũng được quí trọng, bởi lẽ số di dân ở miền ngoài vào lập nghiệp hơn 2/3 là nam giới).

Nhà họ Dương cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của định luật vô hình đó. Dương phu nhân, sau khi sản xuất "liền tù tì" mười cô tiểu thơ, gân cốt rã rời, mà vì thương chồng, vẫn ước mơ gom tàn lực tạo một tác phẩm hoàn hảo chót, một cậu út nối dõi tông đường. Thôi thì miếu nào, ông đồng bà cốt nào…, hễ nghe tiếng linh thiêng thì bà đều đến để lễ bái cầu cạnh. Dương ông cũng lo lắng không kém. Nghe ai chỉ dẫn thuốc đại bổ nào dễ tạo hạt giống nam Ông đều thử. Ông lại mời thầy địa lý về sửa hướng nhà, hướng bếp, thay giường đổi chiếu, rồi cũng sửa đổi luôn thói quen vợ chồng nữa. Trăm phương ngàn kế chỉ để mưu cầu một đứa con trai.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Trần truồng

Huỳnh Trung Chánh

Đã từng xuất ngoại viếng thăm danh lam thắng cảnh xứ người, Thành vẫn không nén được niềm ngạc nhiên kỳ thú, khi phong cảnh hùng vĩ tuyệt vời của quần đảo Nam Du hiển bày trước mắt. Hạ Uy Di nổi tiếng thế giới, nhưng nếu so sánh với Nam Du (1), có lẽ chỉ là một bóng mờ nhạt. 

Thế mà, tiếc thay! Mấy người Việt biết đến phong cảnh thần tiên của quê hương mình. Ngay đối với người dân Rạch Giá, dù Nam Du là một ấp địa phương thuộc quận châu thành, cách tỉnh lhoảng chừng 100 cây số, nhưng họ cũng tưởng đó là chốn hoang đường lạ hoắc. Họ chỉ nghe biết loáng thoáng về một chốn mù khơi mang địa danh kỳ cục là Củ Tron, nơi xuất phát một giáo phái chủ trương khỏa thân, đầy lạ lùng, kỳ bí. Vào thời Pháp thuộc, khoảng năm 1937, giáo chủ đạo "Trần Truồng", từ hòn Củ Tron (2), bỗng hứng chí hướng dẫn ba, bốn mươi nam nữ đệ tử, tất cả đều trần như nhộng, dong buồm thẳng đến thị xã Rạch Giá, thản nhiên biểu dương lực lượng quanh chợ, rồi đến tư dinh Tỉnh Trưởng đưa kiến nghị "đòi nước". 

Thuở đó, biểu tình đòi nước là việc cực kỳ nguy hiểm đưa đến án tử hình hay tù rục xương nơi Côn đảo. Người dân vốn nhác gan, không dám nghe, không dám thấy, không dám bàn bạc liên hệ. Thế nhưng, vụ "cởi truồng" lạ lùng hấp dẫn quá, nên không ai bảo ai, họ cũng đổ xô ra xem và nhiều người bạo phổi còn vỗ tay hoan hô cổ võ. Diễn biến bất ngờ làm viên Tỉnh Trưởng Phú Lang Sa và đám lính mã tà điên đầu nhức óc. Họ phải huy động toán lính khố đỏ, nổ súng thị oai, để vất vã tách rời đám biểu tình với kẻ hiếu kỳ, rồi tống thầy trò đạo khỏa thân vào khám. Viên Tỉnh Trưởng cáo già dấu nhẹm vụ xáo trộn chính trị địa phương, bằng cách âm thầm áp giải nhóm biểu tình trở lại hoang đảo ngăn cấm mọi sự di chuyển. Mặc khác, họ loan tinh xuyên tạc là nhóm trần truồng Củ Tron biểu tình "đòi nước ngọt", chớ không phải đòi đất nước, như lúc đầu nhầm lẫn.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Lá thư cho mẹ

Mẹ kính yêu của con !

