Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Nhật Từ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Nhật Từ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Đổi vận mệnh lúc lâm chung

Chương 5: Đổi vận mệnh lúc lâm chung
Thích Nhật Từ






Đạo tràng Tâm Cát, Santa Ana, Hoa Kỳ, 31/ 07/ 05.

THẢN NHIÊN LÚC LÂM CHUNG 

Làm lại cuộc đời lúc lâm chung là tạo sự thay đổi vận mệnh trong giờ phút cuối cuộc đời. Khái niệm“lâm chung” được giới y khoa đánh giá là mấu chốt quan trọng của đời người. Khi một người bị bệnh lâm sàng, giới y khoa thường tìm cách trấn an, không cho biết đang mắc bệnh gì, nguy hiểm đến tính mạng thế nào, chết lúc nào. Thái độ của bác sĩ vẫn thản nhiên, khuyên bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt bình thường để nỗi sợ hãi không xuất hiện nơi người bệnh.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm trước cái chết

Chương 4: Kinh nghiệm trước cái chết
Thích Nhật Từ






Thiền Viện Minh Đăng Quang, Houston, Hoa Kỳ, 14/ 07/ 05.

KINH NGHIỆM KHỔ ĐAU

Sáng nay, chúng tôi có dịp trò chuyện với một Phật tử tại Houston và được kể về kinh nghiệm của người thân bị tai nạn. Tai nạn đó đã để lại cho cô ấy một thương tật khá nặng nề, không tự đi lại được, mà phải di chuyển bằng xe lăn. Cô ấy vô cùng khổ đau, vì phải ở bệnh viện suốt sáu tháng trời, trải qua nhiều cơn hôn mê. Sau khi xuất viện, cô sống cuộc đời của người tàn tật gắn liền với chiến xe lăn. Từ đây, cô mang nặng trong lòng nỗi mặc cảm. Mặc cảm vì thân thể của mình không còn bình thường, mặc cảm vì phải sống bằng trợ cấp xã hội, nhất là khi thấy những người xung quanh dòm ngó, quan sát mình. Tất cả những mặc cảm đó làm cho đời sống của cô vốn đã bất hạnh càng trở nên đau buồn hơn.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Không sợ hãi cái chết

Chương 3: Không sợ hãi cái chết
Thích Nhật Từ






Tịnh Xá Ngọc An, Sacramento, Hoa Kỳ, 25/ 06/ 2005

CON TÀU TATINIC

Cách đây vài hôm, tại San Jose, Hoa Kỳ, tôi có chia sẻ bài pháp thoại về cách đối diện cái chết. Tôi phân tích bốn nguyên nhân dẫn đến cái chết là tuổi thọ kết thúc, nghiệp chấm dứt, tuổi thọ và nghiệp kết thúc và hết do tác động điều kiện hoàn cảnh như thiên tai, tai nạn, bị sát hại, quyên sinh v.v…

Những trường hợp chết trái ngang, kinh điển Phật giáo gọi là hoạnh tử, dân gian gọi là bất đắc kỳ tử. Những cái chết đó thường mang lại nỗi khổ, niềm đau rất lớn cho người thân, gia đình và bè bạn. Trong chúng ta, ai đã chứng kiến cảnh ông bà, cha mẹ, con cái, hoặc người thân qua đời trong tình huống ấy, thường để lại nhiều nuối tiếc và có khuynh hướng không chấp nhận cái chết diễn ra như một sự thật.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Đột biến lúc gần chết

Chương 2: Đột biến lúc gần chết
Thích Nhật Từ





Đạo tràng Tiếng Chuông Tỉnh Thức, Houston, Hoa Kỳ, 16/ 07/ 05.



TRỞ VỀ CÁT BỤI

Cách đây vài hôm, tại Thiền viện Minh Đăng Quang, Houston, Hoa Kỳ, tôi đã chia sẻ một vài kinh nghiệm và góc độ liên hệ đến cận tử và trợ tử, như một dữ liệu cần thiết để tham khảo, áp dụng lúc trong gia đình có người đối diện trước cái chết. Nhờ đó, ta sẽ không lúng túng, rơi vào trạng thái sợ hãi, lo âu, mà tập trung lo cho người chuẩn bị quá cố được an toàn và được hạnh phúc trong cảnh giới tái sanh.

