Hiển thị các bài đăng có nhãn SUZUKI DAISETZ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SUZUKI DAISETZ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

THIỀN LÀ GÌ?

SUZUKI DAISETZ - ĐÀO NGUYÊN MINH dịch


Thiền là sự rèn luyện trong sự giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là giải thoát. Và giải thoát thì không kém gì so với tự do. Chúng ta nói rất nhiều trong thời đại này về đủ thứ tự do, chính trị, kinh tế, mà mặt khác thì những thứ tự do này đều không thực tiễn. Một khi chúng hãy còn ở trên bình diện tương đối, sự tự do mà chúng ta nói đến thì xa hơn thế nữa. Tự do thực sự là kết quả của sự giác ngộ. Khi một người nhận thức ra điều này, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ấy cũng có thể tìm thấy chính mình luôn tự tại trong đời sống nội tâm của mình, trong sự theo đuổi đường hướng hành động của chính nó. Thiền là một tôn giáo của jiyu “tự do”, và jizai “tự tại”. 

Giác ngộ chiếm trọng tâm trong giáo lý nơi tất cả các tông phái Phật Giáo, Tiểu Thừa và Đại Thừa, “tự lực” và “tha lực”, Thánh Đạo hay Tịnh Độ, giáo lý của Đức Phật tất cả đều phát xuất từ sự giác ngộ của ngài, từ khoảng 2.500 năm trước nơi vùng phía bắc Ân Độ. Vì vậy, mỗi một người Phật Tử đều dự kiến sẽ được giác ngộ hoặc trong đời này hoặc trong đời tương lai. Nếu không có giác ngộ, hoặc đã nhận ra, hoặc được nhận ra bằng cách nào đó, lúc nào đó, nơi nào đó, thì sẽ không có Phật Giáo. Thiền cũng không ngoại lệ. Thật ra, chính Thiền tạo ra hầu hết sự giác ngộ, hay satori “悟, ngộ”. 

Để chứng ngộ, Thiền mở ra cho chúng ta hai đường lối tổng quát: ngôn ngữ và hành động.