Hôm nay con được chứng kiến niềm hạnh phúc của một bà mẹ khi mang thai đứa con đầu lòng của mình. Nhìn đôi mắt của mẹ lăn tăn những giọt nước mắt nóng hổi. Lòng con thật hạnh phúc khi được mẹ ôm vào lòng. Nhưng thật lòng cho đến bây giờ con vẫn rất buồn vì mẹ và luôn canh ánh trong mình một câu hỏi “ vì sao hôm ấy mẹ lại bỏ con đi?”

Tuổi thơ dữ dội….

Con nhớ hôm ấy mẹ đã gói con trong chiếc mền mỏng manh và được bọc kín bởi một chiếc bì ni lông màu đen, mẹ nhẹ nhàng đặt con vào thùng rác, chúng đã làm chân tay con tê tái đôi môi con khô ráp và chưa một lần được nhận những dòng sữa trắng mịn của mẹ.
Chiếc bì ni lông đã tước đoạt mất hơi thở của con, nhưng số phận con thật may mắn khi con được một bác lao công cứu thoát khỏi chiếc bì ni lông, với sự giúp đỡ của các bác sĩ con đã được cứu sống. Từ đó, con được bác lao công ấy nhận về nuôi- bác Tâm người mẹ thứ hai của con, người đã đem lại cuộc sống cho con.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ ẾCH BỊ ĐIẾC

Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng chúng sẽ phải chết.

Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố.Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích,hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi.

Cuối cùng,một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng.Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên.Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết.Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa.Và thật kỳ diệu,cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

TIẾNG ĐÓNG CỬA

Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu.

Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.
Mẹ tôi khuyên: "Thôi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm".

Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm.
Có người khuyên: "Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu..."
Rồi người ấy nói tiếp: "... Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời, người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được.

Ba Câu Hỏi

Tolstoy, Leo


Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại. 


Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là: 


1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc? 
2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng? 
3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện? 

Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó. 

Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau. 

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Khuyết điểm hay ưu điểm?

Trong cuộc sống, rất có thể khiyết điểm sẽ trở thành ưu điểm 
TTO - Đôi khi khuyết điểm lớn lại trở thành ưu điểm lớn nhất của bạn. Câu chuyện về cậu bé 10 tuổi học judo khi cậu ấy bị mất cánh tay trái trong một vụ tai nạn thảm khốc đã dạy tôi về điều đó.



Cậu bé bắt đầu học judo với một lão sư người Nhật. Cậu học rất nhanh và cậu không hiểu vì sao suốt 3 tháng trời tập luyện thầy cậu chỉ dạy cậu 1 thế võ duy nhất. Cuối cùng cậu bé phải lên tiếng hỏi:

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Tiếng đàn của vị tu sĩ

Lam Khê


Thầy Minh Ký là một người lập dị khác đời. Mọi người đều nói về thầy như vậy, dù chẳng ai biết nhiều về thầy. Hai năm trước khi Hoà Thượng Viện Chủ về tịnh tu và cho tu bổ lại ngôi Bảo Điện trên núi, thì thầy cũng tìm đến xin tá túc trong hang đá ngay dưới chân núi.

Thầy sống đời ẩn dật lặng lẽ giữa chốn non xanh nước biếc, quanh năm chỉ áo vải nâu sòng, đầu trần chân đất. Và hầu như không giao thiệp tiếp xúc với ai, nên chẳng mấy ai quan tâm đến sự có mặt của thầy ở đây. Hằng ngày thầy giam mình trong ngôi thạch thất, mọi người qua lại chỉ nghe tiếng gõ mõ tụng kinh. Có khi thầy ra bên ngoài ngồi tham thiền nhập định trên mấy ghềnh đá cheo leo bên sườn núi. Thỉnh thoảng thầy cũng lên chùa phụ làm những công việc lặt vặt như bửa củi, trồng cây, hái thuốc….và ở lại dùng ngọ với các chú Tiểu. Đôi khi Thầy cũng có công việc phải đi đây đó vài ngày, hoặc ra ngoài Thị Trấn cách vài cây số. Khi về thì quãy đầy tay nãi nào là gạo muối lương khô…

Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ…. Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ. Mấy chú tiểu đi qua cứ tấm tắc khen. Thế là Thầy gọi vào hái trái cây xuống cho. Khi mấy chú ngỏ ý muốn gởi tiền cho Thầy uống trà, thì Thầy khoát tay nói:_ Mấy chú cứ tự nhiên… thầy trồng cây trái cho vui, chứ đâu phải thiếu thốn hay cần bạc tiền gì!

