Hiển thị các bài đăng có nhãn quangduc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quangduc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Vết nhạn lưng trời

Huỳnh Trung Chánh

"Đất trầm thủy, trủng bong lầy lội, âm thịnh dương suy". Câu tuyên bố cộc lốc của thầy địa lý già phán quyết cho vùng Tầm vu (1) ngay từ thời khẩn hoang lập nước có giá trị như một sấm ký, ám ảnh dân làng, nhất là khi tình trạng chênh lệch nam nữ trầm trọng bắt đầu xuất hiện. Trẻ em trai có phần hiếm hoi. Gia đình nào may mắn được một thằng cu giữa bầy con gái thì thật là đại phước.

Câu hát ru em thịnh hành một thời:

"Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Trai Thủ Thừa cởi ngựa sang mua!"

phản ảnh phần nào tình trạng dư thừa con gái ở Tầm Vu, tuy rằng "giá cả" không rẻ mạt như vậy. (Thật ra, thì vào thời khai hoang dựng nước, con gái miền Nam ở bất cứ nơi nào, cũng được quí trọng, bởi lẽ số di dân ở miền ngoài vào lập nghiệp hơn 2/3 là nam giới).

Nhà họ Dương cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của định luật vô hình đó. Dương phu nhân, sau khi sản xuất "liền tù tì" mười cô tiểu thơ, gân cốt rã rời, mà vì thương chồng, vẫn ước mơ gom tàn lực tạo một tác phẩm hoàn hảo chót, một cậu út nối dõi tông đường. Thôi thì miếu nào, ông đồng bà cốt nào…, hễ nghe tiếng linh thiêng thì bà đều đến để lễ bái cầu cạnh. Dương ông cũng lo lắng không kém. Nghe ai chỉ dẫn thuốc đại bổ nào dễ tạo hạt giống nam Ông đều thử. Ông lại mời thầy địa lý về sửa hướng nhà, hướng bếp, thay giường đổi chiếu, rồi cũng sửa đổi luôn thói quen vợ chồng nữa. Trăm phương ngàn kế chỉ để mưu cầu một đứa con trai.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Trần truồng

Huỳnh Trung Chánh

Đã từng xuất ngoại viếng thăm danh lam thắng cảnh xứ người, Thành vẫn không nén được niềm ngạc nhiên kỳ thú, khi phong cảnh hùng vĩ tuyệt vời của quần đảo Nam Du hiển bày trước mắt. Hạ Uy Di nổi tiếng thế giới, nhưng nếu so sánh với Nam Du (1), có lẽ chỉ là một bóng mờ nhạt. 

Thế mà, tiếc thay! Mấy người Việt biết đến phong cảnh thần tiên của quê hương mình. Ngay đối với người dân Rạch Giá, dù Nam Du là một ấp địa phương thuộc quận châu thành, cách tỉnh lhoảng chừng 100 cây số, nhưng họ cũng tưởng đó là chốn hoang đường lạ hoắc. Họ chỉ nghe biết loáng thoáng về một chốn mù khơi mang địa danh kỳ cục là Củ Tron, nơi xuất phát một giáo phái chủ trương khỏa thân, đầy lạ lùng, kỳ bí. Vào thời Pháp thuộc, khoảng năm 1937, giáo chủ đạo "Trần Truồng", từ hòn Củ Tron (2), bỗng hứng chí hướng dẫn ba, bốn mươi nam nữ đệ tử, tất cả đều trần như nhộng, dong buồm thẳng đến thị xã Rạch Giá, thản nhiên biểu dương lực lượng quanh chợ, rồi đến tư dinh Tỉnh Trưởng đưa kiến nghị "đòi nước". 

Thuở đó, biểu tình đòi nước là việc cực kỳ nguy hiểm đưa đến án tử hình hay tù rục xương nơi Côn đảo. Người dân vốn nhác gan, không dám nghe, không dám thấy, không dám bàn bạc liên hệ. Thế nhưng, vụ "cởi truồng" lạ lùng hấp dẫn quá, nên không ai bảo ai, họ cũng đổ xô ra xem và nhiều người bạo phổi còn vỗ tay hoan hô cổ võ. Diễn biến bất ngờ làm viên Tỉnh Trưởng Phú Lang Sa và đám lính mã tà điên đầu nhức óc. Họ phải huy động toán lính khố đỏ, nổ súng thị oai, để vất vã tách rời đám biểu tình với kẻ hiếu kỳ, rồi tống thầy trò đạo khỏa thân vào khám. Viên Tỉnh Trưởng cáo già dấu nhẹm vụ xáo trộn chính trị địa phương, bằng cách âm thầm áp giải nhóm biểu tình trở lại hoang đảo ngăn cấm mọi sự di chuyển. Mặc khác, họ loan tinh xuyên tạc là nhóm trần truồng Củ Tron biểu tình "đòi nước ngọt", chớ không phải đòi đất nước, như lúc đầu nhầm lẫn.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

