Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo không thờ trời. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo không thờ trời. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THỜ TRỜI

SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THỜ TRỜI
Tác giả : Cerf William


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG


SỰ THÀNH CÔNG  CỦA MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THỜ TRỜI 
Tác giả : Cerf William

Lời giới thiệu của người dịch: Nếu dịch thật sát nghĩa thì tựa của bài viết này phải là Sự chiến thắng hay Sự vinh quang của một tôn giáo không thờ trời. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng Phật giáo từ nguyên thủy chỉ là một lối sống nằm bên ngoài thế tục, hay nói một cách khác là vượt lên trên mọi tranh chấp, chinh phục và tranh đua. Mục đích của Phật giáo không nhắm vào sự chinh phục mà chỉ hướng vào sự giải thoát. Vì thế đối với Phật giáo thì sự chiến thắng hay vinh quang không có ý nghĩa gì cả, mà có thể đấy chỉ là một cách nói phóng đại để làm tăng thêm phần hấp dẫn mà thôi.
Bài báo khá xưa, được đăng trên một tạp chí lớn về thông tin và bình luận của Pháp là tờ L’EXPRESS, số ra ngày 30 tháng 7 năm 1998. Khi đọc lại một bài báo cũ, dĩ nhiên là chúng ta sẽ có thêm một lợi điểm mà tác giả không có, đấy là chiều sâu của thời gian. Dựa vào lợi điểm đó chúng ta có thể đánh giá xem những quan điểm nêu lên trong bài báo có vượt được thời gian hay không. Chỉ xin đơn cử một thí dụ cụ thể, tác giả cho biết là chính phủ Pháp thời bấy giờ công nhận con số Phật tử trong nước là 600 000 người, và năm vừa qua (2008) Bộ Nội vụ chính thức công nhận con số này là một triệu người. Tại sao một con số lại mang tính cách quan trọng như thế ? Bởi vì trong một thể chế dân chủ, vị trí, tiếng nói và quyền lợi của một tập thể do pháp luật bảo đảm luôn đi đôi và tương xứng với tầm vóc của tập thể ấy trong cộng đồng quốc gia. Các chi tiết và các quan điểm khác trong bài viết xin dành cho người đọc nhận định và phán xét. Dù sao thì bài báo cũng cho thấy một góc nhìn của người Tây phương về Phật giáo nói chung. Góc nhìn đó tất nhiên bị ảnh hưởng bởi văn hóa và giáo dục của họ, và cả bản tính cá nhân của từng người, vì thế không nhất thiết giống như cái nhìn của mỗi người trong chúng ta. Tìm hiểu một góc nhìn khác cũng là một cách giúp chúng ta xét lại và bổ khuyết tầm nhìn của chúng ta về một nền tín ngưỡng lâu đời của Á châu.