Trong buổi pháp thoại hôm ấy, chúng tôi đề cập một vài yếu tố tâm lý như: trạng thái sợ hãi trước cái chết, trạng thái lo âu hồi hợp, thái độ tâm lý tiếc nuối và trạng thái thiếu sáng suốt. Đó là những tâm lý làm cho hương linh người mất bị vướng mắc, khó ra đi. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục chia sẻ một vài góc độ khác.

Sáng nay, chúng tôi được gia đình cư sĩ Liên Hoa đưa đến tham quan Viện bảo tàng Khoa học Tự Nhiên. Trong viện Bảo tàng có rất nhiều hiện vật được trưng bày như các loài bướm và một số loài động vật khác. Ấn tượng nhất là hình ảnh các xác ướp Ai Cập. Các xác ướp này là của những người giàu có hay những người quyền quý thời bấy giờ. Trong lúc sinh thời họ đều mong rằng, sau khi chết, họ sẽ có được một đời sống sung túc, an nhàn, hạnh phúc vĩnh cửu dưới âm phủ.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Đối diện cái chết

Chương 1: Đối diện cái chết

Thích Nhật Từ

Đạo tràng Chúc Hảo, San Jose, Hoa Kỳ, 23/ 06/ 05.


KHI HÒA THƯỢNG RA ĐI

Cách đây một tuần, toàn thể quý Tăng, Ni và Phật tử trong nước rất đau buồn khi hay tin Hòa thượng Thích Đổng Minh viên tịch. Hơn bốn mươi năm qua, HT. Thích Đổng Minh đã đóng góp rất nhiều cho Phật giáo Việt Nam. Có thời gian Hòa thượng làm giám đốc hãng nước tương của GHPGVNTN, nhằm tạo ngân quỹ hỗ trợ cho thế hệ Tăng, Ni du học đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Cùng với HT. Đổng Minh còn có quý HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thiện Châu, HT. Thích Huyền Vi, HT. Thích Phước Huệ, HT. Thích Thiền Định v.v…

Hơn mấy mươi năm qua, nền tảng chấn hưng Phật giáo nước nhà nhờ vào sự đóng góp công sức của Tăng, Ni và Phật tử. Một trong những người trực tiếp đóng góp tích cực nhất là HT. Thích Đổng Minh. Ngài đã hy sinh nhiều thời gian, công sức cho việc kinh doanh phát triển xưởng chế biến nước tương, nhằm tạo thêm nguồn ngân sách cho hoạt động của Giáo hội.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Hạnh phúc trong già và chết

Thích Nhật Từ



Giảng tại chùa Phước Hậu, Wisconsin, USA ngày 12-07-2007

Phiên tả: Huỳnh Ngọc Hạnh


Di chúc rồi hãy quên đi

Chúng tôi tạm gọi “những nỗi đau sau khi qua đời” bởi vì có những di chúc không được con cháu hiểu biết, thấy được tầm quan trọng và thực hiện nó. Việc viết di chúc thường để lại nỗi canh cánh bên lòng rằng không biết con cháu có làm theo hay không. Khi nỗi lo có mặt thì tiến trình tái sinh sẽ bắt đầu gặp trở ngại.

Nền văn hóa phương Tây rất coi trọng di chúc hay những ước nguyện cuối cùng của người chuẩn bị lâm chung. Phật pháp cũng tương tự, bởi vì khi nguyện ước nào chưa được thực hiện thì con người chưa cảm thấy an tâm ra đi. Người Phật tử hành trì Phật pháp sau khi nêu ra các nguyện ước của mình thì lập tức phải quên nó để không bị nỗi lo níu kéo. Việc người còn sống có thực hiện hay không không ảnh hưởng đến sự ra đi của mình.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Đối diện tuổi già

