Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

CHỮ TÂM TRONG CHỮA BỆNH

CHỮ TÂM TRONG CHỮA BỆNH 
Nguyễn Hữu Đức

Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
HIỆU ỨNG PLACEBO
Trong quyển sách “Nơi không có bác sĩ” ( Where there is no doctor , ở ta dịch và xuất bản với tựa đề : “Chăm sóc sức khỏe” ), bác sĩ David Werner, tác giả cuốn sách, đã kể lại một trường hợp: “Có lần tôi thấy bệnh nhân nhức đầu dữ dội. Một phụ nữ đưa anh ta miếng khoai mài bảo rằng đây là thuốc giàm đau rất mạnh. Anh ta tin lời đã ăn nó và kết quả là khỏi đau nhanh chóng”. Ở đây, yếu tố tâm lý của người bệnh đã được tác động để phát huy tác dụng tích cực của nó. Khi người bệnh được cho dùng một chất nào đó không phải là thuốc, nhưng nếu người đó có sự tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật, dùng chất đó và khỏi bệnh thì hiện tượng đó được gọi là “hiệu ứng placebo”. Trong chừng mực nào đó, có thề ghi nhận hiệu ứng placebo để giải thích những vụ việc liên quan đến việc chữa bệnh “kỳ lạ” mà nhiều người cho rằng khoa học khó có thể giải thích được . Đó là việc dùng nước lạnh, bùa chú, hay bất cứ thứ gì không phải là thuốc, nói chuhng là dùng những phương tiện , phương cách không theo y học chính thống, nhưng có sự tin tưởng của người bệnh vào tác dụng của chúng vẫn có thể chữa bệnh.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Tâm & Sự Dính Mắc

Tâm & sự dính mắc 
TT. Thích Trí Siêu

Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi...
Thương ghét
Đa số người thường, suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét. Thương thì chăm lo, chiều chuộng, ôm giữ. Ghét thì hất hủi, xa lánh, đẩy ra. Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo. Thương thì thương cả đường đi, ghét thì ghét cả tông ti họ hàng. Tất cả những nghiệp ân oán, oan gia đều do thương ghét mà ra, bởi vì thương là biểu lộ của tâm tham, ghét là sự biểu lộ của tâm sân. Do đó thương ghét càng nhiều thì tham, sân càng tăng và đương nhiên dẫn đến đau khổ và bất an.
Khi chúng ta bắt đầu biết đạo thì tập diệt trừ tánh tham và sân vì đó là nguyên nhân của đau khổ. Nhờ từ bỏ tánh tham, sân nên tâm trở nên bình đẳng, không thương người này, ghét người kia. Nhờ tâm bình đẳng nên bớt luyến ái gia đình, vợ chồng, con cái, cha mẹ và bớt thù ghét người dưng nước lã, kẻ thù. Nếu tiếp tục tu hành như vậy, từ bỏ tham, sân thì tâm càng trở nên bình an, vắng lặng. Đến đây, nếu không khéo thì sẽ trở nên gỗ đá, cây khô, không còn tình người. Do đó cần phải bước qua giai đoạn kế tiếp là quay lại nhìn chúng sinh.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

BẢN TÍNH SÁNG NGỜI VÀ HIỂU BIẾT CỦA TÂM

BẢN TÍNH SÁNG NGỜI VÀ HIỂU BIẾT CỦA TÂM 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thứ 14 
thuyết pháp tại Claremont College
Bạch Nga (Lozang Ngodrub) chuyển ngữ

