Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo đế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo đế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

ĐẠO ĐẾ (Nirodha Gamadukkha)

HT Thích Thiện Hoa

NÓI TỔNG QUÁT VỀ ĐẠO ĐẾ 

Như trong bài trước đã nói, muốn thực chứng, thể nhập Niết Bàn thì phải tu theo phương pháp mà Phật đã dạy. Phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật đó là Ðạo đế. Phần nầy là phần quan trọng nhất trong bài Tứ diệu đế, vì nếu có rõ biết đời là đau khổ, nguyên nhân của nó là gì, và nếu có thiết tha cầu giải thoát khỏi cảnh khổ để đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là Niết Bàn, nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy, thì biết cho nhiều cũng vô ích và càng thêm đau khổ. Do đó, Ðạo đế là phần quan trọng và được Phật dạy một cách rõ ràng chu đáo. 

Ðạo đế có ba mươi bảy phẩm, chia ra làm bảy loại:

1. Bốn món Niệm xứ (Tứ Niệm Xứ).
2. Bốn món Chánh cần (Tứ Chánh cần).
3. Bốn món Như ý túc (Tứ Như ý túc).
4. Năm Căn (ngũ Căn).
5. Năm Lực (Ngũ Lực).
6. Bảy phần Bồ đề (Thất Bồ đề phần).
7. Tám phần Chánh đạo (Bát Chánh đạo phần).

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Đạo đế

Hòa thượng WALPOLA RAHULA


Chân lý cao cả thứ tư là Con Ðường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Con đường này được gọi là Trung đạo (Majjhimà Patipadà) vì nó tránh hai cực đoan: cực đoan tìm hạnh phúc bằng cách theo đuổi khoái lạc giác quan, một điều "thấp kém, tầm thường, không lợi ích, đường lối của những kẻ hạ liệt", và cực đoan tìm hạnh phúc bằng cách tự ép xác dưới nhiều hình thức khổ hạnh, điều này cũng "đau khổ, không xứng đáng, không lợi ích."

Vì đã đích thân thử hai cực đoan ấy và thấy chúng vô dụng, Phật đã tìm ra Trung đạo bằng kinh nghiệm của chính ngài và thấy nó "đem lại tri kiến, đưa đến an tịnh, trí tuệ, giác ngộ, Niết-bàn." Trung đạo này thường được gọi là Bát chánh đạo (ariya attangika magga): con đường thánh tám ngành, vì nó gồm có tám phần:

Chánh kiến (sammàditthi): thấy đúng.
Chánh tư duy (sammàsankappa): nghĩ đúng.
Chánh ngữ (sammàvàca): nói đúng.
Chánh nghiệp (samm kammata): làm đúng.
Chánh mạng (sammààjiva): sống đúng.
Chánh tinh tiến (sammààyàma): siêng năng đúng.
Chánh niệm (sammà satti): nhớ đúng.
Chánh định (sammà samàdhi): tập trung đúng.