Thích Nhật Từ


Trung tâm Bảo trợ người già và tàn tật Thạnh Lộc ngày 23-01-2005

Phiên tả: Diệu Tịnh Đinh Phi Khanh

Sợ đối diện tuổi già

Cách đây vài tháng, chúng tôi thuyết giảng tại Hoa Kỳ. Trong buổi tiếp xúc quần chúng, có một cụ ngoài 70 tuổi đến gặp chúng tôi. Chúng tôi cung kính hỏi thăm: “Thưa cụ, cụ khỏe không? Gia đình cụ như thế nào, sinh hoạt ra sao?”. Sau khi hỏi, chúng tôi nhận thấy nét đượm buồn trên ánh mắt cụ, không biết những lời thưa hỏi vừa rồi có gợi đến nỗi đau nào trong quá khứ khiến cụ cảm động sa nước mắt. Tối ngày hôm đó, cụ gọi điện thoại nói với chúng tôi: “Thưa thầy, nhờ câu nói của thầy mà tôi ý thức được rằng tôi đã đến cái tuổi gần đất xa trời. Tôi có già lắm không? Tôi có mất đi nét đẹp ngày xưa hay không? Tôi không muốn mình già và cũng không muốn đối diện với cái già đó”. Nghe xong, chúng tôi giật mình, thì ra cụ đang đối diện với tuổi già, cái tuổi mà đa số chúng ta không muốn. Mỗi khi nhớ đến thời thanh xuân, làm được rất nhiều việc, đóng góp rất nhiều cho xã hội, bây giờ phải ngưng tất cả và nhường lại cho con cháu, nhường lại cho người thân, cho thế hệ trẻ trung hơn, chúng ta cảm thấy lực bất tòng tâm. Nỗi niềm đó làm cho nhiều người già cảm thấy cô đơn, vô vị trong cuộc sống.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Vượt qua tuổi già cô đơn

Thích Nhật Từ



Giảng tại Chùa Chánh Giác, Perth, Australia, ngày 03-6-2006

Phiên tả: Phương Nhã


Cô độc và cô đơn

Ngày Quốc tế Thiếu nhi, 01 tháng 06 năm 2006 vừa qua, chúng tôi đến chùa Chánh Giác và được chứng kiến một người trung niên Úc xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn lang thang cơ nhỡ. Anh đến chùa gặp bác hội trưởng. Mặc dù hai người không trao đổi bằng ngôn ngữ, vì người nông dân Úc kia bị chứng bệnh không nói được, nhưng thông qua ánh mắt nụ cười, bác hội trưởng vẫn có thể cảm nhận và chia sẻ tình thương đối với anh. Sau đó, bác gửi biếu anh một vài trái cây rồi yêu cầu anh xá Phật trước khi ra về.

Cuộc tiếp xúc ngắn ngủi đó gợi cho chúng tôi về hình ảnh già và trẻ. Trong ngày Quốc tế Thiếu nhi, hình ảnh diễn ra tại chùa Chánh Giác, một người 87 tuổi và một người chỉ ngoài 50. Tuy nhiên, nhìn vào ánh mắt cũng như cách biểu đạt của cơ thể, ai cũng thấy bác hội trưởng trẻ hơn anh người Úc rất nhiều. Cho nên, yếu tố già hay trẻ không lệ thuộc vào tuổi tác mà phần lớn lệ thuộc vào thái độ và cách sống. Khi tâm con người có những nụ hoa của hạnh phúc, nụ cười của trái tim yêu thương, có những sự dấn thân đóng góp cho cộng đồng không mệt mỏi thì tuổi già vẫn là cái gì đó còn rất xa vời. Vì sức năng động trong việc dấn thân làm cho con người trẻ trung và an lạc nhiều hơn.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Vượt qua tuổi già căng thẳng

Thích Nhật Từ



Giảng tại chùa Ấn Quang, ngày “Quốc tế Vì Người Già” 01-10-2006

Phiên tả: Huỳnh Ngọc Hạnh

Thất thập cổ lai hy

Tại hội thi giáo lý dành cho cư sĩ Phật tử cấp thành phố vừa qua có gần 1.400 người tham dự, thí sinh lớn tuổi nhất tám mươi bốn tuổi, số còn lại phần lớn tuổi đời từ bảy mươi đến tám mươi. Trong lúc chờ công bố kết quả, chúng tôi tiếp xúc một vài Phật tử lớn tuổi và đặt câu hỏi: “Năm nay cụ bao nhiêu tuổi? Trông cụ còn trẻ quá!”.