dalailama2-smChúng ta cần nên làm quen với những tâm thái tốt, nhưng theo thói quen, chúng ta thường có những vọng tưởng phiền não, như sân hận, gây nên những chướng ngại lớn cho bản thân. Do đó, chúng ta cần phải nhận diện những cảm xúc này và đương đầu với chúng ngay tức khắc. Nếu chúng ta dần dần làm quen với việc kiềm chế những tâm thái xấu, thì sau nhiều năm, một người trước kia hay giận dữ cũng có thể trở nên bình tĩnh.
Có người cảm thấy rằng ta sẽ mất đi sự độc lập nếu ta không để cho tâm mình đi rong theo ý muốn, mà lại cố gắng điều phục tâm. Sự thật không phải như vậy, nếu tâm ta đang tiến triển một cách đúng đắn, thì ta đã có sự độc lập rồi, nếu không thì ta cần phải điều phục tâm mình lại.
Liệu chúng ta có thể loại bỏ những vọng tưởng phiền não hay không, hay chỉ có thể ức chế những cảm xúc ấy thôi? Đối với Phật giáo, bản tính chân thật của tâm là ánh sáng trong (thanh quang), còn những ô trược thì bất định, vô thường và có thể tách rời khỏi tâm. Nói một cách triệt để thì bản tính của tâm là không có tự tính.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

CÁI TÂM LÀ GÌ?

PHẠM CÔNG THIỆN

Cái Tâm là cái gì? Chúng ta thường nói rằng mọi sự đều do tâm tạo ra. Điều này lại càng chính xác hơn nữa, nếu chúng ta đừng bao giờ đồng nhất và đồng hóa với cái bản ngã hay cái "tôi" nội tại của chính mình. Hiểu được tâm là gì chính là điều khó khăn nhất trong những điều khó khăn nhất của kiếp người. Cái lòng của mình hay cái lòng của người đời không phải là chuyện dễ hiểu như chúng ta thường tưởng như vậy. 

Đừng bao giờ tự nhận rằng mình tự hiểu cái lòng mình hay hiểu được lòng người; có ý thức trọn vẹn như vậy thì mới có khả năng tạ ơn, ngưỡng mộ, và tôn kính tất cả những gì khó khăn và khó hiểu nhất hiện nay. Mỗi khi mình vừa tìm cái tâm thì tâm đã đi mất rồi. Tâm không phải là cái mà mình có thể đạt tới được trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Điều bí mật lạ thường là cái tâm không ở thời gian và không ở trong không gian mà vẫn bừng sáng liên tục. 

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

BẢN TÁNH CỦA TÂM

Đối với chúng con, khi nghe nói về việc chuyển hóa tâm, điều này có vẻ rất khó khăn trong nền văn hoá của chúng con. Chúng ta nói về việc “làm an định” tâm, nhưng có lẽ khó có thể nghĩ được rằng phương tiện đó thực sự chuyển hóa được tâm chúng con.

Bạn thấy đấy, dù bạn gọi nó là sự chuyển hóa hay cái gì khác, thì nó cũng có nghĩa là cái gì đó đang phát triển. Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm. Tâm được phú cho sự ô nhiễm, và qua những ô nhiễm chúng ta thực hiện những hành động, và theo cácn này chúng ta tạo ra nghiệp sẽ phát triển.

Về cơ bản, tự thân ý thức thì thuần tịnh và không bị ô nhiễm bởi những che chướng. Nhưng thay vì nhận ra chân tánh của tâm, tất cả chúng ta đều có khuynh hướng – do những thiên hướng rất mạnh mẽ từ vô lượng kiếp – bám chấp một cách tự nhiên vào bản ngã mà chẳng có lý do hợp lý nào. Khi bạn bám chấp vào bản ngã, nó là sự vô minh không thấu suốt chân lý. Thay vì thấu suốt chân lý thì bạn bám chấp vào bản ngã, và khi bám chấp vào bản ngã bạn có một sự tham muốn đối với những sự vật của riêng mình, sự sân hận đối với những người khác, sự ganh tị và tranh đua và v.v.. Theo cách này mọi sự bất tịnh và ô nhiễm tích tập.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

TÂM LÀ GÌ? NÓ Ở ĐÂU TRONG CƠ THỂ

Dr. Sam Parnia 
Tâm Hà Lê Công Đa dịch

Lời Người Dịch: Tâm là gì? Trong chúng ta chắc có nhiều người đã từng được nghe giai thoại Thiền học liên quan đến câu chuyện "an tâm" giữa Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Huệ Khả thỉnh cầu Bồ Đề Đạt Ma, “Xin Thầy an tâm cho con.” Bồ Đề Đạt Ma bảo, “Ngươi đem tâm của ngươi ra đây để ta an cho.” Tổ Huệ Khả bối rối, “Nhưng con không thể tìm ra nó.” Bồ Đề Đạt Ma cười bảo, “Thì ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.”