NGỮ VỰNG: Đạo Phật Siêu Khoa Học


NGỮ VỰNG

Bản ngữ vựng này giúp quí vị đối chiếu những từ ngữ tiếng Anh mà tôi đã dịch, hay có người dịch rồi. Vì chưa có Hàn lâm viện nên mỗi người dịch một cách. Nếu tôi dịch sai, hay không sát nghĩa, xin các bậc cao minh chỉ dạy.

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

HOẢ QUANG TAM MUỘI


HOẢ QUANG TAM MUỘI

Tiến sĩ Peter D. Santina, tác giả cuốn Fundamentals of Buddism, đã nói trong trang 30 và 32 rằng lời kinh xưa đã đề cập đến sự liên hệ giữa Vật chất và Năng lượng, và không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật.*

* Nền tảng Ðạo Phật, bản dịch của Ðại Ðức Thích Tâm Quang.

“Similary, the relative of matter and energy is mentioned. There is no radical division between mind and matter”.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

HÓA SANH VÀ THẤP SANH


 HÓA SANH VÀ THẤP SANH

Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 256, Phật đã chia chúng sanh làm 12 loài: Loài sinh từ trứng (Noãn sinh), loài sinh bằng thai (Thai sinh), loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh), loại bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh), loài có sắc (hình tướng), loài không sắc (ma, quỷ, thần, phi nhân, chư thiên), loài có tưởng (người), loài không có tưởng (gỗ, đá, kim loại), loài chẳng phải có sắc, loài chẳng phải không sắc, loài chẳng phải có tưởng, và loài chẳng phải không tưởng.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

TAM TAI - TẬN THẾ


TAM TAI - TẬN THẾ

Sinh tử của các vì sao (62)

Trong một bài viết ngắn của báo The Knight Tribune, số ra ngày 10-3-95, dưới tiêu đề “Sinh tử của các vì sao”, ở phần nói về Mặt trời như sau:

“Mặt trời ca chúng ta đã cháy trên 4 tỉ rưỡi năm và còn đủ nhiên liệu để cháy trong 5 tỉ năm nữa. Lúc bấy giờ, Mặt trời sẽ trở thành một Sao đỏ khổng lồ, và bề mặt của nó sẽ bành trướng đến tận qũi đạo của Trái đất và đốt cháy Trái đất thành tro bụi”.

Ngày tận thế còn xa lắm! (63)

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

SÁU CĂN HỔ TƯƠNG



PHẦN 2: SÁU CĂN HỔ TƯƠNG

Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 509, Phật dạy về Sáu căn thanh tịnh và trang 307, Phật dạy về Sáu căn hổ tương.

Về sáu căn thanh tịnh, Phật dạy “Nếu tu pháp Tam ma địa được nhãn căn thanh tịnh thì chẳng cần có Thiên nhãn, chỉ với cái thân cha mẹ sinh ra tự nhiên nhìn thấy thế giới trong mười phương, thấy Phật, nghe pháp, được phép đại thần thông, chơi khắp mười phương quốc độ, được túc mạng thông, nghĩa là hiểu thấu quá khứ, vị lai v.v..."

Thế nào là Sáu căn thanh tịnh? Nghĩa là quí vị tu đến mức độ tâm quí vị ra khỏi sáu căn đó khiến không dính mắc và đeo đuổi sáu trần, và trở về Tàng thức. Vào Tàng thức, quí vị sẽ mở tâm nhãn thấy được chư Phật và chư Bồ tát mười phương cùng những cảnh giới mà quí vị chưa thấy bao giờ.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

QUANG MINH


Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học Tài
Chùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997
---o0o---
 
CHƯƠNG V



PHẦN 1: QUANG MINH


“Khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đầy quang minh”

Lời kinh xưa.

Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem lời kinh xưa nói có đúng hay không?

