Hiển thị các bài đăng có nhãn Chánh niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chánh niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Học theo hạnh của biển cả

Người khôn ngoan là người luôn thấy được cái hay cái đẹp của mọi thứ để mà học tập. Trên đời này, mọi thứ đều có những cái hay để chúng ta học theo. Biển cả cũng vậy, nó có nhiều đặc tính quý báu mà chúng ta cần phải học. Những đặc tính đó là gì? 


Đặc tính thứ nhất là biển cả xuôi dần, nghiêng dần và không có vực thẳm thình lình. 

Chúng ta học theo hạnh này bằng cách lần lượt học các pháp từ cạn đến sâu. Có những người chưa chi đã muốn học những pháp rất cao, trong khi những pháp căn bản thì chưa hề biết đến. Trừ chư Phật, Bồ-tát thị hiện nên có thể học thẳng những pháp cao mà không có gì trở ngại, còn phàm phu chúng ta thì tốt hơn hết là phải đi theo thứ tự từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu. Chúng ta cần phải học và thực hành những pháp nền tảng trước, rồi mới học và thực hành những pháp cao hơn. 

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

VÔ NIỆM, VÔ SANH?

Lê Sỹ Minh Tùng



Ngày nay người đệ tử Phật khắp mọi nơi trên thế giới thực hành nhiều pháp môn khác nhau để mong đạt đến cứu cánh tối thượng là có giải thoát giác ngộ. Có người lên tận núi tuyết sống cô đơn lạnh lẽo rất nhiều tháng để tham thiền, lại có người nhập thất tịnh khẩu tịnh thân tịnh ý để mau có tịnh tâm và ép chế tâm để đạt đến trạng thái vô niệm mà có được vô sanh. 

Con người có mặt trên thế gian này được xem là một sinh vật tối linh với đầy đủ lục căn mắt, tai, mũi, thân và ý để tiếp nhận và giao cảm với thế giới bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp để phát hiện tất cả những ý tưởng của cuộc đời. Bây giờ nếu chúng ta ngồi thiền, niệm Phật để biến con người thành vô tri, vô giác không còn ý niệm (vô niệm) thì con người bây giờ có khác gì những người máy, tượng gỗ hay cục đá. Nhưng người máy, cục đá thì bao giờ thành Phật?

VÔ NIỆM KHÔNG PHẢI LÀ VÔ CHÁNH NIỆM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!

Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.