Các cụ vui vẻ trả lời: “Thầy ơi! Hỏi tuổi làm chi, tụi tui còn tuổi học trò”.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Hạnh phúc tuổi già

Thích Nhật Từ


Giảng tại Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp Bình Phước, ngày 05-02-2006

Phiên tả: Giác Minh Duyên

Bản chất của tuổi già

Hạnh phúc tuổi già là một trong những nhu cầu rất căn bản. Nếu thiếu nó, con người thiếu đi bầu trời xanh, không khí trong lành, thiếu những chiếc áo mới, những vật thực chu cấp cho đời sống hằng ngày, tình bạn, tình thân thiết,... Thiếu thốn trong hạnh phúc tuổi già, tuổi già đó trở thành cô đơn, buồn bã, thất vọng.

Cách đây vài chục năm tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng từ 55 đến 60 tuổi, đời sống kinh tế khó khăn, y học chưa phát triển, môi trường hoàn cảnh không thuận lợi nên tuổi già diễn ra sớm hơn và tuổi thọ con người ngắn hơn. Theo thống kê xã hội học, hiện tại ở Việt Nam có trên 3.000 người sống vào tuổi 100. Tuổi thọ trung bình chỉ 65 đến 67 tuổi. Trong khi đó, tại Đức, tuổi thọ trung bình là 85; Tây Tạng là 83. Nhật Bản hiện nay có trên 25.000 người có tuổi thọ gần 100.

Điều gì đã tạo ra sự chênh lệch quá lớn về tuổi già ở các quốc gia? Nếu chỉ lý giải đơn thuần là do ảnh hưởng từ đời sống vật chất khó khăn, lao động vất vả, về phương diện sinh học, vật lý, khoa học thì lý luận đó không sai nhưng nó không lý giải được “Tại sao có rất nhiều nước trên thế giới giàu có hơn nhưng tuổi thọ trung bình của người dân chỉ khoảng 50 đến 60 tuổi?”. Sự khác biệt này nằm ở chỗ nào? Các nhà tâm lý và các nhà tôn giáo học đã tìm và đưa ra giải pháp cơ bản: “Dòng cảm xúc, đời sống tinh thần của con người góp phần rất quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ”. Nếu sống không có niềm vui, hạnh phúc thì những thanh niên vẫn có thể trở thành những ông cụ non.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Nguyên lý vô thường của vạn pháp (Chương 19)

Thích Nhật Từ






I. DỊCH NGHĨA

Đức Phật dạy rằng: Hãy tuệ quán thân thể, tinh cầu là chẳng thường. Hãy tuệ quán thế giới là chẳng thường. Nhưng hãy quán linh giác là Bồ đề. Tuệ quán như thế, nhất định mau chóng chứng đạo.

II. LƯỢC GIẢI

Vấn đề được nêu ở đây là phải tuệ tri quán sát được nguyên lý vô thường của vạn pháp. Chính ngay nguyên lý vô thường này, hành giả phá vỡ cái vô minh, nhận ra được sự chân thường của pháp tánh, đó là linh giác, là Bồ đề thường trú. Một pháp môn tu tập, mà ngay nó chứa đựng hai đối tính, hai nguyên lý vô thường và chân thường, sẽ giúp cho người học cảm nhận được ngay nơi phiền não cũng chính là Bồ đề, điều Lục Tổ Huệ Năng gọi là “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế mích Bồ đề, cáp tợ cầu thố giác” (Kinh Pháp Bảo Đàn). Nguyên lý được nêu lên như thể là thực tại của cuộc sống tu tập, giác ngộ, chứ không thể là bi quan, yếm thế như nhiều người đã ngộ nhận, hay cố tình bóp méo để xuyên tạc.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Tìm hiểu Kinh Dược sư

