Hiển thị các bài đăng có nhãn Minh Mẫn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Minh Mẫn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

An cư

Thực chất nguyên nghĩa của “an cư” là an kỳ tâm, cư kỳ thân. Một người an định tâm hồn và nơi ở an tịnh cũng được hiểu là “an cư”. Nhưng theo luật học dành cho cộng đồng Tu sĩ, “an cư” có nghĩa là ở yên một nơi trong ba tháng hạ để thúc liễm thân tâm, trao dồi giới đức, tăng trưởng Giới – Định – Tuệ để xứng là ruộng phước cho bá tánh gieo duyên.

“An cư” là ở yên một chỗ. Truyền thống nầy có trước thời Đức Phật, một số ngoại giáo đã áp dụng. Khi Đức Phật thành đạo, Tăng đoàn còn thô sơ, giới luật chưa áp dụng rộng rãi; Lục quần tỳ kheo thong dong tự tại trong mùa mưa, gây nhiều tai tiếng trong tín đồ, dẫm đạp côn trùng và cây cối, trôi dạt y bát, làm mất oai nghi của bậc xuất trần; vì thế, đức Phật đã chế định “an cư” vào mùa mưa để chư Tăng an trú một chỗ, tránh làm tổn hại sinh vật, có thời gian tu tập, tăng trưởng nội lực, sách tấn chuyên cần để hồi hướng cho Tứ ân trọng.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Phật Giáo - Khoa học và năng lượng Âm lưu

Khoa học tiến bộ mỗi ngày một vượt trội, từ buổi sơ khai đi bộ, băng rừng cho đến phát minh máy nổ nối dài bước chân trên biển và đất liền, vượt không gian, trải qua nhiều thử nghiệm và khắc phục những sai sót sơ đẳng...


Lời đầu

Khoa học tiến bộ mỗi ngày một vượt trội, từ buổi sơ khai đi bộ, băng rừng cho đến phát minh máy nổ nối dài bước chân trên biển và đất liền, vượt không gian, trải qua nhiều thử nghiệm và khắc phục những sai sót sơ đẳng, cho đến khi lên các hành tinh, đúc kết một quá trình miệt mài lao động, học hỏi không ngơi nghỉ, những thành tựu đó quả là to tát; 

Khoa học thực nghiệm lần dò từng bước, khoa học viễn tưởng vạch những phương hướng xa vời, đều nói lên tính cầu tiến và thăng hoa.  Chắc chắn, với bước đi cần mẫn như vậy, sẽ chuyển từ vật chất hiện thực hữu hình sang một dạng vật chất vô hình một cách logic.  Lúc bấy giờ, tự thân khoa học sẽ trả lời tính đồng thể của duy vật và duy tâm.  Một thời gian dài con người ngỡ chừng chúng là hai mặt mâu thuẫn, hai đối cực, nhưng lại gặp nhau ở một điểm chung. Chúng đi dần đến điểm khởi nguyên mà Đạo gọi là vô cực, Phật Giáo gọi là bản lai.   

Ngày ấy, khoa học giúp con người trở về với những hoạt tính uyên nguyên, sống với đạo, sinh hoạt trong đạo.  Hòa nhập với nguyên lý vũ trụ một cách nhẹ nhàng, không đi ra khỏi đạo, mà có khuynh hướng trở vào trung tâm của đạo.  Đạo đây không là tôn giáo, mà là một nguyên lý ban sơ, cũng từ đó, con người đã phóng xuất tha hóa, đi hoang suốt hàng tỷ năm ánh sáng, tự mình đày đọa, làm khổ, đi vào vùng tối.

    Phật giáo đã cố gắng đưa con người trở lại đúng quỹ đạo, nhưng thật vất vả và chậm chạp.  Thậm chí, lý tưởng khởi nguyên của đức Phật bị thời gian, hoàn cảnh xã hội và căn trí con người làm biến dạng, xuống cấp, trở thành một tôn giáo trần tục.   Mục đích ban đầu là thoát ly trở thành vướng mắc, trầm mịch, phục vụ cho những gì tầm thường nhất của con người kéo đẳng cấp thoát ly xuống ngang tầm nghiệp lực của chúng sanh; 

Một điểm chung gặp gỡ giữa khoa học và Phật giáo một cách lạ kỳ, đó là điểm hẹn tận cùng của giải thoát ra khỏi những ràng buộc ô trược của vật chất thô, sang lãnh vực vi tế mà chúng ta quen gọi là siêu hình, vô hình.  Nhưng sự thật, dưới cặp mắt khoa học, đó là một dạng năng lượng khác, năng lượng của âm thanh và ánh sáng, năng lượng cực mạnh, tác động mãnh liệt hơn khối vật chất thô thiển mà con người xử dụng bấy lâu. Đây là điều mới lạ đối với khoa học và những người thường, nhưng là điều thường hằng của Phật giáo mà chưa được diễn dịch sang ngôn ngữ khoa học hay ngôn ngữ hiện đại.  Ta thử vào vấn đề để tìm mẫu số chung mà khoa học và PG sẽ gặp nhau cuối đường hầm.