Sự bối rối của Tổ Huệ Khả cũng là sự bối rối của tất cả chúng ta. Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người? Phải chăng tâm chính là thần thức, một danh từ mà Phật giáo Tây Tạng thường hay dùng để chỉ một cái gì đó như là một chủng tử -tích lũy tất cả nghiệp quả của một cá nhân- sẽ rời bỏ xác thân khi ta chết để đầu thai hay đi về một cảnh giới khác?

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Tâm sinh muôn pháp

Thích Lệ Thọ

Quan điểm Phật giáo đối với con người đạt được khả năng vô hạn trước mọi sự vật hiện tượng là “Tâm sinh muôn pháp sinh” bởi tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo ra thiên hình vạn trạng từ đó nhìn vào cuộc đời này thấy có người cao sang đài các thông minh xuất chúng, lại cũng có người ý chí hạ liệt nghèo khó cho nên đã tóm gọn trong một câu “nhất thiết duy tâm tạo”.

Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kết hợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiết bị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tâm bình thế giới bình

GN - Người có địa vị và danh vọng cao, nhưng gia đạo không an, con hư, vợ hỏng, thì họ rất khổ...

Khi Đức Phật thành đạo ở cội bồ-đề, Ngài nhận ra rằng trên thế gian này không có khổ, nhưng vì chúng sinh do vọng kiến, nghĩa là thấy và hiểu sai lầm nên hành động sai lầm, mới tạo thành khổ đau của muôn loài ở thếgian. Ba điều sai lầm là thấy sai, hiểu sai và hành động sai chủ yếu phát xuất từ tâm. Vì vậy, Phật nói Ngài đã nhận ra được ngôi nhà ngũ ấm và từ đây về sau, người chủ ngôi nhà không còn tạo ngôi nhà mới nữa, tức là Ngài không còn tái sanh trong cõi sinh tử luân hồi.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Tâm và tiền

KRISTI NELSON
Tiền là một vấn đề luôn đè lên nặng tâm trí ta, bất luận ta đang ở trong tình cảnh nào. Và đối với những người chuyên tâm để sống có chánh niệm như chúng ta, mối bận tâm về tiền bạc vẫn không hề giảm đi.

Chánh niệm giúp ta trau dồi những phẩm chất của sự chú ý, để ta có thể đón nhận trọn vẹn và sẵn sàng tiếp cận với những gì diễn ra trong cuộc sống.

Tuy nhiên, khi chúng ta giáp mặt với những khoảnh khắc quan trọng liên quan đến tài chính, như: cuốn sổ thanh toán bằng séc đã dùng hết, đưa ra quyết định đầu tư, yêu cầu mượn tiền, mong muốn một cái gì đó vượt ngoài khả năng của ta, hoặc lướt trên thị trường chứng khoán biến động mạnh,… thì những khả năng chánh niệm mà chúng ta có được một cách liên tục trong những lúc khác có thể biến mất.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Giữ tâm không cấu uế