Thích Nhật Từ

Thế giới của đức Phật Dược Sư cũng được gọi là “thế giới Cực Lạc” vì các cá nhân và đoàn thể tại đây luôn sống trong sự an lành và siêng làm việc thiện ích, dưới sự hướng dẫn của Phật và Bồ-tát. Cõi Phật Dược Sư còn gọi là “Tịnh Độ” ở phương Đông về địa lý, và thanh tịnh như ngọc lưu ly,

Hình ảnh của “ngọc lưu ly” trong sáng , gợi cho chúng ta về một “cái gương” phản chiếu, theo tinh thần “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh.”
Nói cách khác, khi tâm vắng mặt hoàn toàn dòng chảy của các tâm lý phiền não thì cõi tâm đó là một tịnh độ; tất cả hành vi thanh tịnh đều được gọi là “trang nghiêm Phật độ. Người với tâm thanh tịnh như lưu ly như vậy cư trú ở đâu thì tịnh độ có mặt ở đó. Mô thức “tâm tịnh cõi tịnh” là con đường hai chiều của một quá trình tu tập nhằm thiết lập an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và tại đây.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Ý nghĩa của Kinh và Tụng kinh

Thích Nhật Từ

Trong đạo Phật, ý nghĩa chữ Kinh ban đầu rất đơn giản. Kinh trong tiếng Sanskrit viết là Sùtra, và trong tiếng Pali viết là Sutta, chỉ có nghĩa đen là sợi dây hay những lời giảng dạy của đức Phật về đạo đức, chân lý và giải thoát.

I. Ý nghĩa của chữ "kinh"

Chắc có người sẽ cho rằng đặt vấn đề "Kinh là gì?" là một việc làm không cần thiết nếu không muốn nói là ngớ ngẩn. Nhưng thật sự thì vấn đề có cần thiết hay không? Điều này chỉ có thể trả lời trọn vẹn khi chúng ta tường lãm về nội dung của chữ Kinh trong Phật giáo.

Chúng ta biết, ngày đức Phật còn ở đời, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của ngài được truyền thừa bằng hình thức truyền khẩu, từ thế hệ này sang thế hệ khác, rồi về sau mới được ghi chép lại thành dạng văn bản. Bài viết này không nhằm nghiên cứu ý nghĩa chữ Kinh từ góc độ lịch sử trong suốt quá trình hình thành ba kho tàng kinh điển, mà chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu ý nghĩa từ nguyên của chữ Kinh trong Phật giáo.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

SÁT SANH TRONG TƯ TƯỞNG

Thích Nhật Từ

Khi chia sẻ một vài quan điểm hóa giải lòng hận thù theo tinh thần đức Phật dạy ở hai phần đầu, chúng tôi có đề cập đến câu chuyện ngụ ngôn trong kinhĐại Bảo Tích, liên hệ về phản ứng của sư tử và chó trước một khúc xương. Câu chuyện ngụ ngôn đó nói về đối tượng của lòng thù hận chính nó đã tạo ra khổ đau cho con người.

Con chó nghĩ rằng cục xương là tác nhân tạo ra sự đau đớn thân xác của chúng nên đã cấu xé khúc xương. Sư tử, ngược lại, biết rất rõ tác nhân không phải là khúc xương mà là con người, nên định hướng được nơi mà khúc xương xuất phát.

Phật dạy, ta nhìn nhận tác nhân không phải nằm ở sự kiện, sự vật, ngay cả con người, mà nằm ở lòng tham, sân, si của người thiếu sự kiểm soát tâm. Trong cuộc sống nhiều người có khuynh hướng tâm lý ngã hóa đối tượng, tức là hình dung đối tượng đã tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mình và định vị đối tượng đó. Thay vì, thấy rõ được con người là do hợp thể của năm uẩn tạo thành thì ta lại đi mê mẩn cái giả tạm đó. Tiến trình ngã hóa đối tượng làm cho con người tìm kiếm cơ hội để phóng thích nỗi khổ niềm đau qua lòng thù hận.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Ý nghĩa của cầu nguyện, cầu an và cầu siêu


Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện, ước muốn, mong cầu, cầu xin.

Ý nghĩa của cầu nguyện, cầu an và cầu siêu

Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện, ước muốn, mong cầu, cầu xin.