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Đêm định mệnh và 16 cuộc gọi nhỡ

Mỗi lần được bạn bè, họ hàng giới thiệu bạn gái, anh lại đây đẩy chối từ. Anh đã góa vợ 7 năm nay nhưng chưa bao giờ người ta thấy anh nói đến chuyện sẽ đi bước nữa. 


Dường như nỗi đau từ cái chết của vợ vẫn chưa thôi rỉ máu trong trái tim anh. Ngày vợ mất, anh như hóa điên. Anh tự đổ lỗi cho mình trước cái chết của chị và có lẽ sẽ không bao giờ có thể tha thứ cho bản thân. 

Vợ anh mất bởi một vụ tai nạn giao thông, khi anh vẫn đang mê mải say sưa bên bàn nhậu với bạn hữu. 

Anh không gây ra cái chết cho chị, đó là một tai nạn mà không ai ngờ tới nhưng anh không bao giờ có thể chấp nhận được việc mình đã không có mặt bên vợ trong những phút cuối cùng của cuộc đời chị, khi mà chị cần anh nhất. Anh vẫn còn nhớ như in cái đêm định mệnh ấy. 

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Nghị lực của cô gái mắc bệnh “hóa đá”

Căn bệnh quái ác không ngăn cản
Louise Wedderburn theo đuổi niềm
đam mê thời trang - Ảnh: Daily Mail
TTO - Dù mắc phải căn bệnh quái ác khiến cơ thể dần bị đông cứng, cô gái Louise Wedderburn, 19 tuổi ở Aberdeenshire, Anh vẫn kiên cường thực hiện theo đuổi những đam mê.


Căn bệnh của Louise Wedderburn có tên khoa học là Fibrodysplasia ossificans progressiva (FOP), khiến phần cơ của cô dần hóa đá, dần dần cơ thể sẽ đông cứng như bức tượng. Trên thế giới hiện có 700 người mắc chứng bệnh này, trong số đó có 45 người ở Anh. Thường những người “hóa đá” chỉ sống được đến năm 41 tuổi.

Các bác sĩ chẩn đoán Louise Wedderburn mắc chứng bệnh hiếm gặp này từ năm 3 tuổi, những triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện khi cô đến tuổi dậy thì. Louise luôn thấy cánh tay cô như bị khóa, còn cột sống dường như đã đông cứng.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Nghệ sĩ piano một tay

Nicholas McCarth đã trở thành nghệ sĩ piano
 một tay đầu tiên tốt nghiệp
 Trường cao đẳng Âm nhạc
 Hoàng gia Anh - Ảnh: BBC
TTO - Nhìn bàn tay trái của Nicholas McCarthy (23 tuổi, đến từ Tadworth, Surrey, Anh) lướt trên các phím đàn piano nhiều người phải thốt lên: “Không thể tin được!”.

Nicholas sinh ra chỉ có một cánh tay trái. Từ nhỏ, cậu bé đã làm quen và ham thích đùa nghịch với các phím đàn điện tử. Lớn hơn một chút, Nicholas dự định trở thành đầu bếp. Trong lần tình cờ nghe bạn mình đệm piano một bài nhạc của Beethoven, Nicholas dường như “chết lặng” và quyết định rẽ tương lai của mình theo hướng khác.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Hoa hồng tặng Rose


Hoa hồng đỏ là loại hoa cô thích nhất, tên cô cũng là Rose, nghĩa là hoa hồng. Mỗi năm chồng cô thường gởi một bó hoa hồng đỏ buộc bằng những chiếc nơ xinh xắn vào ngày Valentine. Vào năm anh mất, một bó hoa hồng lại được gởi đến cho cô. Trên tấm thiệp ghi: “Valentine của anh” như mọi năm về trước. 