Trước hết là từ ngữ. Theo thiển ý, hai chữ quang minh là Bức xạ quang minh (Radiation), Bức xạ quang tuyến, hay Bức xạ ánh sáng.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

ÐI TÌM CHA MẸ ÐẦU TIÊN (Nguồn gốc loài người)

Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học TàiChùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997
---o0o---
 

ÐI TÌM CHA MẸ ÐẦU TIÊN (Nguồn gốc loài người) 

Stephen Hawking đặt ra câu hỏi sau đây “Con gà có trước hay quả trứng có trước?” Có người trả lời con gà có trước vì nó đẻ ra quả trứng. Nhưng có người lại nói quả trứng có trước vì nó nở ra con gà. Vậy thì ai đúng?

Cũng vậy, có người nói cha mẹ sinh ra ta, ông bà sinh ra cha mẹ, ông cố bà cố sinh ra ông bà ta, ông kít bà kít sinh ra ông cố bà cố ta v.v... và, cứ đi ngược mãi thời gian. Nếu đến một thời điểm nào đó trong quá khứ, chúng ta có thể truy cứu, hay tìm kiếm được cha mẹ đầu tiên của chúng ta không?

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO VŨ TRỤ


Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học TàiChùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997
---o0o---
 




NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO VŨ TRỤ


Khoa học về nguồn gốc vũ trụ (Cosmogony) nhằm tìm hiểu vũ trụ bắt đầu thành lập từ bao giờ, và thành lập như thế nào?

Khoa học về cấu tạo vũ trụ (Cosmology) nhằm tìm hiểu cấu trúc của vũ trụ cùng những thành phần lớn của nó.

Khoa học về hình thái vũ trụ (Cosmography) nhằm mô tả hình dạng của vũ trụ cùng những thành phần lớn của nó.

Theo định nghĩa của các Vật lý gia, vũ trụ không biên giới, không có bắt đầu và cũng không có tận cùng (Vô thỉ vô chung). Tuy nhiên, có một số Vật lý gia ước tính rằng chiều dài của vũ trụ bằng 20 Sextillion/dặm (1Sextillion bằng 1 + 21 số 0).

Theo thuyết Tương Ðối chung của Einstein, vũ trụ không phẳng mà vặn vẹo (Warped).

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

ÐẠO PHẬT VÀ VIỆC TÌM RA VIÊN GẠCH XÂY DỰNG VŨ TRỤ CỦA KHOA HỌC


Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học TàiChùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997
---o0o---
 
CHƯƠNG IV
 


ÐẠO PHẬT VÀ VIỆC TÌM RA VIÊN GẠCH XÂY DỰNG VŨ TRỤ CỦA KHOA HỌC

Khám phá Quark Ðỉnh (*) (Top Quark) (28)

(*) Tiếng Ðức: nói chung là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử. Có thể gọi là Lượng tử, Hạt tử, Phân tử, Cực vi, Hạt ảo ...

Ðể tìm kiếm viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ, các khoa học gia đã luôn luôn suy tư. Vũ trụ được cấu tạo bằng những gì? Và vũ trụ được thành lập từ bao giờ?

Trước đây nhiều thế kỷ, các triết gia thời cổ Hy Lạp cũng đã suy tư khá nhiều về việc cấu tạo Vật thể trong vũ trụ này.

Ðã mấy thập niên qua, các quốc gia trên thế giới đã chi tiêu hàng tỉ Mỹ kim để các khoa học gia của họ tìm kiếm những viên gạch nói trên.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

ARISTOLE VÀ ÐỨC PHẬT (Bốn đại - Bảy đại)



ARISTOLE VÀ ÐỨC PHẬT (Bốn đại - Bảy đại)

Aristole (*) nói rằng tất cả vạn vật trong vũ trụ đều được bốn chất căn bản tạo thành: Ðất, nước, gió. lửa. Những chất này hoạt động nhờ hai lực: Hấp lực khiến đất và nước chìm xuống, và Tính phiêu bồng khiến gió lửa lên cao.

Aristole cho rằng người ta có thể chia cắt mãi mãi một vật thành những phần tử nhỏ hơn. Trái lại, người ta Hy lạp cho rằng Nguyên tử không thể chia cắt được.

Trong bài “Tứ Ðại Cực Vi”, trang 52, 53, và Câu Xá luận Cương yếu, bản dịch của Hòa thượng Thích Ðức Niệm nói rằng “Vật chất tức là sắc pháp, bổn chất của nó do gì tạo thành? Cái tạo thành vật chất gọi là cực vi mà trước ngày hoặc ra đời, người ta thường gọi là lân trần. Cực vi là đem vật chất phân tích thành những phần tử nhỏ vi tế không còn phân tích được nữa. Nếu đem cực vi phân tích nữa thì thành không. Trường hợp này, Phật học gọi là tích không quán tức quán cái không thể tích ...”