GIÁC BẢO HÒA 

Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng,nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là do các căn( các giác quan) tiếp xúc với các trần(đối tượng của giác quan), mà tham ,sân, si, và các ác bất thiện pháp dấy khởi trong tâm, làm cho tâm chở nên ô uế, mê muội, u ám, không thanh tịnh, không tỉnh táo, không sáng suốt. Do vậy mà hành giả tu hành theo Phật pháp cần phải tập trung nhận ra các cấu uế hiện diện ở nội tâm để nỗ lực tinh tấn đoạn trừ, khiến cho tâm trong sáng trở lại. Khi tâm bị ô nhiễm thì lời nói việc làm đều sấu ác đem đến khổ đau. Trái lại, khi tâm ý trong sáng thanh tịnh thì nói điều gì cũng trong sáng lợi lạc và làm việc gì cũng chính đáng lợi lạc.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Tiếng nói của tâm

(VHPGO) Tàm quý chẳng qua là phóng chiếu của tâm. Tâm có tiếng nói chăng? Theo nghĩa đen thì tâm không có tiếng nói, theo nghĩa bóng thì có tiếng của tâm. Do vậy, người đời hay dùng cụm từ “tiếng nói của lương tâm”. Thường thường, âm thanh phát ra từ thanh quản, tạo thành tiếng tự nhiên của mỗi loài. Loài chó có tiếng sủa khó chịu, loài chim có tiếng hót êm tai…


Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Tâm như thủy


“Tâm như thủy” nghĩa là “Tâm giống như nước”:

- Nước không có hình dạng. Nó luôn luôn thích ứng với bình đựng. Vì vậy nó lấy hình dạng vật đựng làm hình dạng của mình. Do không có hình dạng nên hình dạng nào cũng có. Cũng vậy, Phật là vô tướng nhưng tùy thuận chúng sanh nên hiển thị thành mọi sắc tướng.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Thể Và Dụng Của Tâm

Nguyễn Thế Đăng


Tất cả chúng ta đều đang sống với tâm và bằng tâm. Tùy theo chất lượng của tâm mà chúng ta có đời sống như thế nào. Nếu tâm nặng nề, hạn hẹp, ô nhiễm thì cuộc đời của chúng ta hẳn ở những cấp độ thấp, nhiều khổ đau; tâm nhẹ nhàng, rộng lớn, trong sáng thì cuộc đời của chúng ta ở những cấp độ cao, nhiều hạnh phúc. Thế nên chúng ta phải hiểu biết, kinh nghiệm tâm ở những chiều cao rộng nhất của nó. Đó chính là mục đích thật sự của đời người.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Tìm TÂM

Thích Nhất Hạnh
   
Khi quá bận rộn, hoặc quá căng thẳng về một vấn đề nào đó, chúng ta thường hay nói rằng chúng ta “đánh mất tâm.” Nhưng trước khi mất tâm thì tâm ở đâu và nó đã đi đâu? Trong Kinh Lăng Nghiêm (Surangama), một Kinh rất phổ biến của đạo Bụt ở Việt Nam và Trung Quốc, kể lại rằng Đức Bụt và đệ tử của Bụt là ngài A Nan có trao đổi cách làm thế nào để xác định vị trí của tâm. Tâm nằm bên trong thân thể hay bên ngoài thân thể, hay tâm nằm ở giữa thân thể và thế giới bên ngoài? Cơ bản, Kinh dạy chúng ta tâm là vô trụ. Nói cách khác, chúng ta không thể nói tâm nằm bên trong thân thể, cũng không thể nói tâm nằm bên ngoài thân thể, mà cũng không thể nói tâm nằm ở giữa thân thể và thế giới bên ngoài. Tâm không có một vị trí cố định.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Tâm vận hành như thế nào?

      
       Thích Nhất Hạnh
 
Trước khi có thể đi cho tổ tiên, đi cho những người làm hại mình, chúng ta cần học cách đi cho chính mình. Để làm được điều này, chúng ta phải hiểu được tâm mình, hiểu được sự liên hệ giữa đôi chân và khối óc. Thiền sư Thường Chiếu nói rằng: “Khi chúng ta hiểu được sự vận hành của tâm thì sự thực tập của chúng ta trở nên dễ dàng.” Nói cách khác, nếu chúng ta có chánh niệm thì đôi chân của chúng ta sẽ đi một cách rất tự nhiên.