Mỗi năm anh gởi hoa hồng cho cô và những lời chúc luôn là: “Ngày hôm nay anh yêu em nhiều hơn ngày này năm trước. Tình yêu của anh dành cho em luôn tăng lên qua mỗi năm”. Cô biết rằng đó là lần cuối cùng hoa hồng xuất hiện. 


Cô nghĩ anh đã đặt trước hoa hồng cho ngày này. Người chồng yêu dấu của cô không biết rằng anh sẽ ra đi. Anh luôn thích làm sớm mọi việc trước khi nó xảy ra. Để rồi nếu anh quá bận rộn thì mọi việc vẫn xảy ra tốt đẹp. 

Giá trị cuộc sống

TTO - Ếch và ốc sên chung sống trong cái đầm nhỏ. Ốc sên lúc nào cũng cau có, không bao giờ nói chuyện với ếch.


Cuộc sống luôn công bằng với tất cả chúng ta - 

Ếch không hiểu vì sao nên cố gắng tìm mọi cách gặp gỡ, giúp đỡ ốc sên nhưng ốc sên vẫn lạnh lùng với ếch. Buồn quá, một hôm ếch tìm gặp ốc sên và hỏi:

- Là xóm giềng với nhau, tôi có làm gì sai thì anh cứ nói để tôi còn sửa. Cứ mãi thế này tôi không chịu được.

Ốc sên giận dỗi:

- Mỗi lần thấy anh là tôi buồn cho bản thân tôi, tôi giận ông trời sao sinh ra anh gọn gàng, mạnh khoẻ, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì cũng dễ dàng. Còn tôi sinh ra phải mang cái vỏ cứng, nặng nề lên mình, đi đâu hay làm gì cũng chậm chạp…

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Con ốc nhỏ mang linh hồn của biển…

Trần Thị Ngọc Thủy 


Chuyện rằng...

Ngày xưa trên mặt đất chưa có biển xanh. Thần Tình yêu bấy giờ là người duy nhất cai quản cõi đời. Thần tặng cho tâm hồn mỗi con người thứ quý giá nhất: viên ngọc tình yêu. Khi con người đánh rơi viên ngọc của mình, nó sẽ tan thành trăm nghìn mảnh. Và mỗi mảnh hóa thành một giọt nước mắt mang hương vị của nỗi đau. Chúng không mất đi mà được thần tình yêu giữ lại để làm nên những viên ngọc khác. Biển từ đó ra đời…

Thuở ấy biển chỉ có một mình. Tình yêu càng làm cho con người đớn đau, biển lại càng thêm mênh mông, càng thêm cô quạnh. Lúc đó, trên mặt đất đầy những dấu chân của tình yêu, người ta thấy một con ốc nhỏ bé và lạc lõng. Con ốc tội nghiệp loay hoay không tìm được cho mình một lối đi, chỉ biết trú sâu trong chiếc vỏ. Thần Tình yêu không còn viên ngọc nào để cho nó. Thế là người đưa nó về với biển.

Bác sĩ và bệnh nhân

Ảnh minh họa từ educations
Câu chuyện của bác sĩ Michael J.Collins (Trích Đèn nóng thép lạnh)


TTO - Một bác sĩ trẻ học được rằng phần quan trọng nhất trong công việc xảy ra bên ngoài phòng mổ. Là bác sĩ phẫu thuật nối chi, không phải lúc nào tôi cũng tinh tế và giỏi ăn nói. Tôi có thể dùng đôi tay để giúp bệnh nhân nhưng chuyện ăn nói thì chịu.

Có lẽ do trong quá trình được đào tạo, chúng tôi không học về cảm xúc. Chúng tôi tập trung vào thao tác và hành động. Suốt 4 năm nội trú ở trung tâm Mayo tại Rochester, Minnesota, dao mổ được coi như là biểu tượng của phòng phẫu thuật mà chúng tôi gọi là "đèn nóng và thép lạnh". Chúng tôi thay khớp gối, xếp xương, nối chi.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Bạn sinh ra đã rất đẹp và tuyệt vời...

TTO - Ngày xửa ngày xưa khi tất cả loài vật nói chung ngôn ngữ, thỏ rừng và vượn cáo là bạn thân. Chúng đi săn, ăn uống và ngủ cùng nhau.