Như vậy, lời Phật và sự nghiên cứu của người Hy lạp đều giống nhau ở điểm này.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

ÐỨC QUÁN THẾ ÂM CÓ PHẢI LÀ BẬC ÐẠI THIÊN VĂN VẬT LÝ KHÔNG?


ÐỨC QUÁN THẾ ÂM CÓ PHẢI LÀ BẬC ÐẠI THIÊN VĂN VẬT LÝ KHÔNG?

Trong kinh Lăng Nghiêm, Quyển 6, trang 389 – 390, trong phần trình bày về pháp môn Nhĩ căn viên thông, Ðiều 14, Ðức Quán Thế Âm (QTA) Bồ tát đã nói:

“Trong cái Thế giới Tam thiên đại thiên này có trăm ức mặt trời, mặt trăng”.

Theo thiển ý, Ngài muốn nói vô vàn vô số Thái dương hệ và hành tinh mà người ta thường nói “giàu đến thiên ức vạn tải”. Trong kinh Phật thường hay dùng những danh từ như Na do tha, Hằng hà sa, nghĩa là nhiều quá không đếm được; hoặc dùng những con số tượng trưng như 84,000 con vi trùng, hay 84,000 pháp môn ...

Ðức Phật cũng đã nói rằng “Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng”.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

ÐỨC PHỔ HIỀN CÓ PHẢI BẬC THIÊN VĂN ÐỊA LÝ KHÔNG?


ÐỨC PHỔ HIỀN CÓ PHẢI BẬC THIÊN VĂN ÐỊA LÝ KHÔNG?

Hình dạng các Thiên thể và Vũ trụ:

Trong kinh Hoa Nghiêm, Tập 1, Phẩm Hoa Tạng Thế Giới, trang 401 và 410 – 415; đức Phổ Hiền đã nói:

“Chư Phật tử! Tất cả thế giới chủng đó hình dạng đều khác nhau: Hoặc hình núi Tu Di, hình sông, hình xoay chuyển (trôn ốc), hình nước xoáy, hình trục xe, hình lễ đàn (bàn thờ), hình rừng cây, hình lầu các, hình sơn tràng, hình vuông góc, hình hoa sen, hình thai tạng, hình khư lặc ca (cái rỗ), hình thân chúng sinh, hình mây, hình ông Phật, hình viên quang (tròn sáng), hình lưới, hình tam giác, hình bán nguyệt, hình thành quách rộng lớn, hình bảo hoa xoay nở, hình tứ châu, hình tròn, hình như Kim cang, hình như Ma ni bửu, hình chữ vạn, hình như tòa Sư tử v.v... “

Ngài nói thêm, “ Có vi trần số hình dạng như vậy".

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

-Ðức Phật có phải là bậc Ðại Toán học không?


Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học TàiChùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997
---o0o---
 

Chương III
 




PHẬT CÓ PHẢI LÀ MỘT BẬC ÐẠI TOÁN HỌC KHÔNG?

Kinh Hoa Nghiêm, Quyển 5, Phẩm A tăng kỳ, trang 289-323, Tâm Vương Bồ Tát bạch Phật rằng, “Bạch Thế Tôn! Chư Phật Thế Tôn diễn nói a tăng kỳ, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả sổ, bất khả thuyết, bất khả thuyết-bất khả thuyết.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là a tăng kỳ nhẫn đến bất khả thuyết bất khả thuyết?”.

Phật bảo Tâm Vương Bồ Tát: “Lành thay! Lành thay! Này Thiện nam tử! Nay người muốn cho các thế gian nhập vào nghĩa số lượng của Phật đã biết mà hỏi đức Như Lai Ứng Ðẳng Chánh Giác.

Thiện nam tử lóng nghe lóng nghe! Khéo suy gẫm, Phật sẽ vì ngươi mà nói.

Tâm Vương Bồ Tát kính vâng thọ giáo.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

ÐỨC PHẬT CÓ PHẢI LÀ BẬC ÐẠI Y VƯƠNG KHÔNG?

Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học Tài
Chùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997

 Chương II 


ÐỨC PHẬT CÓ PHẢI LÀ BẬC ÐẠI Y VƯƠNG KHÔNG?

Sinh đẻ không cần giống đực (15)

Vấn đề Di tử (Gene).


Có nhiều chủng loại (species) đặc biệc sinh đẻ giản dị và tốt đẹp không cần giống đực.

Khi chuông nhà thờ ngân vang khắp mọi nơi, chúng ta lại ăn mừng ngày Giáng sinh của một đứa trẻ ra đời cách đây khoảng 2,000 năm. Ðây không phải là đứa trẻ tầm thường vì bà mẹ sinh ra nó không hề có đàn ông.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

THẦN THÔNG CỦA ĐỨC PHẬT VÀ BỒ TÁT DUY-MA-CẬT


THẦN THÔNG CỦA ĐỨC PHẬT VÀ BỒ TÁT DUY-MA-CẬT

Máy truyền hình vĩ đại có vô lượng băng tần

Kinh Quán Vô Lượng Thọ, trang 24-27, kể rằng bà Vi Ðề Hy, chánh hậu của vua Tần Bà Sa la, buồn phiền vì Thái tử bắt vua cha bỏ ngục. Bà khẩn cầu Ðức Phật cho thấy những cõi không còn buồn rầu, khổ lụy. “Lúc bấy giờ, Ðức Thế Tôn, từ tướng bạch hào phóng ra ánh sáng vàng rực rỡ soi khắp vô lượng thế giới. Những cõi nước của chư Phật mười phương, và vô lượng tịnh độ hiện bóng rõ nơi tòa quang minh, rất rõ ràng và nghiêm đẹp. Song, Ðức Phật bảo bà quan sát kỹ và chọn nơi nào ưa thích”.

Xin qúi vị lưu ý chữ hiện bóng tức là hình ảnh hiện lên, và đài quang minh tức là màn ảnh. Ðức Phật bảo bà chọn nơi ưa thích thì rõ ràng là một băng video.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

“Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng”


“Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng” (Lời Phật). 

Trong băng giảng "Hoa Sen Trong Bùn", HT Thích Thanh Từ đã nhắc lại lời của đức Thế Tôn rằng:

"Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng."

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Quan Thế Âm cũng nói, "Trong thế giới tam thiên đại thiên thế giới này có trăm ức mặt trời trời mặt trăng."

Rồi trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phổ Hiền lại dạy, "Tất cả các thế giới đó hình dạng khác nhau: Hoặc hình xoáy nước, hình xoắn ốc, hình bán nguyệt, hình trục xe, hình bảo hoa xoay tròn v.v... Thế giới có vi trần số hình dạng như vậy." 

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

“KHẮP NƠI, KHẮP XỨ, CHỖ NÀO CŨNG CÓ THỂ CÓ NHỮNG LOÀI CHÚNG SANH CƯ NGỤ”

“KHẮP NƠI, KHẮP XỨ, CHỖ NÀO CŨNG CÓ THỂ CÓ NHỮNG LOÀI CHÚNG SANH CƯ NGỤ”

Trong cuốn Lăng Kính Ðại Thừa, trang 182, cụ Nghiêm Xuân Hồng đã viết “Khoa học ngày nay cũng khám phá nhiều những Quang tuyến vũ trụ (Radiation cosmisque). Khoảng không gian bao la giữa các hành tinh, mà trước kia các khoa học gia tưởng là tuyệt đối trống rỗng, thì nay họ khám phá thấy có rất nhiều quang tuyến vũ trụ. Những quang tuyến này đạt tới những tần số ghê gớm, còn gấp bội tần số của Quang tuyến gamma, và thường xuyên oanh tạc bầu khí quyển của Trái đất, và chắc chắn tạo nên nhiều sự chuyển hóa chưa thể biết được”.

Ðiểm này chứng minh lời kinh xưa dạy rằng “khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đầy quang minh. Và cũng đều có thể có những loài chúng sanh cư ngụ”.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

ÐỨC PHẬT ÐÃ THẤY NGUYÊN TỬ VÀ NHỮNG HẠT VI PHÂN TIỀM NGUYÊN TỬ


Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học Tài
Chùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997

 Chương II 





ÐỨC PHẬT ÐÃ THẤY NGUYÊN TỬ VÀ NHỮNG HẠT VI PHÂN TIỀM NGUYÊN TỬ 

Không phải đợi đến thế kỷ 19 mới có Nguyên tử, mà Nguyên tử đã có từ thời quá xa trong quá khứ. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật gọi Nguyên tử là hạt Vi trần (Hạt bụi nhỏ). Sau đây là nhũng bài tóm lược những thuyết về Nguyên tử của Ðạo Bà La Môn (Ấn Ðộ Giáo), Kỳ Na Giáo và Phật Giáo:

Ðạo Bà La Môn, kinh Nyaỳa Vărtika, trang 223, có ghi: ‘Nguyên tử không thể thấy vì nó không được cấu tạo bằng vật thể’.