Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Tánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Tánh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Học theo hạnh Bồ tát Quán Thế Âm: Hiến tặng năng lực không sợ hãi

Giác Ngộ - Thí Vô Úy Giả là một trong những Thánh hiệu của Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Vô úy có nghĩa là không sợ, thí vô úy giả là người hiến tặng năng lực không sợ hãi. Không run sợ, hết lo lắng là niềm an vui, hạnh phúc nhất trên đời, và người có năng lực giúp chúng ta an ổn, bất động trước mọi biến động của cuộc sống chính là Mẹ hiền, Bồ tát Quán Thế Âm.


Kinh Pháp Hoa (phẩm Phổ Môn) đề cập đến 14 lĩnh vực hiến tặng vô úy của Đức Bồ tát Quán Thế Âm: 1. Giúp chúng sanh thoát khỏi khổ não; 2. Giúp chúng sanh không bị lửa dữ thiêu đốt; 3. Giúp chúng sanh không bị nước lớn nhận chìm; 4. Giúp chúng sanh không bị ác quỷ làm hại; 5. Giúp chúng sanh thoát khỏi đao trượng; 6. Giúp chúng sanh không bị ác quỷ, ác thần trông thấy; 7. Giúp chúng sanh thoát khỏi gông cùm xiềng xích; 8. Giúp chúng sanh thoát khỏi giặc cướp; 9. Giúp chúng sanh dứt trừ tham dục; 10. Giúp chúng sanh xa lìa nóng giận; 11. Giúp chúng sanh đoạn trừ si ám; 12. Giúp chúng sanh cầu được con trai; 13. Giúp chúng sanh cầu được con gái;14. Giúp chúng sanh niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì được vô lượng lợi ích. Nói chung là các chúng sanh nào gặp lúc nguy khốn, cấp nạn mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ tát thì sẽ được gia hộ khiến thân tâm an ổn, không còn sợ hãi nữa. Nhờ hạnh nguyện cao cả này nên Bồ tát được chúng sanh trong cõi Ta-bà tôn xưng là Thí Vô Úy Giả , "Bậc hiến tặng năng lực không sợ hãi".

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Niệm Phật

Niệm Phật

GN - Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
Ngày nay, ngoài những người tu niệm Phật Thích Ca thì phần đông các Phật tử tu theo Tịnh Độ tông niệm Phật A Di Đà. Dù niệm Phật A Di Đà, khác về danh hiệu Phật nhưng cách thức (trì danh, quán tượng, quán tưởng…) vẫn không thay đổi. Hãy tìm hiểu pháp thoại dưới đây để thấy rằng pháp môn Niệm Phật (Nam truyền hay Bắc truyền) đều có tính nguyên thủy, được hậu thế gìn giữ hay kế thừa và phát huy với nền tảng vững chắc, rõ ràng.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành và truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được hưởng vị cam-lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Phật.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Phật sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được hưởng vị cam lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Tương quan giữa cho và nhận

Giác Ngộ 
Gia chủ Ugga đi đến đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn: “Ai cho vật khả ý thì nhận được điều khả ý”. Vì thế, con có nấu cháo từ hoa cây sàla và rất nhiều loại món ăn thật là khả ý; con có nhiều loại vải dệt từ Kàsi thật là khả ý. Mong Thế Tôn hãy nhận lấy vì lòng từ ái đối với chúng con.

Thế Tôn nhận lời và nói với Ugga bài kệ tuy hỷ này: “Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý, đối với bậc Chánh trực, vui lòng đem bố thí, vải mặc và giường nằm, ăn uống các vật dụng, biết được bậc La hán, được ví là phước điền, nên các bậc Chân nhân, thí những vật khó thí, được từ bỏ giải thoát, không làm tâm đắm trước, người thí vật khả ý, nhận được điều khả ý”.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Công đức chép kinh

Thường Tâm - Quảng Tánh


Trong các việc làm phước thiện thì biên chép và ấn tống kinh điển luôn được khuyến khích và ca ngợi, vì lợi lạc của nó đối với người làm phước thật nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn. Thời xưa, khi các phương tiện ấn loát còn thô sơ thì chép kinh thành nhiều phiên bản để tụng đọc là hình thức phổ biến.

Ngày nay, hình ảnh đẹp đẽ và cổ kính của người ngồi chép kinh không còn nhiều nhưng những người phát tâm ấn tống, cúng dường băng đĩa, kinh sách Phật giáo nhằm truyền trao giáo pháp trí tuệ và từ bi đến với mọi người thì không thiếu. Bởi việc làm này bao hàm những giá trị cao cả, giúp cho mình và người đều hướng thiện, tạo ra phước báu vô lượng.

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Sa di cứu kiến

Quảng Tánh

Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật. Từ con sâu, cái kiến cho đến những loài vật khác và con người, hễ có mạng sống thì đều mong muốn hạnh phúc, an vui. Suy ngẫm về mong ước của chính bản thân mình thì có thể cảm thông và chia sẻ với mọi loài. 

Kinh Phước Báo kể rằng: “Ngày xưa, có chú Sa di theo thầy học đạo. Một hôm, thầy nhập định và biết được túc nghiệp của chú Sa di chỉ còn sống trong khoảng bảy ngày nữa. Xuất định, vị thầy muốn chú được gặp cha mẹ liền bảo: 

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Bản lĩnh của Ryonen

Chân dung Ryonen
Quảng Tánh - Phượng Hoàng



Hội đủ duyên lành để được xuất gia quả là khó. Xấu quá hoặc các căn khiếm khuyết, không đủ hảo tướng cũng không được mà xinh đẹp quá thì cũng chẳng xong. Dù hình tướng chỉ là bên ngoài nhưng cũng không kém phần quan trọng đối với người tu. 

Những ai đã từng chứng kiến lễ thế phát mới thấy xúc động. Nhìn những lọn tóc xanh mượt rụng rơi theo nhịp kinh cầu khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Bước vào Phật môn là phải chấp nhận xa lìa thân thuộc, xuống tóc và khoác cà sa. Hình thức đầu tròn áo vuông được xem như hủy bỏ một phần dung nhan để dấn thân vào đời sống phạm hạnh. 

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Hòa thượng Tôm - thị hiện nghịch hạnh

Tâm Văn - Quảng Tánh


Thật là một sự trùng hợp thú vị khi ở nước ta có Hòa thượng Cua (Tông Diễn thiền sư) với đức hạnh cao vời, ở Trung Quốc cũng có Hòa thượng Tôm hành tung kỳ bí, siêu phàm ít ai sánh được. 
Cao Tăng dị truyện kể rằng: 

“Hòa thượng Tôm tên thật là Trí Nghiễm ở chùa Tĩnh Am, Hoa Ðình (Trung Quốc). Một hôm, vào ngày rằm tháng Bảy, dân làng tổ chức lễ Vu lan nên Tăng chúng trong chùa được thỉnh đi hết, chỉ còn sư ở chùa. Rồi gia đình vị thôn trưởng đến chùa thỉnh Tăng, vì không còn ai nên sư nhận lời. Sư bảo: 

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Bóng sắc

Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình. 


Đẹp thì dễ thu hút người khác phái, dẫu xuất gia tu hành ly dục đi nữa cũng không ngăn được lòng trần của người thế tục mến mộ mình. Xưa, nàng Matanga (Ma Đăng Già) từng mê mệt Tôn giả Anandà đến mất ăn bỏ ngủ, rồi dùng cả chú thuật để dụ dẫn ngài ân ái nhưng không thành và cuối cùng đành chấp nhận xuất gia để lâu lâu được lén nhìn người trong mộng. Sau nhờ Matanga chứng A la hán (một quả vị tâm hoàn toàn thanh tịnh, hết sạch mọi phiền não, ái dục) nên mọi chuyện thành ra nhẹ nhàng. Đường Tăng khi thân hành qua Tây Trúc cầu pháp, thỉnh kinh, trong gần một trăm kiếp nạn thì nạn bị ma nữ mến thương không phải là ít… nhưng rồi ngài cũng vượt qua được hết để viên thành đại nguyện. 

Thượng tọa và chú tiểu

Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong. Danh tiếng cũng là một trong năm món dục được chúng sinh ưa thích, tham đắm cần phải loại trừ. Cả hai phương diện danh và thực này nếu tương ưng nhau thì quá tốt, nếu có thực mà không danh thì càng hay, nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa. 


Thời Đức Phật, các bậc đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là thượng tọa, trưởng lão. Vì thế, hàng thượng tọa được Tăng chúng và tín đồ cung kính, nể trọng, cúng dường hậu hĩ đồng thời các ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng nên luôn được Phật ca ngợi, tán thán ví như voi chúa hay những con bò đực đầu đàn. Cũng vì sự trọng vọng này mà không ít người chưa điều phục được tâm tham, ao ước bước lên hàng thượng tọa để cầu lợi đắc, danh vọng và cung kính. 

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Cách xử thế của người xưa



Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất. Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ão não, u sầu; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét v.v… Nên để chỉnh đốn hành vi, ngôn ngữ phải uốn nắn từ nơi cái tâm khi hành vi và ngôn ngữ mới manh nha, chưa kịp hình thành.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Quán Tự Tại

Phước Viên - Quảng Tánh


Chúng ta đều biết đến danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) là quán sát âm thanh đau khổ ở thế gian mà hiện thân đến cứu độ. Danh hiệu này rất quen thuộc và phổ biến trong giới học giả cũng như đại chúng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, Bồ tát Quán Thế Âm còn có một danh hiệu khác là Quán Tự Tại thường được các học giả và luận sư Phật giáo thuộc trường phái Hoa nghiêm (Avatamsaka) và Bát nhã (Prajnà) xưng tán. Dù không mấy phổ biến nhưng danh hiệu Quán Tự Tại ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Quán Không



Nhiên Như - Quảng Tánh



Cuộc sống con người vốn đầy dẫy những biến động, dịch chuyển. Trong đó, có không ít những đổi thay bất lợi, không như ý khiến chúng ta tuyệt vọng. Không ít người, chỉ sau một đêm thức dậy, cơ nghiệp tích cóp bấy lâu bỗng chốc hóa thành mây khói, những người thân thiết thì ngoảnh mặt quy lưng, còn chăng là chết lặng, cay đắng và ngậm ngùi. 

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thân giáo

Quảng Tánh


Có vô số thuật dạy người nhưng xem ra thân giáo là việc khó làm nhất của vị thầy. Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnh và chuyển hóa học trò mạnh mẽ gấp nhiều lần nói suông. 

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Tặng một vầng trăng

Quảng Tánh


Kẻ trộm, trộm vặt của người trong xóm làng, ai sơ hở vật gì thì lập tức mất ngay, âu đó cũng là chuyện thường trong thời đói kém, túng quẫn và đạo đức con người, xã hội xuống cấp. Thế nhưng, đột nhập đền chùa miếu mạo, trộm của “thánh thần”, chẳng hề kiêng sợ, không chút bận tâm thì chỉ có trong thời loạn, ấy vậy mà việc này cũng thường xảy ra… 

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Nguồn gốc Ông Địa, Thần Tài

Huyền Ngu - Quảng Tánh

HỎI: Vui lòng cho biết, nguồn gốc của hai vị “Ông Địa và Thần Tài”. Là một Phật tử, có nên thờ hai vị trên trong nhà không?

ĐÁP: Về nguồn gốc của Ông Địa và Thần Tài, cho đến nay, hầu như có rất nhiều quan điểm khác biệt nhau. Trong vô vàn những quan điểm khác biệt ấy, chúng tôi tạm khái lược một số nét chung nhất về xuất xứ của tập tục thờ tự này.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Sự khác biệt giữa nghiệp và số mệnh?


Posted by Chơn Ngọc
Huyền Ngu - Quảng Tánh

HỎI: Quan điểm về Nghiệp của Phật giáo có sự khác biệt như thế nào so với quan điểm Số mệnh của Nho giáo ?

ĐÁP: Đời sống của con người vốn rất đa dạng, muôn màu và vô cùng sai biệt. Mỗi cá nhân có một cấu trúc tâm sinh lý và hoàn cảnh, điều kiện sống hoàn toàn khác biệt nhau.