Hai chàng trai này tham dự tất cả bữa tiệc gặp mặt của vương quốc loài vật, khiêu vũ và tham gia các cuộc thi cùng nhau, thậm chí mặc đồ cùng màu. Các cô gái thường nhảy lên sân khấu để khiêu vũ cùng hai chàng đẹp trai.

Thỏ rừng thường thu hút sự chú ý của nhiều cô gái bằng những màn khiêu vũ quyến rũ của mình. Thỏ rừng thường nhảy lên và vẫy đuôi nhỏ bé trước khi lăn một vòng mà chân vẫn giơ lên trên.

Vượn cáo cũng là một tay khiêu vũ giỏi nhưng kỹ năng không bằng thỏ rừng. Không những thế, vượn cáo có đôi mắt to thô lố trông rất ghê. Vì lý do này, không có nhiều cô gái muốn nhảy với vượn cáo.

Nơi đến

John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ.



Một người đàn ông lạ, cao lớn đi ngang. Anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:

- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?

Ông John chậm rãi hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ nhăn mặt:
- Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

7 Đô la

Vào năm 1954, tôi mới lên 12 tuổi. Lúc đó, tôi thường dậy sớm đi bỏ báo xong rồi về học. Trong số khách hàng của tôi có một bà lão tóc bạc phơ sống một mình trong ngôi nhà nhỏ trên phố Chuồng Chim. Ít khi tôi nhìn thấy bà lão. Thường thì tôi bỏ báo vào thùng thư, nhấn chuông báo hiệu rồi vội đi ngay cho kịp bởi tuyến đường đưa báo của tôi còn dài.


Chuyện xảy ra vào một ngày đông. Chiều hôm đó, trên đường từ trường về nhà, tôi và lũ bạn chợt chú ý tới bức tượng con gà trống cắm trên nóc nhà bà lão. Gió đổi chiều thì con gà trống quay theo hướng gió. Mỗi lần như vậy, cổ con gà trống gật gù trông ngồ ngộ. Lũ chúng tôi tấp xe đạp vào lề đường, túa ra kiếm sỏi. Ở vùng tôi sống, sỏi không thiếu nhưng vì đang mùa đông nên chúng tôi phải bươi lớp tuyết mới kiếm được chúng. Có sỏi, chúng tôi thách nhau chọi trúng con gà.
Cuộc chơi thật náo nhiệt nhưng vì gặp khúc phố vắng nên chẳng ai la chúng tôi.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Chiếc mặt nạ quỷ


“Truyện kể rằng: Ác quỷ vô tình rơi mất mặt nạ của mình.Một cô bé tò mò nhặt được ướm thử lên mặt. Mặt nạ của quỷ dính chặt vào da thịt, cô bé không tài nào tháo gỡ được. Cô bé trở thành một con quỷ xấu xí. Cô bé hoảng loạn, chạy thật nhanh về làng kiếm mẹ. Mẹ cô không nhận ra cô cùng người trong làng đuổi cô bé đi.Cô bé tội nghiệp đau đớn tột cùng. Thế rồi, cậu bạn thanh mai trúc mã của cô bé xuất hiện, ra mặt giúp cô bé giải thích mọi chuyện… Chỉ vì cậu tin đấy là cô bé. Cô bé có được niềm tin yêu… Mặt nạ được gỡ bỏ…”


-Thế nào anh yêu, đã nghe truyện này chưa ?

Quàng tay qua vai anh, mái tóc thướt tha của cô lan tỏa một mùi hương đặc trưng. Anh ngây ngất say mê trong vòng tay ấm áp của người yêu.
- Dĩ nhiên anh đã nghe rồi… Cái truyện này, không biết em đã kể biết bao nhiêu lần cho anh nghe rồi mà.
- Ngày mai em sẽ đưa anh ra sân bay chứ ?” Anh ngoảnh đầu nhìn cô, nhẹ nhàng nói bên tai cô.
- Không đâu… Vì em sẽ khóc. Vừa trả lời cô vừa dùng dằn mím chặt lấy môi.

Cuộc sống là những va đập


Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. 

Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.



Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau?